Những quan điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 79 - 83)

3.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xem là chiến lược ưu tiên nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở ưu tiên nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc

Trong các Văn kiện và Nghị quyết gần đây, Đảng ta xác định ưu thế lớn nhất ở Việt Nam hiện nay là nguồn lực con người, và mấu chốt để đi lên và phát triển một cách bền vững là khai thác và phát huy triệt để tiềm năng sẵn có này. Điều đó phải được thể hiện nhất quán trong các chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội ở mọi cấp mọi ngành, mọi tổ chức kinh tế - xã hội cũng như từng cá nhân người lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc. Chỉ như vậy việc khai thác, sử dụng và phát huy tiềm năng nguồn lực con người mới trở thành công việc ưu tiên hàng đầu của từng địa phương, từng ngành, từng doanh nghiệp và gia đình. Trong đó Nhà nước là người đóng vai trò khởi xướng, vạch kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV tháng 10/2010 đã xác định mục tiêu tổng quát đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước, nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân, bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh để trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.

Để thực hiện được điều đó đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của lãnh đạo và toàn thể nhân dân Vĩnh Phúc, trong đó nguồn nhân lực được coi là nhân tố hàng đầu để thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được coi là nhiệm vụ chiến lược và cũng là nhiệm vụ cấp bách để tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp trong tương lai gần. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH luôn được lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐNH, UBND tỉnh quan tâm và xác định là mũi đột phá để xây dựng tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp.

Ngày 22/07/2005, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐND về dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ờ vùng dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2010.

Ngày 04/07/2007, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ- HĐND về chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2005-2010. Ngày 15/12/2008, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 34/2008/NQ- HĐND về quy định một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009-2010.

Đặc biệt là Nghị quyết 06/NQ-TU năm 2008 về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã khẳng định chủ trương đúng đắn của tỉnh trong việc ưu tiên phát triển nguồn nhân lực.

Tiềm năng trong mỗi con người ở Vĩnh Phúc cũng như cả cộng đồng là rất lớn, nó phát triển tỷ lệ thuận với việc khai thác và sử dụng nó. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một hướng đi chiến lược đúng đắn để có thể đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Vĩnh Phúc. Chỉ có thực sự coi nguồn lực con người là nguồn vốn quý nhất, là tài nguyên lớn nhất trong tất cả các nguồn lực phát triển kinh tế và tiến hành CNH, HĐH thì chúng ta mới chú trọng đúng mức đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và biến tiềm năng thành sức mạnh nội lực để đưa Vĩnh Phúc đi lên.

3.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc là trách nhiệm của Nhà nước, các cấp, các ngành và của mọi người dân tỉnh trách nhiệm của Nhà nước, các cấp, các ngành và của mọi người dân tỉnh

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải có được sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước cùng với các cấp, các ngành và mọi người dân Vĩnh Phúc. Bởi nguồn nhân lực chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi được đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ phù hợp, tạo ra những điều kiện thuận lợi để người lao động phát triển cả về thể lực, trí tuệ và nhân cách, phát triển hài hoà cả thể chất lẫn tinh thần. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng về mọi mặt của người lao động: sức khoẻ, tri thức, tay nghề, đạo đức. Điều đó đòi hỏi mỗi cá nhân người lao động phải luôn tự ý thức nâng cao trình độ, bồi dưỡng nhân cách đạo đức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, sức khoẻ,… ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội và công việc đòi hỏi.

Xuất phát từ thực tế địa phương, tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở định hướng thực hiện kế hoạch hoá phát triển các ngành: Giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, dân số,… nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, Tỉnh đã ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách, tăng cường đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực phúc lợi xã hội, dịch vụ cơ bản để chăm lo cho con người, quản lý và sử dụng tốt tiềm năng lao động. Đặc biệt, Nhà nước, trước hết là tỉnh Vĩnh Phúc cần tạo môi trường, hành lang pháp lí và điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, mở mang ngành nghề, cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng tạo nhiều việc làm mới, đồng thời có chính sách phát triển nhanh thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ,… nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để người lao động có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó cần phát huy vai trò to lớn của các cơ quan, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi người lao động, kể cả cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh tham gia cùng với Nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội.

3.1.3. Quán triệt quan điểm nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của tỉnh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nguồn nhân lực của tỉnh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Tính đến nay, Vĩnh Phúc đã có 13 năm tiến hành CNH, HĐH (tính từ khi tách tỉnh 01/01/1997), Tỉnh đã có những bước tiến khá vững chắc, đứng trong tốp các tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển tăng tốc. Song để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, đẩy mạnh CNH, HĐH với quy mô và tốc độ nhanh hơn nữa, Vĩnh Phúc cần thực sự phải coi trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của mình. Quan điểm nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực phải được coi là tiêu chí cơ bản và chi phối các chủ trương, chính sách, cơ chế và giải pháp phát triển nguồn nhân lực của tỉnh với trình độ ngày càng cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Để phát triển và sử dụng có hiệ u quả nguồn nhân lực của tỉnh phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong những năm tới, Vĩnh Phúc cần xây dựng một hệ thống cơ chế, chính sách tiếp tục giải phóng sức sản xuất, tạo ra bầu không khí đầu tư lành mạnh trong toàn xã hội để thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng xuất lao động xã hội. Mặt khác, nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất của lực lượng lao động thông qua phát triển giáo dục - đào tạo. Điều đó có nghĩa là phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn “vốn con người” phải kết hợp được tăng trưởng việc làm với không ngừng nâng cao chất lượng việc làm, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

3.1.4. Giáo dục - đào tạo giữ vai trò quyết định trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn triển nguồn nhân lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu côn nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc

Khi nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia, thì giáo dục - đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng nguồn nhân lực, là nền tảng của chiến lược con người. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào

tạo được Đảng ta coi là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Điều đó cho thấy giáo dục - đào tạo được Đảng ta xác định là con đường cơ bản để phát triển nguồn lực con người, nguồn lực do chính chúng ta tạo nên và tăng cường để đẩy mạnh CNH, HĐH.

Cùng với việc nhận thức đúng vị trí, vai trò của giáo dục - đào tạo, việc cấp thiết hiện nay đối với Vĩnh Phúc là phải đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo ở tất cả các bậc học, đổi mới cả về nội dung, phương pháp, đến sản phẩm tạo ra có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của đẩy mạnh CNH, HĐH. Mục tiêu tổng quát mà giáo dục - đào tạo tỉnh đặt ra không chỉ là nâng cao dân trí, cũng không chỉ là dạy nghề, mà còn tạo ra một nền tảng văn hoá cần thiết cho mọi người dân trong tỉnh, phát triển trí tuệ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát tiển kinh tế - xã hội, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lí, kinh doanh. Có thể nói mục tiêu cuối cùng, cao nhất của giáo dục - đào tạo là “dạy người”. Vì vậy, khi coi giáo dục là con đường cơ bản nhất để phát triển nguồn nhân lực thì phải gắn “dạy chữ, dạy nghề với dạy người” phải trở thành tư tưởng xuyên suốt, chỉ đạo mọi hoạt động, mọi lĩnh vực liên quan tới giáo dục - đào tạo.

Những quan điểm trên đây có ý nghĩa chỉ đạo trong quá trình xây dựng hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Vĩnh Phúc hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 79 - 83)