Các nguyên tắc khi thực hiện chính sách nhân lực KH&CN theo dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 91 - 93)

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN

3.2 Các yếu tố trong chính sách nhân lực KH&CN định hƣớng theo dự

3.2.3 Các nguyên tắc khi thực hiện chính sách nhân lực KH&CN theo dự án

- Tuyển đúng ngƣời đúng việc

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi thực thi chính sách nhân lực KH&CN theo dự án. Cái ta cần là hiệu quả công việc chứ không phải bằng cấp. Do vậy các tiêu chí để chọn lựa nhân lực KH&CN phù hợp với từng dự án phải dựa trên các câu hỏi sau: Vị trí dự án cần nhân lực là gì? Yêu cầu của vị trí đó là gì? (chuyên môn, tính cách), Yêu cầu kết quả đầu ra?

- Tổ chức phân công trách nhiệm cho những nhân viên chủ chốt

Sau khi tổ chức KH&CN thành lập các ban quản lý dự án, trên cơ sở đã thống nhất kế hoạch tổng thể với tổ chức thì nhiệm vụ của ban quản lý dự án của tổ chức KH&CN là quản lý các nhân viên đã được chọn lựa tham gia dự án để đạt được các mục tiêu trong từng giai đoạn.

Việc đầu tiên mà người quản lý dự án KH&CN phải làm là phân tích các công việc chính trong từng giai đoạn và phân công trách nhiệm cụ thể cho những nhân viên chủ chốt tham gia dự án. Việc này rất quan trọng bởi không ít dự án triển khai không thành công là do vấn đề phân công trách nhiệm không rõ ràng. Những người chủ chốt này thường là các trưởng hoặc phó phòng ban chức năng (như trưởng/phó phòng quản lý nghiên cứu khoa học, trưởng/phó phòng kế hoạch, dự án...).

Kế đến là phân công 01 nhân viên thực hiện nhiệm vụ có tính chất thư ký hành chính sẽ là cầu nối liên lạc với thành viên còn lại của nhóm. Tất cả các thông tin như khi nào có buổi làm việc tiếp theo? công việc sẽ giải quyết là gì?... đều do thư

ký hành chính này liên lạc và thống nhất cùng các thành viên trong nhóm dự án KH&CN.

- Tuân thủ các quy tắc tiến hành công việc trong khuôn khổ dự án KH&CN

Trong quá trình thực hiện dự án, các thành viên trong nhóm đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định về phương thức thực hiện, tính bảo mật thông tin, cam kết về quy trình và kết quả làm việc, đặt hiệu quả dự án lên đầu, …

- Xây dựng “Nhật ký dự án KH&CN”

Đối với mỗi dự án, nên có bản nhật ký dự án để ghi lại những nội dung công việc, người thực hiện, trách nhiệm, quá trình làm việc, kết quả công việc theo từng giai đoạn. Nhờ vào nhật ký dự án KH&CN này mà người quản lý dự án có thể nắm được hết các đầu mối công việc và theo dõi quá trình làm việc cũng như hiệu quả công việc, nắm được các vướng mắc, cản trở để đánh giá tình hình, tiến hành xử lý, điều chỉnh và rút kinh nghiệm.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc họp ngắn trong nội bộ dự án KH&CN

Họp nội bộ có tác dụng rất lớn trong việc tìm ra các điểm chưa tích cực trong tinh thần và phương pháp làm việc của đội ngũ nhân viên KH&CN đang thực hiện dự án. Trong các cuộc họp nội bộ, ban dự án cần phân tích kỹ từng công việc của dự án, mức độ hoàn thành so với kế hoạch, lý do của sự chậm trễ... và từ đó đưa ra phương hướng giải quyết. Nếu không có các cuộc họp thường xuyên để kiểm điểm tính hình thì sẽ nảy sinh nhiều công việc bị chậm trễ mà ban dự án không có phương án kịp thời để khắc phục, cho đến khi phát hiện ra sự cố và có cuộc họp thì thời gian đã trôi đi và dự án đã bị kéo dài. Quan trọng hơn, cuộc họp cũng cho ban quản lý dự án thấy được mức độ liên kết trong quá trình làm việc nhóm của các thành viên. Bởi các thành viên là được tuyển theo vị trí công việc với các sở thích, tính cách, chuyên môn hoàn toàn khác biệt nhau do vậy sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên là điều vô cùng cần thiết.

- Đảm bảo sự hài hoà về 3 yếu tố: chất lƣợng công việc – thời gian (tiến độ) – tài chính

Một dự án được đánh giá là thành công khi đạt đầy đủ 3 yếu tố về chất lượng công việc, thời gian thực hiện (hạn định) và đảm bảo sử dụng trong nguồn tài chính

được cấp. Nhân lực đóng vai trò trung tâm điều tiết và đảm bảo thực hiện 3 yếu tố này.

- Có các chế tài pháp luật điều chỉnh (chế tài kỷ luật)

Bởi đây là loại hình làm việc theo dự án, do vậy kết quả công việc được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, tổ chức và nhân lực KH&CN cần phải có những cam kết nhất định về hiệu quả đầu ra và cần những chế tài xử lý khi không thực hiện đúng cam kết. Ngoài ra, quản lý dự án phải thường xuyên theo dõi nhắc nhở, thậm chí là buộc thôi việc đối với các nhân viên, không hoàn thành hợp đồng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)