1.2. Những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
1.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn với nhiệm vụ phát
phát triển kinh tế - xã hội
Thực tiễn lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam đã cho thấy, ở thời đại nào cũng vậy, sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước phụ thuộc chủ yếu vào việc giai cấp cầm quyền có phát huy được sức mạnh tổng hợp của con người Việt Nam hay không. Chính vì vậy, từ ngàn xưa đến nay, dân tộc ta đã rất coi trọng nguồn tiềm năng sáng tạo của toàn dân, xem đó là nguồn vốn vô giá cần phải được khơi dậy và phát huy trong quá trình phát triển. Hơn bao giờ hết, công cuộc đổi mới đất nước và CNH, HĐH hiện nay càng cần phải chăm lo, bồi dưỡng, phát triển nguồn lực con người để tạo ra sức mạnh to lớn thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện nay cả nước đang tập trung mọi nguồn lực con người để phấn đấu hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH vào năm 2020. CNH, HĐH là một công việc tất yếu phải thực hiện để trở thành nước công nghiệp, song CNH, HĐH không có một mô hình chung, mà phải do chính con người Việt Nam tìm tòi, sáng tạo trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm của các nước đi trước. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta có một nguồn nhân lực vững mạnh, sáng tạo, chất lượng không ngừng được gia tăng. Vì vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự là vấn
đề có ý nghĩa chiến lược to lớn đối với việc thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghệp CNH, HĐH đất nước.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2001 - 2010 của nước ta đã chỉ rõ: con người là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trong đó vấn đề phát triển, sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, giải quyết việc làm cho người lao động được coi là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu và là phương hướng cơ bản để tạo ra một sự phát triển vượt bậc của nguồn lực con người nước ta. Song phát triển nguồn nhân lực là một công việc mang tính xã hội, nên nó đòi hỏi không chỉ sự đóng góp của Đảng, Nhà nước, mà phải có sự đóng góp của từng địa phương, đơn vị, cũng như của từng cá nhân người lao động để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cũng như mục tiêu chiến lược lâu dài nhằm xây dựng nước ta thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.