Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với xu thế hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 36 - 41)

1.2. Những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong

1.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với xu thế hội nhập

quốc tế

Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu với xu thế hội nhập quốc tế.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách tổng thể, Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch rõ:

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị mới của con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; đồng thời đề cao việc bồi dưỡng các giá trị văn hoá cho con người Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Văn kiện Đại hội X ghi rõ “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam” [11, tr.106].

Thứ hai, đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” giáo dục. Đặc biệt, điểm mới về giáo dục mà Đại hội đã nêu rõ là phải thực hiện “chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [11, tr.95].

Bởi vì thực tế những năm qua cho thấy giáo dục Việt Nam có nhiều bất cập, yếu kém, như những tiêu cực, bệnh thành tích,... trong giáo dục khá nặng nề dẫn đến những hậu quả xấu, gây bất bình trong dư luận xã hội và làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam. Do vậy cần chấn hưng nền giáo dục là nhiện vụ cấp bách phải được tiến hành, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chấn hưng dân tộc, phát triển đất nước. Đồng thời phải tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ về mô hình giáo dục:

Thay thế mô hình giáo dục khép kín trước đây bằng mô hình giáo dục mở, năng động, tạo ra một xã hội học tập, học tập suốt đời, đào tạo liên tục.

Thứ ba, cải thiện tầm vóc và chất lượng giống nòi của con người Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong các kỳ Đại hội, vấn đề này được nêu ra thành một chiến lược quốc gia, bởi vì hiện tại thể lực con người Việt Nam rất hạn chế. Đây là một cản trở rất lớn trong quá trình lao động sản xuất. Vì vậy, để từng bước khắc phục những hạn chế này, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện giống nòi, Văn kiện Đại hội X chỉ rõ “Xây dựng chiến lược quốc gia nâng cao sức khoẻ, tầm vóc người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi” [11, tr.102].

Vấn đề này được đặt ra chính là xuất phát từ yêu cầu khách quan từ yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với tính chất cạnh tranh gay gắt và cường độ lao động ngày càng cao.

Thứ tư, để “phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu nghành”, Đại hội đã chỉ rõ phải phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp để đủ sức đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức và kịp thời cung cấp đủ nguồn nhân lực được đào tạo nghề cho các khu công nghiệp, vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng do nhiều năm qua, lĩnh vực đào tạo nghề bị xem nhẹ, thậm chí bị thu hẹp lại.

Coi trọng việc đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học để đào tạo các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành cho các lĩnh vực, đồng thời nâng cao năng lực và hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ mới, vừa ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào điều kiện Việt Nam một cách phù hợp.

Tại Đại hội X, chiến lược người tài cũng rất được coi trọng và đã được cụ thể hoá thêm một bước, bởi vì chỉ khi nào xây dựng được chiến lược người tài đúng đắn, đồng thời thực hiện hoá nó trong cuộc sống thì chúng ta mới thực sự có nguồn nhân lực chất lượng cao. Khẳng định điều này, Đại hội chỉ

rõ: “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng..., dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở trong và ngoài nước, trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài” [11, tr.100].

Tóm lại, những điểm mới trong phát triển nguồn nhân lực được nêu ra tại Đại hội X của Đảng ta khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam coi “con người là vốn quý nhất”, do đó đầu tư, phát triển con người toàn diện, đặc biệt là không ngừng tăng trưởng chất lượng nguồn lực con người một cách phù hợp, chính là khâu đột phá để đưa nước ta sớm thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển và vươn lên trở thành một quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại trong tương lai không xa, nhanh chóng hội nhập và tiến kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới..

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam cũng đã được bổ sung, phát triển tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, vấn đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao là một yêu cầu bức thiết với nước ta hiện nay và đòi hỏi, bên cạnh một chiến lược dài hạn cần phải có một số giải pháp cấp bách.

Một là, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước nhà trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Trong quá trình đổi mới và bước vào sân chơi toàn cầu, so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, chúng ta không có một lợi thế nào đáng kể, trừ lợi thế nhất định về nguồn tài nguyên con người. Do đó để đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nhân tố quyết định là phải xây dựng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam. Các cấp các nghành từ trung ương đến địa phương, phải quán triệt quan điểm: phát huy tiềm năng trí tuệ con người Việt Nam, xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam

chất lượng ngày càng cao, coi đó là chìa khoá quan trọng để tiến hành thành công quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới trong lĩnh vực kinh tế theo hướng CNH, HĐH, đồng thời tích cực, chủ động hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay. Muốn vậy Nhà nước cần tiếp tục đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thực hiện đa dạng hoá các thành phần kinh tế nhằm tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động; tiếp tục điều chỉnh chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo hướng ưu tiên một số ngành đào tạo và sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao, những ngành nghề có khả năng hợp tác và trao đổi lao động quốc tế,...

Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, song hiện vẫn còn một tỷ lệ lớn lao động chưa qua đào tạo, mà phần lớn số lao động này lại sống ở nông thôn và khu vực miền núi. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực này, giải pháp cấp bách hiện nay là tiếp tục đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đồng thời tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tích cực mở mang các cơ sở đào tạo tại các khu vực nông thôn và miền núi để có thể đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ngay trong từng địa bàn của từng địa phương trong cả nước. Cùng với việc đào tạo lao động tại chỗ, Nhà nước và các địa phương cần có chính sách khuyến khích, thu hút lực lượng lao động đã qua đào tạo , nhưng chưa có việc làm ở các đô thị về làm việc ở khu vực nông thôn, miền núi.

Ba là, xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. Nội dung và cách thức triển khai chiến lược phải đảm bảo tính toàn diện, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trong đó, cần đề ra và thực hiện các mục tiêu theo chương

trình cụ thể và có thể thay đổi, điều chỉnh tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước.

Bốn là, cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hiện đại, góp phần đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực của đất nước có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được yâu cầu phát triển của đất nước theo hướng CNH, HĐH và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Việc chuẩn bị đủ lực lượng lao động có chất lượng tốt hiện nay gắn liền với quyết tâm cao và bước đi đúng đắn của công cuộc cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo, trong đó có hệ thống giáo dục đại học. Vấn đề này cũng phụ thuộc vào quyết tâm thay đổi nội dung, chương trình đào tạo, cơ chế quản lý giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo và các trường đại học, cơ chế tuyển chọn đội ngũ các bộ quản lý, giảng viên...

Để tạo được sự chuyển biến về chất lượng giáo dục đại học, trước mắt cần tập trung giải qyết một số vấn đề then chốt. Về hệ thống các cơ sở đào tạo, cần tạo ra một hệ thống các trường đại học có tính cạnh tranh và tính thực nghiệm cao. Về cơ chế quản lý, cần thay đổi theo hướng tăng thêm tính chủ động cho cấp dưới, cấp cơ sở. Cơ quan quản lý cấp trên phải kịp thời ban hành những chủ trương chính sách và thường xuyên giám sát thực hiện. Về nội dung chương trình cần chuyển mạnh từ nặng về lí thuyết sang tăng cường vận dụng thực tế và đặc biệt hướng tới phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, cho phép các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế phù hợp với luật pháp Việt Nam, cũng là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)