Vị bằng cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 69 - 73)

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN

2.3 Hiện tƣợng lệch chuẩn trong chính sách nhân lực KH&CN

2.3.1 Vị bằng cấp

Trong những năm gần đây, ta thấy được sự gia tăng của các trường đại học, học viện, các trường mở các ngành về quản lý KH&CN, đào tạo nhân lực hoạt động trong lĩnh vực KH&CN. Tuy nhiên, một số cơ quan đã đưa ra tiêu chí: chỉ tuyển dụng, thi công chức, viên chứ với những người học hệ chính quy của những trường danh tiếng thuộc khối công lập, không nhận những người tốt nghiệp tại chức, liên thông, liên kết, hệ đào tạo từ xa, các trường công lập….Thậm chí, ngay cả trong các chính sách thu hút, đào tạo nhân lực KH&CN của các tổ chức KH&CN cũng đang

hướng đến các nhóm đối tượng có bằng cấp, học hàm, học vị. Chính vì vậy mới có trường hợp “mua bằng, chạy chức”

Hiện nay nước ta đã có trên 200 trường đại học, 215 trường cao đẳng hàng năm đào tạo, tốt nghiệp cho ra hàng chục ngàn sinh viên được nhận bằng đại học, hàng ngàn thạc sĩ, tiến sĩ. Hiện nay nước ra có trên 8.000 giáo sư, phó giáo sư, số được công nhận học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ nhiều vô kể (riêng trong năm 2013 Việt Nam có thêm 517 Giáo sư, Phó giáo sư). Ta có thể nhìn vào bảng tổng hợp các điều kiện chuẩn để xét Giáo sư, Phó Giáo sư:

BẢNG TÓM TẮT TIÊU CHUẨN XÉT CÔNG NHẬN CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ NĂM 20139

1. Tiêu chuẩn chung:

2. Tiêu chuẩn riêng:

9 Nguồn: Đại học Kinh tế (Ban hành kèm theo công văn số 479 /ĐHKT-TCNS ngày 26/3/2013

Stt Tiêu chuẩn chung

1 Có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo.

2 Trung thực, khách quan và hợp tác với đồng nghiệp trong hoạt động giáo dục, NCKH, công nghệ. 3 Có bằng TS ≥ 36 tháng; nếu < 36 tháng phải có số điểm công trình quy đổi gấp hai lần theo quy

định.

4

Có đủ số công trình khoa học quy đổi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó ≥ 50% từ các loại bài báo khoa học và ≥ 25% số công trình khoa học quy đổi được thực hiện trong 3 năm cuối

5 Đạt số phiếu tín nhiệm so với tổng số TVHĐ:

HĐCDGSCS ≥ 2/3, HĐCDGSN ≥ 3/4, HĐCDGSNN ≥ 2/3 (với điều kiện ≥ 3/4 TV dự họp). 6 Có Báo cáo khoa học tổng quan dưới dạng công trình KH tổng quan trình bày ý tưởng khoa học. 7 Sử dụng thành thạo 1 ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng

Anh.

8

Đối với những trường hợp đặc biệt, những người có đóng góp nổi chội, xuất sắc cho sự nghiệp khoa học, công nghệ của đất nước, thế giới, tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực khoa học có thể xét đặt cách các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 (tiêu chuẩn chung của chức danh GS, PGS), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định.

Stt Tiêu chuẩn riêng

Giáo sƣ Phó Giáo sƣ

9

PGS ≥ 3 năm. ≥ 6 thâm niên, 03 năm cuối liên tục làm nhiệm vụ giảng dạy ĐH trở lên đủ số giờ chuẩn. Nếu < 6 thâm niên: thì điểm công trình gấp đôi, 03 năm

cuối trực tiếp giảng dạy ĐH trở lên đủ số giờ chuẩn. Nếu có bằng TSKH hoặc TS thì phải có 1 thâm niên cuối đang giảng dạy ĐH trở lên, đủ số giờ chuẩn.

10

Chủ trì ít nhất 1 đề tài NCKH cấp Bộ hoặc đề tài cấp cao hơn đã nghiệm thu đạt yêu cầu trở lên.

Chủ trì ít nhất 2 đề tài cấp cơ sở hoặc 1 đề tài NCKH cấp bộ hoặc đề tài cấp cao hơn đã nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên.

11

HD chính ít nhất 2 NCS đã bảo vệ thành công luận án TS. (Đối với khối ngành nghệ thuật chưa đào tạo trình độ TS tiêu chuẩn này có thể được xem xét thay thế bằng công trình NC, giải thưởng lớn trong nước và nước ngoài, hướng dẫn chính sinh viên đạt giải thưởng cao).

HD ít nhất 2 HVCH đã bảo vệ thành công luận văn ThS hoặc HD chính/(phụ) 01 NCS đã bảo vệ thành công luận án TS. (Đối với ngành nghệ thuật chưa đào tạo trình độ ThS thì tiêu chuẩn này sẽ được xem xét).

12

Biên soạn sách sử dụng đào tạo từ trình độ đại học trở lên, phù hợp với chuyên ngành đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS

11

Điểm công trình khoa học quy đổi:

GV G V T G GV GVTG Tổng điểm: ≥ 12 ≥ 2 0 ≥ 6 ≥ 10 Trong đó 3 năm cuối: ≥ 3 ≥ 5 ≥ 1,5 ≥ 2,5 Bài báo KH: ≥ 6 ≥ 1 0 ≥ 3 ≥ 5 Sách phục vụ đào tạo: ≥ 3 ≥ 3 Sách Giáo trình hoặc/và chuyên khảo: ≥

1,5 ≥

1, 5 Ứng viên thuộc ngành G.dục, T.lý, K.tế, Luật, N.ngữ, Q.sự, A.ninh, Sử, K.cổ, D.tộc

Nhìn vào bảng tóm tắt tiêu chuẩn xét phong Giáo sư, Phó giáo sư ta có thể thấy rằng:

- Để được xét phong Giáo sư, Phó Giáo sư thì bắt buộc phải tham gia công tác giảng dạy

- Các tiêu chuẩn phong chức danh hiện nay không khuyến khích nhà giáo đại học hướng đến những nghiên cứu khoa học đích thực, có ý nghĩa mà thường làm những việc để dễ có “điểm” theo quy định của việc phong chức danh. Ngoài ra, các chức danh này lẽ ra chỉ dành cho người giảng dạy đại học hoặc nghiên cứu khoa học, nhưng được áp dụng ở nhiều ngành cho nhiều người vốn không có vị trí giảng dạy đại học hay nghiên cứu ở cơ quan khoa học, làm cho nhiều quan chức hành chính phải tham gia thêm các công việc giảng dạy của các trường đại học.

Ở các nước Âu Mỹ, giáo sư không phải là một học hàm hay một chức danh khoa học mà là một chức vụ giảng dạy, thường do các trường đại học tự chọn lựa và quyết định. Ở các nước Đông Âu, Liên bang Nga ..., giáo sư là một chức vụ giảng dạy tại một bộ môn nào đó do hội đồng chuyên ngành quyết định hoặc chức danh khoa học do hội đồng giáo dục và khoa học liên bang công nhận tùy theo thời gian, thành tích giảng dạy đại học, sau đại học và công trình khoa học của các giảng viên có học vị tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học và thường phải có ít nhất 1 ấn phẩm khoa học được công bố quốc tế. Việt Nam mỗi năm chỉ có trên 1.000 ấn phẩm khoa học được công bố trên tập san quốc tế. Như vậy, có khoảng 7.000 Giáo sư và Phó giáo sư hàng năm không có ấn phẩm khoa học đăng trên tập san quốc tế.

Trong mấy năm gần đây, số người được công nhận Giáo sư, Phó giáo sư ngày càng tăng lên đáng kể, trong đó các giảng viên ở các Học viện, trường Đại học chiếm số nhiều. Hiện nay, ngoài việc sinh viên tốt nghiệp Đại học có đủ điều kiện tiếp tục nghiên cứu sinh để trở thành Tiến sỹ, thì xu thế một số người làm công tác

học, Triết, X.hội học, C.trị học, Văn học, Văn hoá, Nghệ thuật, thể dục thể thao: có ít nhất 01 sách Chuyên khảo viết một mình và có 01 Giáo trình vừa chủ biên vừa tham gia viết.

lãnh đạo, quản lý ở các Bộ, ngành đang có xu thế tham gia nghiên cứu sinh để có học vị Tiến sỹ … điều này cho thấy những bước tiến của xã hội càng càng cao.

Hiện tượng này có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một số nguyên nhân như: Để được đề bạt, lên lương, kéo dài tuổi công tác, được hưởng thêm lương “kiêm chức”… Vì vậy, trong mấy năm gần đây, ở nước ta đã xảy ra một số trường hợp “đạo luận án”, “đạo ấn phẩm khoa học”; thậm chí chưa hề đứng bục giảng, nhưng vẫn “chạy” để được công nhận là giảng viên kiêm chức; cử nhân ngành này nhưng lại học cao học, nghiên cứu sinh ngành khác; có bằng ngoại ngữ, tin học trình độ cao nhưng không biết sử dụng ngoại ngữ vfa máy tính…

Tình trạng vị bằng cấp này cũng dẫn đến hiện tượng mà trên các bài nghiên cứu đã gọi là “tị nạn giáo dục”. Đó là khi những người làm khoa học ở Việt Nam, kể cả các nhà khoa học làm quản lý, đều tìm cách ra nước ngoài học hoặc cho con em ra nước ngoài học, thậm chí từ cấp phổ thông để giành được tấm bằng từ các trường nước ngoài cho dù không cần biết chất lượng trường ra sao.

Như vậy, bằng cấp trở thành mục đích của các nhà khoa học trẻ trong tương lai, các cơ quan, tổ chức KH&CN đều tuyển dụng dựa trên bằng cấp mà không cần biết năng lực thực sự và chất lượng công việc của các nhà khoa học mà họ tuyển vào như thế nào. Thậm chí hiện tượng mua bằng, sao chép luận án, thuê viết luận án, …. đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức khoa học nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)