Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 62 - 69)

2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình

2.2.1.Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú vào năm 1997, đây cũng là thời điểm nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Điều đã tạo tiền đề thuận lợi để Vĩnh Phúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của tỉnh nhà. Trong quá trình CNH, HĐH, những thành tựu mà nhân dân Vĩnh Phúc đã đạt được góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Trong đó những thành tựu trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố hết sức quan trọng cho thành công của sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc:

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH ngày 25/02/2008 tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết 06- NQ/TU về phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Nghị quyết 06 đã xác định, nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, là nhân tố quyết địng sự thành công của sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Vì thế, phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực được gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nghị quyết 06-NQ/TU năm 2008 đã nêu ra ba quan điểm rất quan trọng: Để phát triển nguồn nhân lực phải coi: “Giáo dục mầm non, phổ thông là nền tảng; coi đào tạo nghề là khâu đột phá; coi đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ đội ngũ công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là khâu quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH”.

Nghị quyết 06 là sự đúc kết từ thực tiễn phát triển của đất nước, của Vĩnh Phúc, là cơ sở cho việc ban hành và thực hiện các chính sách của địa phương, làm tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

hiện, nhận thức của các nghành, các cấp đã chuyển biến rõ rệt. Kế thừa những thành quả đạt được, tiếp tục phát triển theo định hướng mới, tạo điều kiện, cơ hội và chăm lo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên tất cả các mặt: quy mô, chất lượng giáo dục từ ngành học mầm non đến giáo dục phổ thông, chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức, đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao.

Theo Sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Phúc, sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết 06, quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp tiếp tục ổn định và phát triển, chất lượng giáo dục từ ngành học mầm non đến giáo dục phổ thông tiếp tục được nâng lên.

Hệ thống mạng lưới trường lớp từ mầm non đến phổ thông được quy hoạch hoàn chỉnh, phủ kín các vùng miền trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và có chất lượng của con em trong tỉnh. Gần 93% thanh niên từ 13-18 tuổi tốt nghiệp THCS. Kết quả và chất lượng giáo dục phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS được nâng cao. Toàn tỉnh có gần 14.500 cán bộ giáo viên và nhân viên. Hầu hết giáo viên của tỉnh đều đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên. Chất lượng học sinh giỏi văn hoá của tỉnh luôn nằm trong tốp dẫn đầu cả nước.

Trong khoảng 3 năm từ 2008-2010, Vĩnh Phúc đã chuyển đổi toàn bộ các trường mầm non, phổ thông bán công sang công lập (đi trước so với nhiều tỉnh); giáo viên mầm non được hưởng lương theo trình độ đào tạo nên yên tâm với công việc hơn. Học sinh mầm non được miễn học phí (rất ít tỉnh, thành làm được); ngân sách cho giáo dục phổ thông tăng nhanh, cơ sở vật chất nhà trường được nâng cấp theo hướng hiện đại, đất đai cho trường học được chú ý mở rộng, chính sách cho thầy giáo, học sinh giỏi hấp dẫn hơn. Ngành gáo dục cũng chú ý nhiều hơn đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới công tác quản lý; người dân quan tâm chăm lo giáo dục nhiều hơn,… Chính nhờ những nỗ lực của toàn xã hội mà chất lượng giáo dục phổ thông nói chung, học sinh giỏi nói riêng của tỉnh luôn được tăng và giữ vững ở mức cao

trong cả nước, các cháu trong độ tuổi đi học mầm non tăng nhanh, chất lượng nuôi dạy tốt.

Cùng với giáo dục mầm non, phổ thông thì hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề trong tỉnh (bao gồm cả các trường của Trung ương) đã được đầu tư và nâng cấp về cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ giáo viên, tích cực đổi mới về nội dung và phương thức đào tạo, chất lượng đào tạo ở những trường lớn đã được cải thiện đáng kể. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 3 trường cao đẳng nghề và 2 trường cao đẳng chuyên nghiệp được phép đào tạo nghề trình độ cao đẳng. Trong 2 năm học 2007-2008 và 2008-2009 số lượng sinh viên đang học tại các trường nói trên là: 3.739 sinh viên. Là thành quả bước đầu quan trọng của Vĩnh Phúc. Tuy nhiên Vĩnh Phúc nhận thức rõ phát triển nguồn nhân lực không chỉ chú trọng đến số lượng mà quan tâm đến cả chất lượng. Đội ngũ này phải thực sự có trình độ chuyên môn giỏi, đạo đức nghề nghiệp, năng lực thực tiễn, và khát khao cống hiến cho sự phát triển của tỉnh và của đất nước.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 12.500 lao động, đạt 59,5% kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu lao động 420 người. Trung tâm giới thiệu việc làm đã tổ chức tư vấn về chính sách lao động và việc làm cho 11.300 lượt người, giới thiệu việc làm cho 2.951 người, cung ứng lao động cho 2117 người, số người tìm được việc làm 1.760; tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động cho 315 người. Tổ chức được 8 phiên giao dịch việc làm, với 184 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển lao động, với chỉ tiêu tuyển dụng trên 10.000 người.

Ngoài công tác giới thiệu việc làm, Sở LĐTB&XH tỉnh Vĩnh Phúc còn phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề trong nước tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Theo đó Sở đã phối hợp với Tổng cục dạy nghề (Bộ LĐTB&XH) triển khai lớp dạy nghề thí điểm cho lao động nông thôn tại xã Trung Nguyên (huyện Yên Lạc) nhằm phát huy lợi thế sẵn có của địa phương, công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề trong tỉnh được đẩy mạnh. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề được củng cố tưng cường đầu tư xây

dựng và phát triển phù hợp với việc dạy nghề theo 3 trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề. Ngoài ra tỉnh cũng có chế độ hỗ trợ học phí nghề, và chế độ sinh hoạt cho các đối tượng là học sinh, sinh viên nghèo khi tham gia học nghề.

Thời gian qua, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo mới được trên 16000 người (đạt 57,8% kế hoạch). Trong đó dạy nghề trình độ cao đẳng gần 1600 người; dạy nghề trình độ trung cấp gần 6000 người; hệ sơ cấp 9000 người. Ngoài ra có hàng ngàn người lao động được đào tạo tại chỗ tại các doanh nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức,…

Bên cạnh đó, tỉnh cũng rất chú trọng nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức viên chức, Hội đồng nhân dân tỉnh đã có chính sách thu hút, đãi ngộ ưu đãi thoả đáng. Đội ngũ công chức cơ sở cơ bản đã đạt chuẩn đào tạo, đã đưa khoảng 50 công chức và gần 100 giáo viên đi đào tạo nâng cao ở nước ngoài; hơn 20 sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài và hơn 60 sinh viên được đào tạo ở trường Đại học Y Hà Nội bằng học bổng của tỉnh; hàng trăm cán bộ cũng được hưởng phụ cấp thoả đáng khi đi bồi dưỡng, cập nhật tri thức hoặc đào tạo trên đại học trong nước.

Theo số liệu thống kê gần đây số lao động trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 có 694,93 nghìn người (chiếm trên 63%) dân số toàn tỉnh, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm khoảng 3%/năm và có chiều hướng ngày càng tăng trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Với nguồn lao động dồi dào cùng hệ thống 53 cơ sở đào tạo, dạy nghề thì đây chính là điểm nhấn quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ và thương mại của tỉnh.

Theo kết quả điều tra đến 01/04/2009 toàn tỉnh có 18.380 người có trình độ sơ cấp nghề; 20.739 người có trình độ trung cấp nghề; 15.850 người có trình độ trung học chuyên nghiệp; 12.590 người trình độ cao đẳng và 18.746 người có trình độ đại học trở lên.

Cho đến năm 2010, Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 19 khu công nghiệp với trên 100.000 lao động. Hiện nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh khoảng 22.000 lao động mỗi năm. Đến khi hai doanh nghiệp có vốn FDI lớn là Compan và Honnhai và một số doanh nghiệp khác đi vào hạot động thì số lao động cần tuyển dự kiến sẽ là trên 30.000 người mỗi năm. Thực tế này đang tạo áp lực rất lớn về nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Vĩnh Phúc.

Trước mắt, tỉnh đang chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề cao cung cấp cho hai tập đoàn Compan và Honhai.

Để đáp ứng nhu cầu này, trong những năm qua, Sở LĐ&TBXH tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh đẩy mạnh công tác giới thiệu việc làm, tìm kiếm việc làm mới cho doanh nghiệp phù hợp với trình độ đào tạo của người lao động. Cụ thể:

Phối hợp với các doanh nghiệp, cung cấp đẩy đủ thông tin về tuyển dụng lao động, chế độ lao động, tiền lương, tiền công, đặc biệt là chế độ cho người lao động theo quy định của Luật Lao động, để người lao động biết trước khi đăng ký việc làm.

Mở phiên giao dịch việc làm vào ngày mùng 10 hàng tháng, tạo điều kiện để doanh nghiệp và người lao động có điều kiện để gặp gỡ và trao đổi. Qua đó người lao động tìm hiểu về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và hiểu biết hơn về doanh nghiệp mà họ xin vào làm việc.

Nhờ có các hoạt động này mà đến nay, về cơ bản, tỉnh đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp và 90% công nhân lao động tại các doanh nghiệp là người Vĩnh Phúc. Ngoài ra tỉnh cũng chủ trương phối hợp với các tỉnh trong khu vực để thu hút thêm lao động.

Liên quan đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đào tạo và tuyển dụng lao động theo Nghị quyết số 03/2002/NQ-HĐND về việc quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết định 2475/2002/QĐ-UB ngày 09/07/2002 quy định ưu đãi đầu tư tại địa bàn tỉnh

động chưa qua đào tạo là người Vĩnh Phúc sẽ được tỉnh hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000 đồng/người. Trường hợp doanh nghiệp tuyển dụng lao độnh đã qua đào tạo nghề ở mức cơ bản thì Doanh nghiệp được hỗ trợ 200.000 đồng/người.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH luôn được lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh quan tâm và xác định là mũi đột phá để xây dựng tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp.

Ngày 22/07/2005, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐND về dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2010.

Ngày 04/07/2007, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ- HĐND về chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2005- 2010.

Ngày 15/12/2008, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 34/2008 NQ- HĐND về quy định một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009-2010.

Đối chiếu với các quy định nói trên, người tham gia học nghề ở cả 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp và hệ sơ cấp nghề đều được hỗ trợ học phí, tuỳ theo đối tượng. Mức hỗ trợ cao nhất đến 300.000đồng/tháng. Riêng đối với người lao động thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 100% học phí và được hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại hàng tháng (bằng 50% mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ).

Hiện nay, thực hiện Quyết định 196/QĐTT-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc được UBND tỉnh giao tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, nhằm cung ứng nguồn lao động qua đào tạo cho các doanh nghiệp, với mục tiêu từ 70-

80% đối tượng học nghề được giải quyết việc làm. Mục tiêu đào tạo nghề ở cả 3 cấp đạt trên 28.000 người/năm.

Từ nay đến năm 2015, tỉnh sẽ đào tạo nghề cho trên 150.000 lao động và tập trung đào tạo đối với nhóm nghề công nghiệp, xây dựng (chiếm 60% tổng số). Về cơ cấu, trình độ cao đẳng nghề chiếm 11%, trung cấp nghề chiếm 26%, sơ cấp nghề và đào tạo dưới 3 tháng (chiếm 63%). Theo đúng mục tiêu tại Quyết định số 7/2006/QĐ-BLĐ-TB&XH ngày 02/10/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

Có thể nói, hệ thống giáo dục - đào tạo của Vĩnh Phúc đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tỉnh đã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập bậc THCS từ năm 2002, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng nhanh: năm 2005 là 28% năm 2010 là 51,2%.

Bên cạnh đó, công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ luôn được chú trọng nhằm không ngừng nâng cao thể chất của người lao động:

Về mặt chăm sóc sức khoẻ, hướng ưu tiên hàng đầu ở Vĩnh Phúc hiện nay là chăm sóc sức khoẻ trẻ em. Hiện nay mạng lưới y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và sức khoẻ sinh sản của tỉnh đã có hệ thống tổ chức tương đối hoàn thiện từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm hoàn thành tốt phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ người dân từ thành thị đến nông thôn. Thực hiện các chương trình dinh dưỡng tốt ngay tại cộng đồng, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm từ 33,4% năm 2001 và 25% năm 2005 xuống còn 15% vào năm 2010.

Nhìn chung công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người dân đã được tỉnh rất quan tâm, tầm vóc và thể lực của người lao động cũng đã được cải thiện đáng kể. Đó là một trong những yếu tố góp phần làm cho chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh không ngừng được nâng lên.

Ngoài ra thì công tác bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường sống cũng được lãnh đạo tỉnh rất quan tâm, nhất là đối với những khu vực có khu công nghiệp với mật độ dày như: khu công nghiệp Khai Quang; khu công nghiệp Bình xuyên, khu công nghiệp Phúc Yên…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 62 - 69)