2.2.3 .Số lượng, chất lượng đội ngũ thực hiện chính sách xã hội
2.3. Hoạt động cụ thể thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tạ
2.3.1. Quy trình thực hiện chính sách xã hội
Việc ban hành, công bố quy trình thực hiện chính sách sẽ giúp người thực hiện chính sách dễ thực hiện, đúng quy định, thủ tục và rút ngắn thời gian hồn thiện hồ sơ. Bên cạnh đó, NKT hoặc gia đình NKT chủ động hơn trong việc làm hồ sơ xin thụ hưởng chính sách.
* Về nguyên tắc thực hiện chính sách: Chính sách xã hội được ban hành, triển khai từ Trung ương tới cơ sở thông qua hệ thống văn bản. Dựa vào văn bản quy định của Chính phủ, Thành phố Hà Nội sẽ triển khai chỉ đạo thực hiện các văn bản của Thủ tướng Chính phủ tới UBND các quận, huyện, thị xã, và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã là đơn vị thực hiện trực tiếp. UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các UBND xã, phường, thị trấn thực hiện.
- Bước 1. Tuyên truyền chính sách: Để chính sách đến với người dân, UBND xã phải thông tin đến người dân qua đài phát thanh xã, phường, thị trấn, niêm yết cơng khai quy trình thực hiện tại bộ phận một cửa UBND xã, phường, thị trấn.
Việc nắm bắt thơng tin về chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho đối tượng biết được mình được hưởng gì? Quyền lợi ra sao? Cán bộ thực hiện chính sách từ cấp xã tới cấp huyện là cầu nối đưa NKT đến hệ thống chính sách xã hội của Nhà nước. Bên cạnh đó, cịn có các cách thức tiếp cận phổ thơng mà bản thân NKT cũng có thể tìm hiểu, nắm bắt ngay tại gia đình mình và những người xung quanh.
Bảng 2.2: Các kênh thơng tin NKT biết về chính sách xã hội
STT Nắm bắt thơng tin
về chính sách xã hội qua: Số phiếu chọn
1 Báo/tạp chí 0
2 Đài tiếng nói/đài truyền hình 35
3 Internet 0
4 Niêm yết tại xã 41
5 Khác 45
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bảng đồ trên cho thấy, NKT biết đến thơng tin chính sách xã hội của Nhà nước cho chính bản thân mình qua niêm yết tại xã và nguồn thông tin khác là chủ yếu. Qua khảo sát, có 41 trường hợp biết chính sách xã hội trợ giúp cho NKT qua việc niêm yết các văn bản, chính sách tại xã; 45 trường hợp biết thơng tin chính sách qua nguồn thơng tin khác. Cụ thể: là qua cán bộ lao động thương binh xã hội cấp xã, qua hàng xóm, qua các bác bí thư chi bộ…Và có 35 trường hợp nắm được thơng tin chính sách qua đài phát thanh xã. Qua đó có thể thấy, chính sách của Nhà nước cho NKT đã len lỏi tới từng
đối tượng qua các kênh thông tin khác nhau. Qua quan sát, tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính xã Tản Lĩnh đã niêm yết công khai các văn bản quy định về chính sách trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó là NKT. Bên cạnh đó là các thủ tục cụ thể cho từng đối tượng, từng chính sách. Do đó, người thân của NKT hay chính bản thân NKT có khả năng hiểu, biết, đọc, đều nắm được thơng tin chính sách qua việc niêm yết tại xã.
“Tôi ra xã để mua BHYT, thì nhìn thấy các loại giấy tờ hỗ trợ chính sách cho NKT, Tơi mới biết mình được thuộc diện được hưởng chính sách và Tơi đã hỏi bên lao động thương binh xã hội để làm hồ sơ đấy” (NKT vận động, mức độ nặng, Nữ, 39 tuổi).
Ngoài ra, một kênh thơng tin rất hữu ích chính là cán bộ LĐTBXH xã, những người dân, làng xóm, các bác bí thư chi bộ là nguồn đưa tin khá nhanh chóng, kịp thời. Có thể NKT khơng biết đến các chính sách, bản thân người chăm sóc, ni dưỡng NKT lại khơng để ý tới, họ còn lo bữa cơm hàng ngày. Vì thế, khi được tiếp nhận thơng tin từ hàng xóm, bác bí thư…họ mới biết đến chính sách xã hội dành cho họ. Với những hộ có NKT đặc biệt nặng và đời sống kinh tế khó khăn thì cán bộ LĐTBXH xã hoàn thiện thủ tục để được hưởng chính sách thay cho họ (thậm chí ngay cả khi họ khơng biết có chính sách trợ giúp đó).
Tại địa bàn nghiên cứu, hàng tháng UBND phát thanh các văn bản quy định mới về chính sách cho các đối tượng bảo trợ xã hội, các văn bản chỉ đạo của Phịng LĐTBXH huyện về việc thực hiện các chính sách. Có thể do địa bàn nghiên cứu là xã miền núi, địa bàn rộng, nên hệ thống đài phát thanh đã không tới kịp được những hộ dân xa xơi. Thực tế cho thấy để các chính sách phát huy được hiệu quả trong cuộc sống cần phải có một đội ngũ cộng tác viên làm cơng tác tun truyền các chính sách và trợ giúp thơng tin khi NKT
nói riêng hoặc hộ gia đình nói chung cần đến chính sách. Nhìn ở bình diện khác, có vấn đề nổi lên là khả năng tiếp cận chính sách của NKT và hộ gia đình có NKT thuộc nhóm thụ hưởng cịn thấp, mang tính thụ động cao. Thế nhưng có thể khẳng định, việc thơng tin, truyền thơng, phổ biến chính sách tới người dân đã được phổ biến rộng rãi, công khai, minh bạch. Điều này làm tăng hiệu quả cho việc thực hiện chính sách xã hội.
“NKT đa phần sống trong các hộ gia đình nghèo, thu nhập thấp. Do vậy, đa phần thời gian của người thân những NKT là công việc đồng áng, họ phải làm thêm các nghề phụ như đan lát, làm vàng mã…Thời gian lao động nhiều, thu nhập thấp, họ khơng có thời gian tham gia vào các cuộc họp ở thôn hay để ý nghe loa thơn tun truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với NKT cũng như gia đình ni dưỡng NKT. Hơn nữa, có một số nhà quá xa trung tâm thôn, họ sống trên sườn núi, nên loa phát thanh của thôn không thể tới tận nhà được. Do vậy, họ không năm bắt được các thông tin về hỗ trợ NKT trong gia đình mình cũng là điều dễ hiểu và thơng cảm cho họ được” (Nam, 51 tuổi, Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách Văn xã).
- Bước 2. Dựa vào xác nhận khuyết tật của cơ sở y tế có thẩm quyền, người khuyết tật làm đơn đề nghị hưởng chính sách xã hội và xin giấy xác nhận khuyết tật.
Hồ sơ hưởng chính sách xã hội của NKT gồm có:
+Tờ khai thông tin của NKT theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;
+ Bản sao giấy xác nhận khuyết tật; + Bản sao sổ hộ khẩu;
+ Bản sao giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
+ Bản sao quyết định của cơ sở chăm sóc NKT về việc chuyển NKT về gia đình (đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội);
+ Giấy xác nhận đang mạng thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi (đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi).
Khi được hỏi về những khó khăn làm hồ sơ hưởng chính sách xã hội, có tới 69/99 người được hỏi thấy thủ tục hồ sơ rườm rà, phức tạp (chiếm 69.7%), 14 người được hỏi khơng hài lịng về thái độ của cán bộ thực hiện chính sách (chiếm 14.1%), 8 người được hỏi không tiếp cận được thông tin kịp thời (chiếm 8.1%), 8 người được hỏi gặp những khó khăn về các nguyên nhân khác như thời gian chờ hưởng chính sách lâu, làm hồ sơ khó, nhà xa mà phải đi lại nhiều lần…(chiếm 8.1%).
- Bước 3. Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội họp, xét: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn (gọi chung là Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội) tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và trình Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện xem xét, giải quyết.
Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu khơng có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình UBND cấp xã có băn bản gửi Phịng LĐTBXH cấp huyện xem xét, giải quyết. Trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo của cơng dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.
Địa bàn xã Tản Lĩnh xa trung tâm huyện, việc thường xuyên xuống UBND huyện để nộp hồ sơ xin hưởng chính sách cho các đối tượng dường như ít khi được đúng hạn. Chính vì lẽ đó cũng chính là một trong những
nguyên nhân làm cho việc thực hiện chính sách xã hội bị chậm trễ, không kịp thời.
- Bước 4. Cấp huyện tiếp nhận, thẩm định, giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã, Phịng LĐTBXH có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định hoặc có thơng báo cho UBND cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội.
- Bước 5. Ban hành quyết định hưởng chính sách xã hội: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét, ký Quyết định trợ cấp xã hội và chuyển quyết định, danh sách NKT đủ điều kiện hưởng chính sách về cấp xã để thực hiện.
Như vậy có thể thấy, quy trình và thời gian thực hiện trợ cấp xã hội của đối tượng khuyết tật theo quy định chỉ trong 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Qua khảo sát NKT được hưởng chính sách xã hội về thời gian từ khi làm hồ sơ hợp lệ đến khi nhận trợ giúp chính sách bao lâu thì có 77 NKT trả lời ít hơn 25 ngày, 14 NKT trả lời nhiều hơn 25 ngày. Những NKT có thời gian giải quyết chính sách nhiều hơn 25 ngày chủ yếu là do hồ sơ làm lại, hoàn thiện nhiều lần.
Có thể thấy rằng trình tự, thủ tục xin hưởng chính sách khá rõ ràng, công khai, minh bạch. Tuy nhiên, thời gian để thực hiện chính sách khá dài so với mong muốn cần thiết của NKT. Hơn nữa, thành phần hồ sơ quá nhiều khiến NKT gặp khơng ít khó khăn trong việc đề nghị hưởng chính sách xã hội.
Vậy những chính sách xã hội nào được thực hiện tại xã Tản Lĩnh?
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 của Hội nghị Trung ương Năm (khóa XI) về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 đã
nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển hệ thống an sinh xã hội làm công cụ cơ bản để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chính sách trợ giúp xã hội là một trong ba trụ cột chính cùng với chính sách thị trường lao động và chính sách bảo hiểm xã hội để xây dựng lên hệ thống an sinh xã hội của nước ta. Đối với trụ cột thứ ba – chính sách trợ giúp xã hội (bao gồm trợ giúp thường xuyên, trợ giúp đột xuất, giảm nghèo và dịch vụ xã hội), nhằm mục tiêu hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình hoặc cộng đồng có hồn cảnh đặc biệt khắc phục tình trạng khó khăn, ổn định cuộc sống, hỗ trợ khắc phục rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ giảm nghèo bền vững, giảm bất bình đẳng, bảo vệ người khuyết tật và các đối tượng yếu thế khác.
Theo Điều 5 của Luật Người khuyết tật, Chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật có 10 khoản chính sách cụ thể, bao hàm tồn bộ các mặt của đời sống vật chất, tinh thần cho người khuyết tật, để đảm bảo cho người khuyết tật có cuộc sống ổn định.
Đối với người khuyết tật trong giới hạn đề tài của mình, Tơi chủ yếu tập trung tìm hiểu 4 nhóm chính sách trợ giúp chính đối với người khuyết tật ở xã Tản Lĩnh. Cụ thể là:
- Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng - Chính sách trợ giúp về y tế
- Chính sách trợ giúp về giáo dục - Chính sách về học nghề, việc làm
Bảng 2.3: Số lượng NKT đúng quy định thụ hưởng chính sách tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội STT Các chính sách Số lƣợng NKT thụ hƣởng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Trợ cấp xã hội hàng tháng 91/91 100 2 Trợ giúp về Y tế 91/91 100 3 Trợ giúp về giáo dục 19/91 20.8 4 Chính sách học nghề, việc làm 22/91 24.2
Qua khảo sát, số NKT đúng quy định được thụ hưởng các chính sách là 91 người, trong đó 91/91 NKT được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (chiếm tỷ lệ 100%). Bên cạnh trợ cấp xã hội hàng tháng, có 91/91 NKT được hưởng trợ giúp về y tế (chiếm tỷ lệ 100%); 19 NKT được trợ giúp về giáo dục (chiếm tỷ lệ 20.8%); 22 NKT được hưởng thụ các chính sách về học nghề, việc làm (chiếm tỷ lệ 24.2%).