8. Khung phân tích
1.2. Lý thuyết áp dụng
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Abraham Maslow sinh ngày 1-4-1908, mất năm 8-5-1970. Ông là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ. Maslow đã xây dựng học thuyết về nhu
cầu của con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ơng nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
Theo Maslow, về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu bậc thấp và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu bậc thấp liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, mặc, nước, ngủ…Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu khơng thể thiếu hụt vì nếu con người không đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được, họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự địi hỏi cơng bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh…Các nhu cầu bậc thấp thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này.
- Nhu cầu bậc thấp: nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, khơng khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.
Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn.
Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể khơng khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu. Người khuyết tật cũng có những nhu cầu thiết yếu cơ bản này.
- Nhu cầu về an toàn, an ninh: khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là các nhu cầu này khơng cịn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, khi đó các nhu cầu về an ninh, an tồn sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ sống cịn cho riêng mình. Nhu cầu này được khẳng định thơng qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, có nhà cửa để ở...Người khuyết tật họ không đủ sức khỏe để lao động như một người bình thường, nên họ ln ln mang trong mình mong muốn được bảo vệ, được chăm sóc, được ổn định…
- Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi , tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, …Maslow nói rằng con người ln tìm cách vượt qua cảm giác cô đơn và xa lánh. Điều này liên quan đến cả tình cảm cho và nhận tình yêu, và ý thức thuộc về lẫn nhau.
Sau những nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống, nhu cầu được quan tâm, bảo vệ, chăm sóc thì đối với người khuyết tật, nhu cầu xã hội của họ khá lớn. Họ mong muốn được giao tiếp, được tiếp xúc với tất cả mọi người, được tham gia vào các cơng việc tùy theo khả năng của mình.
- Nhu cầu được tơn trọng: nhu cầu này cịn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận quý trọng chính bản
thân, danh tiếng của mình, có lịng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Người khuyết tật tuy rằng họ có những khiếm khuyết của cơ thể, nhưng họ vẫn là một cá nhân, có niềm tin, có lịng tự trọng…nên họ cần được tôn trọng, không phải là xa lánh họ, chê bai, chế giễu họ.
- Nhu cầu được thể hiện mình: Maslow mô tả nhu cầu này như sau:
“self-actualization as a person‟s need to be and do that which the person was
“born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.
Đối với người khuyết tật, dù họ khơng được hồn thiện về hình thức nhưng luôn muốn để người khác thấy được vẻ đẹp chính bên trong con người của họ, ln muốn người khác nhìn nhận sự cố gắng vươn lên, vượt qua số phận của họ.
Những nhu cầu trên là nhu cầu cần và đủ để mỗi cá nhân có thể tồn tại và phát triển trong xã hội. Với quan điểm con người sinh ra có quyền sống cịn, vì vậy Nhà Nước cần có những biện pháp hỗ trợ những cá nhân khơng có năng lực thực hiện quyền và bảo đảm nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống. Khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng thì ắt hẳn sẽ xuất hiện những nhu cầu cao hơn. Chính sách xã hội cho người khuyết tật là sự hỗ trợ, trợ giúp người khuyết tật thực hiện những nhu cầu cơ bản của con người. Vì vậy, áp dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow vào luận văn này để tìm hiểu xem những nhu cầu của NKT là gì và việc thực hiện các chính sách xã hội đã đáp ứng được những nhu cầu đó như thế nào?
1.2.2. Lý thuyết cấu trúc – chức năng
Thuyết cấu trúc chức năng đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất đinh
góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định và bền vững.
Thuyết này cho rằng một xã hội tồn tại được, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc, đối với cấu trúc xã hội các đại diện của chủ thuyết chức năng vừa nhấn mạnh tính hệ thống của nó vừa đề cao vai trị quan trọng của hệ giá trị, hệ chuẩn mực xã hội trong việc tạo dựng sự nhất trí, thống nhất, ổn định, trất tự xã hội.
Theo Lê Ngọc Hùng (2002) về phương pháp luận “ Thuyết chức năng hướng vào giải quyết các vấn đề bản chất của cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc xã hội. Đối với bất kỳ sự kiện, hiện tượng xã hội nào đều hướng vào việc phân tích các thành phần tạo nên cấu trúc của chúng, xem các thành phần đó có mối liên hệ với nhau như thế nào và đặc biệt xét quan hệ của chúng đối với nhu cầu chung của sự tồn tại và phát triển của sự kiện, hiện tượng đó. Đồng thời, chủ thuyết này địi hỏi phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của từng thành phần để biết chúng có chức năng, tác dụng gì đối với sự tồn tại một cách cân bằng, ổn định của cấu trúc xã hội”.
Chính sách xã hội là một hợp phần của an sinh xã hội được xây dựng trên cơ sở quan điểm phát triển kinh tế và phát triển hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Mỗi thành viên trong xã hội ln ln có nguy cơ bị rủi ro. Rủi ro khiến các cá nhân trong xã hội thiếu thốn trong cuộc sống, khơng có việc làm, khơng được học hành, không được quan tâm, chăm sóc. Chính sách xã hội được thực hiện, giúp cho các các nhân bị rủi ro giảm thiểu những khó khăn trong cuộc sống, khắc phục những rủi ro, bảo đảm ổn định xã hội. Trong chính sách xã hội là có rất nhiều những chính sách cụ thể khác nhau: chính sách về trợ cấp hàng tháng, chính sách y tế, giáo dục, việc làm...Mỗi một chính sách cụ thể đều có những vai trị nhất định trong cả hệ thống chính sách
xã hội. Tất cả chính sách cụ thể được thực hiện tốt và đầy đủ thì sẽ giúp cho các cá nhân gặp rủi ro giảm thiểu, ngăn ngừa tình trạng rủi ro của mình.
Tương tự như vậy, mỗi một chính quyền là một bộ phận của cả hệ thống chính quyền thực hiện chính sách xã hội cho người khuyết tật. Trong đó, có các ban lao động thương binh xã hội cấp xã/phường, phòng Lao động thương binh xã hội cấp quận/huyện, Sở Lao động thương binh xã hội cấp tỉnh/thành phố...Mỗi một cấp đều có những chức năng, nhiệm vụ để cùng thống nhất trong việc thực hiện chính sách xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế. Mỗi cấp chính quyền thực hiện tốt cơng tác thực hiện chính sách cho người khuyết tật ở cộng đồng thì hiệu quả của chính sách đến với nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội sẽ rất cao.
Áp dụng lý thuyết cấu trúc chức năng trong nghiên cứu về chính sách xã hội cho người khuyết tật ở cộng đồng chính là việc tìm hiểu chức năng, vai trị của chính sách xã hội đối với đời sống của người khuyết tật ở cộng đồng cũng như đối với sự ổn định và phát triển của toàn các hội. Đồng thời, đánh giá được thực trạng việc thực hiện chính sách xã hội của cán bộ thực hiện chính sách tới đâu, như thế nào....
1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà Nƣớc và chính sách xã hội đối với ngƣời khuyết tật tại cộng đồng
Người khuyết tật là một bộ phận của xã hội, họ có niềm tin, có mong muốn sống, học tập, làm việc và cống hiến cho xã hội nhưng người khuyết tật lại bị hạn chế về cơ hội tham gia vào quá trình phát triển. Đảng và Nhà nước, cộng đồng và xã hội cần quan tâm, giúp đỡ người khuyết tật vượt qua các khó khăn trong cuộc sống để vươn lên, dần tự lực và tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội. Việc đảm bảo cho người khuyết tật được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các quyền con người là mối quan tâm của cả nhân loại, vì mục tiêu cơng bằng xã hội và phát triển bền vững.
1.3.1. Hệ thống chính sách xã hội cho người khuyết tật ở nước ta hiện nay
An sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản thể hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hướng vào mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Để chính sách xã hội này đảm bảo tốt hơn đời sống cho người dân, góp phần tích cực vào việc ổn định, an toàn xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Trong những năm gần đây, an sinh xã hội ở Việt Nam đang được quan tâm rất nhiều từ Đảng, Nhà Nước, thể hiện bằng những chính sách xã hội cụ thể thông qua các văn bản như Luật, Nghị định…Đối với một bộ phận yếu thế của xã hội là người khuyết tật, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, ban hành nhiều chính sách xã hội dành cho những đối tượng này. Do vậy, hệ thống văn bản quy định những chính sách xã hội dành cho người khuyết tật khá phong phú.
Ngày 22/1/2007 Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về quyền người khuyết tật. Ngày 30/3/2007, Công ước quốc tế về quyền người khuyết tật bắt đầu có hiệu lực. Và Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 đã được ban hành. Đây là những dẫn chứng khẳng định sự thay đổi tích cực nhận thức và cách tiếp cận trong việc trợ giúp người khuyết tật và thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với người khuyết tật.
Các chính sách xã hội cho người khuyết tật tại cộng đồng đã được thể hiện trong tất cả các văn bản mà Đảng và Nhà nước ban hành. Hệ thống các văn bản pháp luật quy định cụ thể về đối tượng thụ hưởng chính sách, mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng, các mức cụ thể đối với từng đối tượng, thành
phần hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp, cũng như công tác kiểm tra, tổng hợp báo cáo.
- Về bảo trợ xã hội: Người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định và mai táng phí khi chết được thể hiện trong các văn bản như:
Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Về chăm sóc sức khỏe: Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp; Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; Người khuyết tật được tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Các chính sách đã được cụ thể hóa tại các văn bản như:
Luật người khuyết tật ngày 17/6/2010
Luật người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm 2009. (Trong đó có đối tượng người cao tuổi khuyết tật).
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 – sửa đổi bổ sung năm 2004. Theo đó, trẻ em tàn tật, trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV/AIDS được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc đặc biệt, được tạo điều kiện để chữa bệnh, phục hồi chức năng, được học văn hóa, được học nghề và tham gia hoạt động xã hội để hịa nhập với gia đình, cộng đồng. (Điều 39).
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012-2020.
Thơng tư số 26/2012/TT/BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014.
Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.