Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 69 - 74)

2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình

2.2.2.Những hạn chế và nguyên nhân

Những thành tựu trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quá trình CNH, HĐH của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thì vẫn còn những hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nhất định cần được khắc phục.

Những hạn chế trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh: Trong công tác giáo dục đào tạo:

Cơ sở vật chất, lớp học và trang thiết bị dạy và học còn thiếu, nhất là các trường nơi vùng sâu vùng xa. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp, trong công tác giáo dục còn nặng về bệnh thành tích, điều này đã làm cho chất lượng của ngành giáo dục tỉnh bị ảnh hưởng. Bậc THCS và bậc THPT còn thiếu giáo viên có chuyên môn sâu, đặc biệt là một số môn đặc thù như ngoại ngữ, tin học,…

Công tác dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, chưa thực sự gắn với thị trường lao động: Các cơ sở giáo dục - đào tạo nhất là các cơ sở trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của tỉnh một mặt chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng được với các ngành nghề mới của địa phương. Đội ngũ học sinh, sinh viên sau khi ra trường còn hạn chế về tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề còn chậm, kỹ thuật lao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chưa cao, khả năng tự lập nghiệp còn hạn chế, chưa thể thích ứng ngay với được với việc làm.

Thể lực của học sinh, sinh viên nhìn chung còn yếu, chưa đủ để bắt nhịp với cuộc sống lao động căng thẳng trong môi trường làm việc công nghiệp hiện đại. Hoạt động học tập trong các cơ sở giáo dục - đào tạo còn

nặng tính lý thuyết, chưa gắn với thực hành, thực tiễn, chưa quan tâm đúng mức tới người dạy, người học, người quản lý, chưa coi trọng đúng mức việc thực hiện mục đích học tập đúng đắn.

Công tác giáo dục - đào tạo trong các trường, nhất là các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chưa gắn với lao động sản xuất. Chưa thực sự chuẩn bị tốt nguồn nhân lực ở cấp trình độ đào tạo: Kỹ thuật viên trung học, công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề, công nhân bán lành nghề cho sự nghiệp CNH, HĐH. Cơ cấu đào tạo của các cơ sở giáo dục được giao đào tạo ở cấp trình độ này còn chồng chéo và chưa phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Nhiều học sinh, sinh viên được đào tạo không phù hợp với ngành, nghề mà xã hội cần. Do đó nhiều người học ra trường không có việc làm. Điều này một phần là do công tác hướng nghiệp trong các trường THCS và THPT còn chưa được chú ý đúng mức. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo cũng còn nhiều vấn đề bất cập: chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, thiếu tinh thần tự giác, thiếu tính hợp tác trong lao động, thiếu trách nhiệm với sản phẩm làm ra, không tôn trọng các quy trình kỹ thuật,…

Quy mô các trường đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề chuưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cơ cấu đào tạo ngành nghề còn bất hợp lý, mang tính tự phát chưa đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng thực sự cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

Trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ quản lý, nguồn lao động chất lượng cao:

Đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh, đa số rất hạn chế trong việc được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ và cập nhật những kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường. Trình độ ngoại ngữ, tin học yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Cơ cấu cán bộ công chức, chưa hợp lý nhất là cán bộ trẻ, nguồn cán bộ hạn chế. Một số cán bộ công chức còn biểu hiện cơ hội, dao động, hách dịch, sách nhiễu nhân dân, tham ô, tham nhũng. Tình trạng mất đoàn kết nội bộ, bè phái cục bộ làm mất lòng tin ở nhân dân, làm giảm

hiệu quả quản lý ở cơ sở. Công tác quản lý tài chính ngân sách trong nhiều cơ quan còn thiếu chặt chẽ, làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, tập thể, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật về chính sách xã hội vẫn xảy ra…

Mặt khác, chính sách đãi ngộ nhân tài vẫn chưa thực sự có hiệu quả, nhiều sinh viên ra trường không muốn về làm việc ở tỉnh, nhiều lao động không ở lại làm việc vì thu nhập không đáp ứng và không có điều kiện phát triển, thậm trí bị chèn ép, nhất là ở một số cơ quan hành chính Nhà nước. Điều này khiến cho tỉnh chưa tận dụng được một lượng không nhỏ lực lượng lao động, trong đó có lực lượng lao động chất lượng cao

Trong công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ người dân:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tuy đã được đầu tư và nâng cấp, song so với quy định của Bộ Y tế thì vẫn còn nhiều hạn chế ở tất cả các tuyến, bao gồm cả những trang thiết bị cao và cả những trang thiết bị cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.

Việc áp dụng các kỹ thuật cao trong phòng bệnh và chữa bệnh còn hạn chế ở tất cả các tuyến.

Đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu về số lượng, nhất là cán bộ có trình độ chuyên môn cao và sâu, mất cân đối về cơ cấu cán bộ, chưa có chính sách hợp lý để phân bổ nguồn nhân lực đồng đều cho các tuyến, đặc biệt là các tuyến cơ sở ở những vùng khó khăn, thiếu bác sỹ ở tuyến cơ sở.

Vẫn còn tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến tỉnh và cả tuyến huyện. Công tác xã hội hoá y tế chưa thực sự đạt hiệu quả cao trong cả lĩnh vực phòng bệnh và lĩnh vực khám chữa bệnh.

Nguồn tài chính cho y tế còn nhiều hạn chế: ngân sách đầu tư cho y tế còn hạn hẹp trong khi việc kêu gọi đầu tư từ những nguồn khác chưa đáng kể.

Tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp, dân sinh và tệ nạn xã hội ngày càng nặng nề, tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển một số bệnh.

Nguyên nhân của những yếu kém trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc có cả những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân về kinh tế và công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.

Về mặt khách quan:

Một là, trong những năm qua Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng nhìn chung vẫn là tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp. Vĩnh Phúc tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện mới tách tỉnh, trình độ phát triển và xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh thấp. Cơ sở hạ tầng đều phải bắt tay vào xây mới. Những yếu kém trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Hai là, điều kiện vật chất, trang thiết bị thiếu thốn trong lúc quy mô giáo dục - đào tạo tăng nhanh. Chi phí ngân sách Trung ương và địa phương cho học sinh, sinh viên còn thấp. Chủ trương xã hội hoá giáo dục của tỉnh chưa được cụ thể hoá trong các văn bản pháp quy, tạo hành lang pháp lý để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính của xã hội phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh.

Ba là, Vĩnh Phúc có nguồn nhân lực dồi dào, vị trí địa lí thuận lợi, thu hút được nhiều dự án đầu tư cả trong và ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, nhất là với các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi vậy, vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động đã và đang đặt ra nhiều vấn đề gay gắt mà Vĩnh Phúc phải đối mặt, trong đó chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách nhất hiện nay.

Về mặt chủ quan:

Một là, trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế, mọi mặt của đời sống xã hội cũng có sự biến động, các bảng thang giá trị xã hội, phẩm chất của người lao động cũng có nhiều biến động. Tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, lối sống thực dụng đã tác động mạnh mẽ đến động cơ học

với giáo viên có những lúc những nơi làm nảy sinh xu hướng thực dụng, quan tâm tới lợi ích cá nhân hơn lợi ích của xã hội, coi lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài.

Những chậm trễ trong việc cải cách hành chính nhà nước trong việc đổi mới cơ chế quản lí cũng là những trở ngại trong việc giải quyết những vướng mắc của ngành giáo dục - đào tạo, trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của tỉnh vì sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo nhằm đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu chiến lược của Vĩnh Phúc.

Các văn bản pháp quy về giáo dục - đào tạo chưa được ban hành đồng bộ, kịp thời. Những vấn đề lý luận phát triển giáo dục, nhất là trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong giai đoạn mới chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức để định hướng các hoạt động thực tiễn. Nhận thức của nhân dân về việc học nghề còn nhiều hạn chế, tâm lí muốn con em mình theo học các trường đại học là phổ biến, chỉ khi không đỗ đại học mới phải vào các trường nghề. Điều đó đã dẫn tới sự bất cập trong cơ cấu trình độ của nguồn nhân lực, thừa thầy thiếu thợ,…

Hai là, công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy trong các cơ quan hành chính nhà nước chưa thực sự tinh gọn. Hiệu quả quản lí và chất lượng quy hoạch cán bộ chưa cao. Việc luân chuyển cán bộ tuy được thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao. Chưa khắc phục triệt để được tâm lí cục bộ, bè phái trong sử dụng và phân bổ nguồn nhân lực.

Ba là, thu nhập GDP/đầu người của tỉnh tuy đã tăng nhanh trong những năm qua, nhưng nhìn chung còn thấp. Do đó người lao động được đào tạo ra không muốn về tỉnh làm việc. Điều này đã và đang làm cho Vĩnh Phúc luôn trong tình trạng thiếu nguồn lao động lành nghề đã qua đào tạo, nhất là lực lượng lao động chất lượng cao.

Bốn là, cơ chế tuyển dụng lao động ở Vĩnh Phúc về cơ bản vẫn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự khoa học, khách quan. Do đó cũng chưa thực sự tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động làm việc.

Trong nhiều lĩnh vực ngành nghề còn nảy sinh tiêu cực khi tuyển dụng, nhất là đối với lĩnh vực hành chính, cơ quan ban ngành thuộc nhà nước quản lí. Chính sách thu hút nhân tài về địa phương làm việc thực hiện chưa triệt để, chế độ đãi ngộ chưa kịp thời. Các chính sách tiền lương đối với một số ngành còn rất thấp, nhất là ngành giáo dục, làm ảnh hưởng đến tâm huyết nghề nghiệp. Mặt khác, cơ chế tuyển dụng lâu dài đã gây ra tâm lí ỷ lại, thụ động, thiếu sáng tạo trong công việc. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với trình độ khoa học, công nhệ hiện nay.

Năm là, đối với công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người dân: đội ngũ cán bộ, bác sỹ phân bố không đồng đều, đặc biệt những vùng sâu vùng xa và các tuyến y tế cơ sở xã luôn ở trong tình trạng thiếu bác sỹ. Vì vậy có đầu tư trang thiết bị hiện đại cũng không sử dụng được. Tình trạng suy dinh dưởng ở trẻ em vẫn ở mức cao. Thể trạng của người lao động còn chưa đáp ứng được so với yêu cầu công việc hiện nay.

Từ thực trạng đó của địa phương cho thấy, cần phải có những quan điểm và giải pháp đúng đắn, hợp lí để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tới, từng bước khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 69 - 74)