Thực hiện chính sách về học nghề, việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) (Trang 72 - 75)

2.2.3 .Số lượng, chất lượng đội ngũ thực hiện chính sách xã hội

2.3. Hoạt động cụ thể thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tạ

2.3.5. Thực hiện chính sách về học nghề, việc làm

Để có một cuộc sống bền vững thì cần có những công việc nhất định để làm ra của cải vật chất, trang trải cho cuộc sống. Để động viên, khuyến khích NKT học nghề, có rất nhiều hỗ trợ, ưu đãi như: được học nghề miễn phí, vay vốn để sản xuất kinhh doanh, hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Ngồi ra, Nhà nước cịn có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng 30% lao động là người khuyết tật bằng các chính sách, ưu đãi đặc thù của Nhà nước.

Qua kết quả khảo sát, khi được hỏi NKT có được học nghề, hỗ trợ việc làm khơng thì có 22 người được hỏi trả lời “Có”. Bởi chỉ có 22 NKT theo học các lớp học nghề do Phòng Lao động TBXH huyện, do Sở Lao động TBXH thành phố Hà Nội tổ chức trong năm 3 năm từ năm 2013-2015. Còn lại các đối tượng khác vì lý do khơng có sức khỏe, khơng có nhu cầu hay vì chưa tự tin nên họ không tham gia các lớp học nghề này. Họ vẫn quanh quẩn với những công việc cá nhân hàng ngày và hồn tồn phụ thuộc gia đình, người thân. Khi hỏi 22 NKT được những ưu đãi gì khi tham gia các lớp học nghề thì

cả 22 NKT đều được học các lớp nghề miễn phí, ngồi ra 4 NKT cịn được giới thiệu việc làm tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn xã (Công ty cổ phần Ao Vua…). Bên cạnh đó có 9 NKT được hỗ trợ vay vốn để sản xuất với các chính sách vay vốn của Nhà nước ban hành.

Như vậy, ta thấy NKT xã Tản Lĩnh trong diện hưởng chính sách họ không mặn mà trong việc học nghề, vay vốn để sản xuất kinh doanh, với rất nhiều lý do, trong đó có lý do sợ khơng có việc làm sau khi học nghề, vay vốn xong không tạo ra được sản phẩm để trả nợ…Số lượng NKT học nghề cịn q ít. Nhận thức của bản thân NKT và gia đình ni dưỡng NKT về đào tạo nghề cho NKT chưa đầy đủ, thiếu kiến thức, nhu cầu học nghề của NKT.

Có thể nói rằng, NKT trên địa bàn xã Tản Lĩnh đều tiếp cận được các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước dành cho NKT. Điều đó chứng minh hầu hết các chính sách xã hội đều đã được thực hiện trên địa bàn xã. Tuy nhiên, trong mỗi nhóm chính sách thì hiệu quả thực hiện từng nhóm chính sách đó dành NKT lại khác nhau. Về chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ BHYT thì 100% NKT theo đúng quy định, đúng đối tượng đều được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ BHYT miễn phí. Đối với chính sách trợ giúp về giáo dục và chính sách hỗ trợ việc làm và học nghề thì hiệu quả khơng cao. Điều này được lý giải với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Thứ nhất, một phần NKT hay gia đình ni dưỡng NKT chưa nhận thức được các chính sách, các quyền lợi mà bản thân mình được hưởng qua các chính sách xã hội của Nhà nước. Họ vẫn cịn tâm lý trơng chờ, ỷ lại vào cán bộ chính sách phải mang quyền lợi đến cho chính bản thân họ chứ chưa chủ động tìm hiểu các chính sách, các văn bản cũng như trách nhiệm của bản thân họ là gì trong q trình thực hiện chính sách. Thứ hai, cán bộ LĐTBXH xã phải kiêm nhiêm rất nhiều mảng công việc khác nhau dẫn đến tình trạng bỏ sót hay hiệu quả, hiệu suất cơng việc chưa cao. Thứ ba, tính

khả thi của một số chính sách chưa cao (chính sách trợ giúp giáo dục, chính sách hỗ trợ học nghề, việc làm)…Tất cả những yếu tố đó địi hỏi cần có những giải pháp đổi mới để sát thực, chính sách xã hội thực hiện được hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT

TẠI CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)