Vài nét về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 41 - 54)

2.1. Vài nét về tình hình kinh tế-xã hội và quá trình công nghiệp hoá, hiện

2.1.1.Vài nét về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Sơ lược về vị trí địa lý và truyền thống văn hiến của tỉnh Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng trung du phía Bắc, là nơi chuyển tiếp giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng, Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng cả về kinh tế, quân sự trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, nhân dân Vĩnh Phúc cùng nhân dân cả nước xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nước. truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước của nhân dân Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho phong trào có đường lối và phương pháp đấu tranh phù hợp với xu thế của thời đại, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Vĩnh Phúc trước đây là hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp thành. Đây là hai tỉnh được thành lập mới khi thực dân Pháp đến xâm lược nước ta và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương.

Sau Cách mạng Tháng 8/1945, thực hiện chủ trương của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: bãi bỏ những quy định về tên gọi cho địa giới hành chính của chế độ thực dân phong kiến, hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp thành tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 12/2/1950.

Sau khi hợp nhất vào năm 1950, Vĩnh Phúc có diện tích 1.715km2

, dân số xấp xỉ 47 vạn người, bao gồm 14 dân tộc anh, em cùng sinh sống. Từ khi hợp nhất đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính.

Năm 1955 huyện Phổ Yên của Thái Nguyên nhập vào tỉnh Vĩnh Phúc, nhung đến năm 1957 lại sát nhập trở lại tỉnh Thái Nguyên.

Tháng 6/1957 thị trấn Bạch Hạc và đến tháng 7/1977 hai thôn Mộ Chu Hạ và Lang Đài của xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường chuyển về thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ).

Tháng 6/196 1, huyện Đông Anh cùng xã Kim Chung (huyện Yên Lãng) và thôn Đoài xã Phù Lỗ (huyện Kim Anh), tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về Hà Nội.

Tháng 2/1968 hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú.

Ngày 1/1/1996, tại kỳ họp thứ X, Quốc hội khoá IX đã thông qua nghị quyết về việc chia tách một số tỉnh, trong đó có tỉnh Vĩnh Phú được chia thành tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Như vậy, sau 29 năm hợp nhất, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và đi vào hoạt động ngày 1/1/1997, diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.370,73 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 46,4% diện tích, dân số gần 1,2 triệu người, dân tộc thiểu số chiếm 2,7%. Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên khoảng 1.231km2 với 8 dơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện, 137 xã phường thị trấn, với 40 xã miền núi (sau 1/8/2008), huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc tách về Hà Nội.

Vĩnh Phúc là một tỉnh đồng bằng, là miền chuyển tiếp, cầu nối giữa các tỉnh miền núi Việt Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phía Đông và phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang. Ở vị trí cửa ngõ của Thủ Đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân Vĩnh Phúc nắm bắt nhanh nhạy thời cuộc, sớm tiếp thu, ảnh hưởng của cái mới, cái tiến bộ và cách mạng.

Với vị trí địa lý kinh tế, chính trị thuận như vậy, Vĩnh Phúc là một tỉnh có vị trí rất quan trọng cả về kinh tế và quân sự.

Nhân dân Vĩnh Phúc không chỉ anh dũng trong chống giặc ngoại xâm, qua đấu tranh qua các thời kỳ cách mạng, mà còn có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế và văn hoá. Sống ở địa bàn trung du vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng, nhân dân trong tỉnh qua bao đời nay đã cần cù cải tạo đồng ruộng, đồi nương, chế ngự thiên nhiên.

Trải qua ách đô hộ nghìn năm của phong kiến phương Bắc, và sự thống trị gần một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít, nhưng nhân dân Vĩnh Phúc vẫn giữ gìn và bảo tồn được bản sắc văn hoá dân tộc, duy trì và phát triển dòng văn học dân gian truyền thống và tạo nên các công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc có giá trị cho muôn đời sau. Những làn điệu dân ca như hát xoan, hát ghẹo, hát ví, hát ca trù, hát trống quân... biểu hiện trong các dịp hội hè, đình đám, lễ tết được nhân dân rất yêu thích đã trở thành dòng sữa tinh thần ngọt ngào nuôi dưỡng biết bao thế hệ người con Vĩnh Phúc. Kho tàng ca dao tục ngữ đa dạng, phong phú, đã phản ánh chân thực kinh nghiệm sản xuất, chế riễu thói hư tật xấu trong xã hội, thể hiện sự thông minh, sáng tạo của người dân Vĩnh Phúc. Ngoài những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mang tính thiên tạo như: núi Tam Đảo, núi Tây Thiên,... bằng bàn tay, khối óc của mình người dân đã tạo nên nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc như: Tháp Bình Sơn (Lập Thạch), đền Hai Bà Trưng (Mê Linh), đền Bắc Cung (Yên Lạc), đền Tây Thiên, Trúc Lâm Thiền Viện ( Tam Đảo),... các công trình này đều đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cần được tôn tạo và bảo vệ.

Bên cạnh đó, quê hương Vĩnh Phúc còn sinh ra nhiều danh nhân đóng góp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực: văn hoá, chính trị, quân sự, ngoại giao. Ngoài Trần Nguyên Hãn anh hùng dân tộc thế kỷ XV, được dân tộc ghi công, cả nước tôn thờ, Vĩnh Phúc còn có nhiều nho sĩ đỗ đạt cao như: Triệu Thái, Nguyễn Duy Thì, Phạm Du,... đảm đương những trọng trách quan trọng trong triều đình phong kiến độc lập.

Vĩnh Phúc còn là trung tâm sinh tồn của người Việt cổ, là nơi ra đời Nhà nước cổ của các vua Hùng. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước

và giữ nước của dân tộc, lớp lớp thế hệ người con Vĩnh Phúc đã không tiếc mồ hôi, xương máu để đấu tranh bảo vệ và dựng xây quê hương.

Những truyền thống văn hiến trên của nhân dân các dân tộc Vĩnh Phúc được kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ, góp phần tô thắm thêm truyền thống quê hương, đất nước qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là những cơ sở bền vững, là hành trang quý báu để Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc vững bước phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH, làm cho Vĩnh Phúc ngày càng giàu mạnh, đi lên cùng sự phát triển của đất nước.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội sau ngày tái lập tỉnh.

Sau ngày tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc có những điều kiện thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế xã hội.

Trước hết, việc tái lập tỉnh đáp ứng được nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, tạo ra không khí hồ hởi, phấn khởi để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Ban chấp hành Lâm thời Đảng bộ và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (5/11/1997) đề ra.

Quy mô dân số, diện tích vừa phải tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý của tỉnh được sát hơn, hiệu quả hơn. Nhân dân có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, nguồn lao động dồi dào, trình độ văn hoá khá và tương đối đồng đều.

Ngành du lịch có điều kiện và tiềm năng để phát triển nhờ lợi thế có nhiều danh lam, thắng cảnh vẫn giữ được môi trường sinh thái mà thiên nhiên ưu đãi, trong đó phải kể đến là: Vườn quốc gia Tam Đảo, Tây Thiên, Hồ Đại Lải,...

Vị trí địa lý, kinh tế thuận lợi, liền kề với Thủ Đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài và là vùng chuyển tiếp giữa vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc với các tỉnh miền núi Bắc Bộ. Trên địa bàn tỉnh có các trục đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đi các tỉnh và ra cảng biển Cái Lân. Đó là những tiềm năng lớn để Vĩnh Phúc thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển toàn diện bao gồm: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đồng thời mở rộng giao lưu

Những thành tựu của đất nước trong thời kỳ đổi mới và của tỉnh sau 13 năm tái lập là cơ sở, là động lực để nhân dân trong tỉnh thêm vững bước trên con đường đổi mới và hội nhập. Đường lối CNH, HĐH do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng cộng sản Việt Nam đề ra và được cụ thể hoá trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006) và lần thứ XI (2011) là những định hướng và tiền đề quan trọng để Đảng bộ Vĩnh Phúc hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (1997), XIII (2001), XIV (2005) và XV (2010) nhằm sớm đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh phát triển nhất cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản ấy, vĩnh Phúc cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Sau 13 năm tái lập tỉnh và tiến hành công cuộc đổi mới, Vĩnh Phúc vẫn còn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân theo đầu người thấp chỉ bằng 49% so với bình quân chung của cả nước, kinh tế hàng hoá còn chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm 51% giá trị GDP, dân số sống ở nông thôn chiếm 80% dân số toàn tỉnh, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển, ít doanh nghiệp lớn và hầu hết đang gặp khó khăn trong sản xuất và kinh doanh. Dịch vụ, du lịch kém, chậm được khai thác. Nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên còn nghèo nàn, chưa được khai thác có hiệu quả.

Do mới tách tỉnh, nên cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng còn thấp, phần lớn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Trong khi nhu cầu xây dựng lớn nhưng nguồn tài chính còn hạn hẹp. Tổ chức bộ máy nhà nước cấp tỉnh còn thiếu đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, cán bộ khoa học kỹ thuật và lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân viên nghiệp vụ giỏi còn thiếu so với yêu cầu của tình hình mới.

Mặc dù cìn nhiều khó khăn, song dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là Đảng bộ Vĩnh Phúc, sự nỗ lực và cố gắng của nhân dân trong toàn tỉnh, thời gian qua Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc

đã thu được những thành tựu quan trọng, tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Về kinh tế:

Ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản Vĩnh Phúc trong giai đoạn (2001- 2010) đã đạt được những thành tựu khá cao: Giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (2001-2010) bình quân đạt 6,0%/năm, cao hơn so với mức bình quân cả nước (3,97%) và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (2,1%). Giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá cố định năm 1994) giai đoạn (2001- 2010) tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó ngành trồng trọt tăng bình quân 2,5%/năm, chăn nuôi tăng 15,1% và thuỷ sản tăng 14,5%/năm. Tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm từ 28,94% năm 2000 xuống còn 14,9% năm 2010. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng trồng trọt (giá thực tế) đã giảm dần từ 73,8%/ năm 2000 xuống còn 45,3% năm 2010, ngành chăn nuôi tăng từ 22,8% năm 2000 lên 51,0% năm 2010, tỷ trọng ngành thuỷ sản trong cơ cấu toàn ngành tăng từ 2,7% năm 2000 lên 4,9% năm 2010.

Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Trong giai đoạn 2001- 2010 ngành công nghiệp và xây dựng phát triển rất nhanh, đặc biệt là công nghiệp đóng vai trò là nền tảng phát triển của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh, tạo vị thế mới cho công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đối với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng (giá so sánh năm 1994) năm 2010 đạt 7.410,3 tỷ đồng, tăng bình quân 20,6%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng (giá cố định năm 1994) tăng từ 5.552,2 tỷ đồng năm 2000 lên 43.817 tỷ đồng năm 2010, đạt tốc độ tăng bình quân 22,9%/năm (vượt mục tiêu kế hoạch 2006-2010 đã đề ra là 18,5-20%/năm). Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng cao do thu hút được nhiều dự án khu vực FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngời) và DDI (vốn đầu tư trong nước), các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếu đều tăng

cao, năm 2010 sản lượng một số sản phẩm chính đạt được: ô tô 34.436 chiếc, tăng 21,7%/năm, xe máy các loại 1,9 triệu chiếc, tăng 25%/năm; gạch ốp lát 39 triệu m2, tăng bình quân 51,1%/năm, quần áo các loại 45,4 triệu chiếc, tăng bình quân 47,3%/năm, gạch xây dựng 700 triệu viên, tăng bình quân 9,5%/năm,... Bên cạnh đó, nhiều dự án mới đã đi vào hoạt động làm tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được quan tâm đầu tư phát triển, gia đoạn 2006 - 2010 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 5 làng nghề (Thanh Lãng, Thị Trấn Yên Lạc. Tề Lỗ, Vĩnh Sơn và Thị trấn Lập Thạch), hỗ trợ đào tạo cho hàng ngàn lao động thuộc các ngành nghề lao động thủ công, mỹ nghệ, mây tre đan, mộc mỹ nghệ, điêu khắc đá và khảm trai... Một số làng nghề truyền thống đang được khôi phục và phát triển như: đá Hải Lựu, rèn Lý nhân, mộc Bích Chu, Thanh Lãng, đan lát Triệu Đề, gốm Hương Canh. Nhiều làng nghề mới đang được dần hình thành như: Mộc Lũng hạ - Minh Tân, ươm tơ dệt lụa, mây tre đan xuất khẩu như: Nguyệt Đức, Trung Kiên, An Tường, Bắc Bình, Liễn Sơn,...

Nhịp độ tăng trưởng cao ở tất cả các thành phần kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 23%/năm, riêng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 23,6%, trong đó công nghiệp Nhà nước tăng 8,2%, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 18,6%, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2004 đạt 12958 tỉ đồng, năm 2005 đạt 16.725,76 tỉ đồng, đến năm 2008 tăng lên 24.687,56 tỉ đồng. Phần lớn các sản phẩm công nghiệp như: ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng... đều tăng cao và vượt xa mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra. Công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong toàn tỉnh từng bước được khẳng định, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp quốc doanh Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Trong tỉnh đã bước đầu hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may,...

những sản phẩm của các nghành này đang dần chiếm ưu thế trong thị phần của thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới. Hàng loạt các khu công nghiệp tập trung được hình thành và đi vào hoạt động như: Khu công nghiệp Hợp Thịnh, Khai Quang (Vĩnh Yên), Khu công nghiệp Chấn Hưng (Vĩnh Tường), Khu công nghiệp Bình Xuyên (Bình Xuyên),...

Năm 2003 tỉnh đã quy hoạch chi tiết 24 cụm làng nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghịêp, làng nghề truyền thống. Do vậy một số làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Để thúc đẩy hai ngành kinh tế mũi nhọn là công nghịêp và dịch vụ, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch tập trung và cải tạo nâng cao các tuyến đường giao tông huyện lộ, tỉnh lộ và đường liên thôn, liên xã. Vốn đầu tư cơ bản của tỉnh tăng lên theo từng năm, năm 2003 đạt xấp xỉ 6.200 tỉ đồng, năm 2005 đạt xấp xỉ 6.312,5 tỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 41 - 54)