Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải phù hợp với điều kiện,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 27 - 32)

1.2. Những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong

1.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải phù hợp với điều kiện,

kiện, đặc điểm về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực của đất nước

Đây là một trong những vấn đề lý luận căn bản mà bất kỳ quốc gia nào muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đều phải tuân theo. Việt Nam là một quốc gia có dân số đông, kết cấu dân số trẻ, điều đó đồng nghĩa với có nguồn nhân lực dồi dào, trong bối cảnh hiện nay nguồn nhân lực của nước ta là một nhân tố “vàng” cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào việc chúng ta đào tạo và sử dụng như thế nào để phát huy được tiềm năng to lớn của nguồn nhân lực. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải xuất phát từ điều kiện, đặc điểm về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực của nước ta để có những biệp pháp chiến lược phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đất nước.

Thứ nhất, về số luợng nguồn nhân lực nước ta:

Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, đây cũng là bản lề xây dựng chiến lược giai đoạn 2011 - 2020. Theo kết quả điều tra dân số đến hết tháng 12/2010, Việt Nam có gần 87 triệu người. Điều này phản ánh nguồn nhân lực Việt Nam đang phát triển dồi dào. Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân lực công nhân là gần 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người (chiếm khoảng 2,15% dân số); nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó khối doanh nghiệp trung ương khoảng gần 1 triệu người.

Mặc dù tỉ lệ sinh đã giảm nhiều so với nhiều năm trước đây, song với tổng số dân Việt Nam hiện có, Việt Nam vẫn là một quốc gia có dân số đông

so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới (đứng thứ 3 ở khu vực Đông - Nam Á, chỉ sau Inđônêsia và Philippin và đứng thứ 13 trong số các quốc gia có dân số đông nhất thế giới). Đây là một lợi thế to lớn về số lượng nguồn nhân lực, song nó cũng tạo ra khá nhiều sức ép về nhu cầu việc làm và những nhu cầu về an sinh xã hội cần được thỏa mãn. Việc phân bố dân cư giữa các vùng miền trong cả nước lại không đồng đều. Việc phân bố dân cư không đều và ngày càng chênh lệch số lượng dân cư tại các vùng miền trong cả nước sẽ gây khó khăn không những cho việc huy động nguồn nhân lực mà còn là vấn đề an sinh xã hội, nhất là tại các khu vực đô thị, vùng đồng bằng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, đối với Việt Nam, cái thiếu lớn nhất hiện nay chính là chất lượng người lao động. Trên thực tế, kỹ năng thực hành các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh tức là kỹ năng nghề, kỹ năng làm việc của người lao động thường được coi là thước đo có ý nghĩa quyết định chất lượng của nguồn nhân lực. Lực lượng lao động của nước ta đông, lại được bổ sung thường xuyên hàng năm, Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, thuộc loại hàng đầu khu vực. Song do sự mất cân đối trong đào tạo, tỷ lệ lao động kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh chưa tương xứng. Số lượng lao động phổ thông chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số những người thuộc độ tuổi lao động. Vì vậy việc giáo dục - đào tạo, nhằm làm gia tăng tỷ lệ người lao động có trình độ, kỹ năng nghề là việc làm cần thiết và thường xuyên, có như vậy thì vấn đề chất lượng nguồn nhân lực mới không ngừng được tăng lên.

Do đặc thù của nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển nên mặc dù trình độ của nguồn nhân lực không đồng đều nhưng số lượng đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế. Mỗi ngành kinh tế đều cần một lực lượng lao động và nhiều loại lao động khác nhau. Vẫn có những vị trí, khu vực kinh tế không đòi hỏi cao về trình độ của người lao động. Mặt khác, nền kinh tế với sức phát triển mạnh mẽ, cần phải có lực lượng lao động dự trữ, thay thế và bổ sung kịp thời cho nguồn lao động. Ở nước ta, lực lượng lao động chưa đạt

trình độ cao vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng hoàn toàn có khả năng tạo nên năng lực lao động có trình độ cao do được dần dần tiếp cận thông tin, kỹ năng, tác phong lao động hiện đại trong xu hướng cạnh tranh việc làm và thu nhập.

Xuất phát từ đặc điểm về số lượng nguồn nhân lực, vấn đề đặt ra là phải tìm những giải pháp phù hợp để phát huy hết tiềm năng của nguồn nhân lực cũng như không ngừng làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực theo hướng hiện đại, phát triển bền vững.

Để đảm bảo được quy mô dân số thì cần giữ nguyên được mức sinh và mức sinh thay thế như hiện nay, có như vậy thì mới đảm bảo được một nguồn nhân lực với số lượng hợp lý phục vụ yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Cần chú ý điều chỉnh mức sinh thay thế giữa các vùng miền dân cư. Đặc biệt cần chú trọng các giải pháp quyết liệt để hạn chế mức sinh ở các vùng nông thôn và miền núi. Bởi những nơi này trình độ dân trí còn thấp, chất lượng cuộc sống không cao nhưng mức sinh lại cao hơn so với khu vực đô thị.

Việc phân bố nguồn nhân lực, cần có kế hoạch điều chỉnh hợp lý giữa các vùng miền, thực tế tại các khu vực đô thị ở nước ta, nhất là các khu công nghiệp tập trung đang thiếu lao động trầm trọng. Trong khi đó thì tại những vùng nông thôn và miền núi thì số lao động nông nhàn lại có xu hướng tăng lên nhanh. Trong đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật cũng còn nhiều bất cập, nhiều cơ quan, xí nghiệp, công ty rất cần lao động có trình độ cao nhưng lại không tuyển được vì chất lượng lao động thấp. Vì vậy Nhà nước cần có cơ chế để luân chuyển lao động giữa các vùng một cách hợp lý nhằm tránh cho nền kinh tế bị ảnh hưởng do khủng hoảng nguồn nhân lực. Mặt khác, cần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, nhất là CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, góp phần điều chỉnh tỷ trọng nhân lực giữa các ngành kinh tế theo hướng hợp lý hơn.

Thứ hai, về chất lượng về chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta

Có thể nói, sau 30 năm đổi mới chất lượng nguồn nhân lực nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục và sự

quan tâm đặc biệt tới mục tiêu của dân trí, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm 2000 và trung học cơ sở năm 2010. Năm 2004 gần 95% lực lượng lao động biết chữ, 82,75% tốt nghiệp tiểu học trở lên, 52,28% tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với một quốc gia có tỷ lệ dân số cao ở nông thôn như nước ta, mặc dù chất lượng giáo dục còn nhiều bất cập.

Trình độ người lao động ở nước ta không ngừng được nâng lên sau đổi mới. Từ năm 1996 đến năm 2004, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong lực lượng lao động tăng lên từ 12,31% lên 22,52%. Trong đó trình độ lao động có trình độ đại học tăng nhanh. Cán bộ nghiên cứu tính trên 1 triệu dân là 274 người, cao hơn Malay sia (160), Philipines (156), Indonesia (1300) và Thái Lan (74) [40].

Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học Lao động và Xã hội Việt Nam năm 2002, bức tranh chung về chất lượng lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp như sau: lao động phổ thông chiếm 21,5%, công nhân kỹ thuật không bằng cấp chiếm 35,3%, có bằng cấp chiếm 19,6%, cao đẳng, đại học 13,6% [40]. Như vậy, lao động phổ thông, sơ cấp và công nhân kỹ thuật không bằng cấp chiếm tới gần 60%.

Căn cứ vào đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta như vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, song ở đây cần chú trọng biện pháp có tính then chốt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay là mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đối với người lao động, nâng cao mặt bằng dân trí đối với toàn xã hội.

Trong nhiều thập kỷ qua, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chăm lo đến việc “trồng người” vì lợi ích “trăm năm” của đất nước luôn được quan tâm. Những năm gần đây, trước yêu cầu phát triển nhanh nền kinh tế của đất nước theo hướng CNH, HĐH thì Đảng và Nhà nước vẫn luôn đặt niềm tin vào giải pháp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam và coi công tác giáo dục đào tạo là “quốc sách hàng đầu”. Tuy nhiên, so với yêu cầu mới trong quá trình phát

triển lực lượng sản xuất hiện nay, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay thì giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, từ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và hiệu quả giáo dục, đào tạo. Đặc biệt là công tác đào tạo nghề, giáo dục hướng nghiệp học sinh trong những năm gần đây. Để khắc phục tình trạng trên cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phải coi trọng công tác giáo dục hướng nghiệp cho người lao động ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.

Công tác giáo dục, đào tạo cần phải coi là giải pháp chiến lược lâu dài để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, đồng thời vừa có tính cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH để phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Muốn vậy cần thực hiện một số biện pháp cụ thể:

Đối với các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp cần hoàn thiện chuẩn mực quốc gia về trường lớp, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện giảng dạy, nội dung chươg trình và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong toàn hệ thống. Phân bố hợp lý các trường đào tạo, các cấp trình độ trên các vùng trong phạm vi cả nước.

Mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở ba cấp trình độ nghề và liên thông giữa các cấp trình độ, đồng thời chuyển sang đào tạo theo định hướng cầu lao động: đào tạo gắn với sử dụng và gắn với nhu cầu của sản xuất.

Đa dạng hoá các loại hình trường lớp (của Nhà nước, tư nhân, liên doanh,...).

Thực hiện quy hoạch, đầu tư tập trung vào hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành. Quan tâm xây dựng hệ thống trường dạy nghề trọng điểm quốc gia, trường cao đẳng dạy nghề, trong đó các trường đạt tiêu chuẩn khu vực.

Thực tế hiện nay, mặt bằng dân trí của nước ta còn thấp so với yêu cầu của thời đại cũng như so với nhiều quốc gia trong khu vực, là một cản trở lớn cho quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Bên cạnh đó sự nghiệp giáo dục của

nước ta còn nhiều bất cập, nhất là chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém. Chính vì vậy mà chủ trương coi giáo dục là quốc sách hàng đầu phải thực hiện được chức năng nâng cao dân trí cho nhân dân và đào tạo thế hệ những con người có khả năng làm chủ đất nước, vì lẽ đó vấn đề cần tiến hành có chất lượng cuộc cải cách giáo dục đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu.

Thứ ba, về cơ cấu nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay là một nguồn nhân lực trẻ, từ đặc điểm đó mà vấn đề nguồn nhân lực sau độ tuổi lao động chưa phải là vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ về cơ cấu độ tuổi nguồn nhân lực sẽ già đi. Cho nên ngay từ bây giờ phải đặt ra chiến lược xây dựng nguồn nhân lực thay thế, đồng thời cũng có giải pháp phù hợp về an sinh xã hội đối với bộ phận dân cư sau độ tuổi lao động ngày càng tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)