3.2. Một số giải pháp chủ yếu
3.2.1. Nâng cao nhận thức đối với các cấp chính quyền và bản thân
người lao động về chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Vĩnh Phúc hiện nay
Đối với các cấp chính quyền
Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, phát triển công nghiệp có bước đột phá, đầu tư vào địa bàn tỉnh tăng mạnh. Đạt được những kết quả như vậy là sự nỗ lực rất lớn của Vĩnh Phúc, là sự sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tận dụng tốt cơ
hội và lợi thế phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp của chính quyền các cấp, của nhân dân. Tuy nhiên, từ một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, bước vào thời kỳ chuyển dịch cơ cấu, phát triển công nghiệp, dịch vụ thì yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực là hết sức bức thiết. Các cấp chính quyền cần nhận thức được vai trò quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, từ đó có những kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển. Có thể nói, các cấp chính quyền ở Vĩnh Phúc luôn quan tâm đến việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghị quyết 06 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về phát triển nguồn nhân lực được ban hành ngày 25/02/2008 đã chứng tỏ lãnh đạp các cấp chính quyền Vĩnh Phúc nhận thức rất rõ tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá. yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá luôn đi đôi với nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhận thức sâu sắc, đẩy đủ yếu tố con người trong phát triển là yếu tố có tính quyết định. Bởi lẽ, con người là chủ thể sáng tạo của cải vật chất và tinh thần, chủ thể của sự phát triển lịch sử. Do đó, việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần được các cấp chính quyền nhìn nhận một cách nghiêm túc, coi đó là chiến lược lâu dài gắn với phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc là phấn đấu đến năm 2015, hầu hết thanh niên từ 15- 18 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục vào trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp; trung cấp nghề; 100% học sinh tiểu học. Trên 65% lao động được qua đào tạo. 100% cán bộ quản lý, cán bộ hành chính, sự nghiệp, cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định. Phấn đấu đến 2015 đạt tỉ lệ 9 bác sỹ/1vạn dân; 1.300-1.500 cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, riêng giáo dục có 800-900 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; có đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi ở các lĩnh vực chủ yếu. Có khoảng 500-600 cán bộ quản lý, công chức có trình độ ngoại ngữ có thể làm việc trực tiếp với đối tác nước ngoài. Định hướng đến năm 2020 có sự thay đổi căn bản và toàn diện về chất
lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của quá trình đô thị hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế tri thức.
Hiện nay, những kết quả đạt được trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc đã góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhưng nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực; thiếu cán bộ quản lý giỏi; công nhân lành nghề; khả năng tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ, công chức chưa đồng bộ, số cán bộ có trình độ trên đại học còn ít. Trình độ ngoại ngữ, tin học của hầu hết cán bộ, công chức và người lao động còn hạn chế. Đạo đức, tác phong, kỷ luật của một bộ phận cán bộ quản lý, công chức và người lao động còn nhiều bất cập so với nhiệm vụ. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức có tư tưởng ngại học nâng cao trình độ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài gặo khó khăn trong việc lựa chọn cán bộ, học sinh cử đi đào tạo và lựa chọn cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng. Năng lực đào tạo nghề bậc cao của các cơ sở đào tạo nghề hạn chế, chưa có đầu tư tập trung cho các cơ sở đào tạo nghề trọng điểm…
Những tồn tại trên có nguyên nhân từ nhận thức của một số cấp uỷ chính quyền, đoàn thể về phát triển nguồn nhân lực chưa đầy đủ, công tác quản lý của nhà nước chưa theo kịp cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Để phát huy tiềm năng nguồn nhân lực rất lớn của tỉnh, các cấp, các nghành cần vào cuộc quyết liệt, kiên quyết khắc phục những yếu kém bằng giải pháp, lộ trình cụ thể; kiên trì, sáng tạo và hiệu quả. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, Vĩnh Phúc đã bổ sung một số cơ chế chính sách về phát triển giáo dục. Tỉnh cũng đã xây dựng đề án phát triển trường chuyên và hệ thống trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học, ngành học; có kế hoạch xây dựng trường nghề khu vực chất lượng cao, sắp xếp lại để đầu tư trọng điểm các trường nghề, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tỉnh đã có chính sách đẩy mạnh việc học ngoại ngữ trong các
cơ quan công sở, trong đó tập trung một số ngành, sở học trước như: Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo,… Để phát triển nguồn nhân lực đi đến thành công điều quan trọng hơn hết là phải nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vai trò của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự nghiệp phát triển cả trước mắt và lâu dài. Đặc biệt, phải gắn kết được chiến lược phát ttriển nguồn nhân lực với chiến lược phát triển kinh tế và với những bước đi thiết thực, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng thời kỳ phát triển.
Đối với bản thân người lao động
Một xã hội phát triển được là do sự phát triển của từng cá nhân trong cộng đồng xã hội đó. Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế thế gới đã mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là đối với những nước có xuất phát điểm nền kinh tế thấp như nước ta. Tuy nhiên, những thời cơ thuận lợi để phát triển đó không tự dưng biến thành của riêng ai, muốn nắm bắt được và vận dụng vào để phát triển đất nước cần có sự linh hoạt và nhạy bén của chính sách phát triển của từng nước mà trong đó sự nỗ lực vươn lên của bản thân từng người lao động là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp phát triển quốc gia.
Thực tiễn ở Vĩnh Phúc hiện nay, người lao động đang có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển. Trước tiên phải kể đến chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, cũng như của Đảng bộ Vĩnh Phúc đã mang lại nhiều điều kiện đề nguồn nhân lực của tỉnh không ngừng được nâng cao về mặt trình độ, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được tốt hơn.
Song bên cạnh đó, nhìn một cách tổng thể thì chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh chưa đồng bộ, mất cân đối về nhiều mặt. Điều đó đòi hỏi bản thân mỗi người lao động cần phải nhanh chóng khắc phục để bắt nhịp với cuộc sống hiện đại, và yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH.
Trước hết, trong đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề và nhất là đội ngũ công nhân phổ thông của tỉnh đang hoạt động trong các ngành
cầu hiện nay, mặc dù những người lao động được đào tạo nhưng trong thực tế lao động sản xuất thì chưa bắt kịp.
Đội ngũ lao động chất lượng cao cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của những tập đoàn sản xuất lớn, nhất là đối với những doanh nghiệp của Nhật Bản. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay thì năng lực hoạt động nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nghề nghiệp là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Tất nhiên, kết quả học tập để có được điều này không phản ánh được toàn diện quá trình đào tạo, bởi nó mang trong mình sự đánh giá chủ quan của nhà trường. Do đó, người ta hết sức quan tâm đến hiệu quả ngoài của quá trình đào tạo, thể hiện ở kết quả trên thị trường lao động. Điều này được thể hiện trên nhiều phương diện, nhưng chủ yếu tập trung vào vị trí làm việc, mức lương, triển vọng phát triển nghề của người lao động sau khi rời ghế nhà trường vào làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, các đơn vị dịch vụ - tức là hoạt động lao động sản xuất trên thực tế. Như vậy, bản thân người lao động không những phải phấn đấu học tập, rèn luyện trong nhà trường về lý thuyết, mà phải hết chú trọng đến khâu thực hành, nhất là khi ra làm việc thì còn phải đối mặt với những thách thức lớn từ thực tiễn lao động sản xuất. Tác phong, ý thức kỷ luật lao động là một trong những vấn đề mà người lao động còn yếu hiện nay.
Bên cạnh đó, người lao động cũng phải tích cực tìm việc làm và tạo ra việc làm cho mình bằng nhiều con đường theo đúng quy định của pháp luật, tránh tâm lí ỷ lại vào xã hội, Nhà nước.