Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải không ngừng làm gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 32 - 34)

1.2. Những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong

1.2.2.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải không ngừng làm gia

gia tăng các giá trị đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, thể chất của nguồn nhân lực

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nền kinh tế thị trường đã đem đến cho nước ta một diện mạo mới. Trong 30 năm tiến hành đổi mới, nền kinh tế của nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng mang tới vô vàn những thách thức với những yêu cầu ngày càng cao về trí tuệ cũng như tính năng động của con người, đòi hỏi nguồn nhân lực của chúng ta phải không ngừng vươn lên mới bắt kịp. Mặt khác nền kinh tế thị trường cũng đã tác động không nhỏ tới nhân cách, phẩm chất của người lao động, thậm trí là những mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang ảnh hưởng tới tâm lí, lối sống của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngoài việc chú trọng đến phát triển trí tuệ, tình độ, kỹ năng, thì không thể không tính đến yếu tố phẩm chất đạo đức. Hai yếu tố này được coi là vừa hồng vừa chuyên, người lao động sống trong một xã hội hiện đại, văn minh không thể thiếu một trong hai yếu tố đó.

Đối với nước ta, nguồn lực con người được coi là nguồn nội lực căn bản nhất để thực hiện CNH, HĐH. Giáo dục và đào tạo là khâu quyết định chăm lo cho con người, hình thành trí tuệ, kiến thức, kỹ năng, phương pháp lao động. Đối với cá nhân mỗi người, giáo dục là quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách, thế giới quan với tình cảm đạo đức,... Đối với xã hội, giáo dục là quá trình tích tụ nguồn vốn con người để chuẩn bị và cung cấp nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục phổ thông là nền tảng, là cơ sở để đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục chuyên nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cung cấp cho thị trường sức lao động, những người lao động đáp ứng với những tiêu chuẩn của sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế và CNH, HĐH. Do vậy để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư trực tiếp vào nguồn lực con người.

Có thể nói, CNH, HĐH là quá trình biến đổi mọi mặt của đời sống của con người và cộng đồng. Vì vậy công nghiệp hoá chỉ có thể tiến hành thành công trong một môi trường văn hoá phù hợp. Ngày nay văn hoá đang trở thành động lực của sự phát triển kinh tế. Văn hoá là những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của mỗi người, cộng đồng - đó là yếu tố tinh thần trong chất lượng nguồn nhân lực con người.

Mỗi một quốc gia, dân tộc có nền văn hoá mang bản sắc riêng và có một giá trị riêng độc đáo. Sự thành công của CNH và phát triển kinh tế của Nhật Bản là một điển hình về vai trò của văn hoá, truyền thống dân tộc đối với sự phát triển, sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn lực con người.

Nền văn hoá và truyền thống của dân tộc Việt Nam là tài sản thừa kế của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Là một nhân tố đặc biệt để hình thành và phát triển nguồn lực con người Việt Nam.

Quá trình hình thành và thực hiện sự bình đẳng về cơ hội phát triển của mọi người; đề cao chất lượng cuộc sống, coi trọng giữ gìn bản sắc dân tộc, gắn với phát triển văn minh của thời đại, đó chính là môi trường văn hoá lành mạnh của quá trình CNH, HĐH. Môi trường văn hoá là cơ sở để phát triển

con người cũng như nguồn lực con người đúng hướng, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đối với nguồn lực con người. Góp phần không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.

Bên cạnh đó, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề để phát huy có hiệu quả tiềm năng của con người. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH yêu cầu về lao động trí tuệ ngày càng cao. Vì vậy phải có những người lao động khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần mới đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại, họ có thể làm việc dẻo dai, có khả năng tập trung về trí tuệ cho công việc, có sức mạnh của niềm tin và ý chí để phát huy tốt nhất vai trò của nguồn lực con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tỉnh vĩnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (Trang 32 - 34)