2.2.3 .Số lượng, chất lượng đội ngũ thực hiện chính sách xã hội
2.3. Hoạt động cụ thể thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tạ
2.3.3. Thực hiện chính sách trợ giúp về y tế:
Bên cạnh chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, các đối tượng NKT cịn được hưởng các chính sách trợ giúp về y tế. Việc chăm sóc sức khỏe đối với NKT là điều rất quan trọng. Nó giúp cho sức khỏe nói chung của NKT được tốt hơn, bệnh tình nói riêng của NKT sẽ được thun giảm hơn. Đối với NKT, có rất nhiều chính sách Nhà nước ban hành để trợ giúp về y tế cho họ như: cấp thẻ BHYT miễn phí, miễn giảm khám chữa bệnh, cấp phát thuốc định kỳ…Ngoài ra họ còn được chữa trị, phục hồi chức năng, được trang bị các dịch vụ chỉnh hình.
Việc xác định mức độ khuyết tật sẽ do hội đồng cấp xã có trách nhiệm. Thành viên hội đồng gồm: Phó Chủ tịch UBND làm Chủ tịch hội đồng, các thành viên còn lại gồm: cán bộ LĐTBXH, trạm trưởng trạm y tế, chủ tịch hội Cựu chiến binh, hội phụ nữ, bí thư đồn thanh niên…
Qua khảo sát, 100% NKT nặng và đặc biệt nặng đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đều được cấp thẻ BHYT. Đa số NKT nằm trong diện thụ hưởng chính sách khi được hỏi về việc có đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT khơng thì có 82/91 người được hỏi có trả lời đã từng đi khám chữa
bệnh (chiếm 90.1%); còn lại 9 người được hỏi có trả lời là không đi khám chữa bệnh (chiếm 9.9%). Nhìn vào con số cũng như tỷ lệ % cho thấy, bản thân NKT đa số là có sức khỏe khơng được tốt. Do vậy, khi thời tiết thay đổi thì sức khỏe của họ giảm sút và buộc họ phải đến các cơ sở y tế khám, chữa bệnh. Chỉ có một số ít là không đi khám chữa bệnh và việc NKT không đi khám thì có nhiều ngun nhân khác nhau như: cơ sở khám không đáp ứng được nhu cầu NKT hay khám bằng thẻ khiến cho tiến độ, lộ trình dùng thuốc của NKT giảm…
Khi được hỏi về địa chỉ khám chữa bệnh mà NKT lựa chọn đầu tiên thì có 72/91 người được hỏi đều trả lời là trạm y tế xã (chiếm 79.1%). Sở dĩ NKT lựa chọn trạm y tế là nơi họ đến khám khơng vì lý do là ở trạm y tế cơ sở hạ tầng đáp ứng được tốt nhu cầu khám chữa bệnh của NKT mà chủ yếu là do NKT khám ở đó sẽ gần, đỡ tốn chi phí đi lại hoặc đỡ vất vả cho người thân khi đưa NKT đi khám. Đồng thời NKT khám ở trạm y tế vì đây là cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho NKT. Trường hợp muốn vượt tuyến, chuyển tuyến thì cũng phải qua trạm xin giấy giới thiệu chuyển viện hoặc phải có sự đồng ý của trạm trưởng trạm y tế thì họ mới được khám ở các tuyến cao hơn và mới được giảm tỷ lệ viện phí ở mức cao nhất. Tuy nhiên, khi khám ở cơ sở trạm y tế thì NKT gặp khơng ít khó khăn như: phải chờ đợi lâu để khám, nhân viên y tế không mấy mặn mà với NKT, trang thiết bị cịn nghèo nàn, thơ sơ…
Tiếp đến có 9 người được hỏi lựa chọn bệnh viện tuyến huyện làm nơi khám chữa bệnh (chiếm 9.9%). Con số này cho chúng ta thấy NKT chỉ đến cơ sở này khám trong những trường hợp là họ mang trong mình những căn bệnh nặng, tuyến sơ sở không chữa trị được phải lên tuyến cao hơn. Tuy nhiên, khi tiếp cận với cơ sở khám chữa bệnh cao hơn NKT cũng gặp khá nhiều khó khăn do giao thơng khơng thuận lợi, khơng có người hướng dẫn người thân của NKT làm thủ tục vào khám chữa bệnh nên NKT gặp phải nhiều khó khăn.
Cịn lại có 1 người được hỏi lựa chọn bệnh viện tuyến tỉnh làm nơi khám chữa bệnh (chiếm 1.1%), 9 người được hỏi lựa chọn tự mua thuốc (chiếm 9.9%). Đây là những trường hợp một là bệnh quá nặng cần bệnh viện Tỉnh điều trị, hai là những bệnh nhẹ, gặp hàng ngày.
Khi NKT đi khám chữa bệnh dù ở tuyến nào thì họ đều được hưởng các chính sách về Luật BHYT mang lại như 91/91 NKT lựa chọn khám chữa bệnh các tuyến cơ sở y tế đều được miễn, giảm chi phí khám, chữa bệnh; cấp phát thuốc miễn phí; ưu tiên nội trú bệnh viện; ưu tiên thủ tục khám chữa bệnh…
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, NKT và người thân của NKT khi gặp những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chế độ khám chữa bệnh thì họ hầu hết đến gặp chính quyền địa phương và cán bộ LĐTBXH.
Như vậy, chính sách trợ giúp về y tế đã được thực hiện bao trùm, hiệu quả, khơng bỏ sót đối tượng đúng quy định.