CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN
3.2 Các yếu tố trong chính sách nhân lực KH&CN định hƣớng theo dự
3.2.1 Triết lý chính sách nhân lực KH&CN theo dự án
Triết lý chính sách nhân lực KH&CN theo dự án: việc cần ngƣời/đúng ngƣời đúng việc/thị trƣờng kéo/nhu cầu kéo. Điều này đòi hỏi sự tương thích giữa trình
độ nhân lực KH&CN với nội dung dự án. Các dự án đều bắt đầu và kết thúc trong khoảng thời gian nhất định và mỗi dự án lại có những đặc thù công việc và chuyên môn khác nhau. Do vậy không phải theo triết lý nhân lực KH&CN xưa cũ là “Chỉ cần là nhân lực KH&CN, không quan tâm đến họ làm được những gì” đã trở thành một rào cản không cho KH&CN phát triển trong nền kinh tế thị trường. Triết lý đó đã làm xảy ra một hệ luỵ là vị bằng cấp, khiến nhân lực KH&CN thừa về số lượng, thiếu về chất lượng mà kết quả lại không cao. Từ triết lý này, ta thấy được những lợi ích:
Một là, Triết lý của chính sách nhân lực KH&CN theo dự án là việc cần người/đúng người đúng việc đã xoá bỏ tính hành chính trong các hoạt động KH&CN mà đặc biệt là về quản lý nhân lực KH&CN. Nhân lực tham gia hoạt động KH&CN không còn bị đặt nặng tính hành chính, phải đạt được thành tích này, kết quả kia trong đánh giá của tổ chức nữa mà trên hết là được đánh giá dựa trên năng lực bản thân khi tham gia các dự án.
Hai là, triết lý nhân lực KH&CN này đem đến sự cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển trong chính môi trường KH&CN. Nếu như trước kia, khi đã có bằng cấp trong tay, khi đã vào biên chế thì họ có thể ung dung làm các công việc được giao và luôn luôn cố gắng để thành tích, hiệu quả công việc ở mức trung bình để không bị trừ điểm thi đua thì nay họ phải nỗ lực bằng chính khả năng bản thân để có thể đạt được mục tiêu mình muốn.
Ba là, tổ chức KH&CN có thể chủ động, linh hoạt trong việc quản lý nguồn nhân lực KH&CN trong chính tổ chức của mình
Bốn là, cả tổ chức và người lao động đều đạt được sự thoả mãn nhất định. Xuất phát nhu cầu của tổ chức là hiệu quả công việc, còn nhu cầu của nhân lực KH&CN là những mục tiêu cá nhân (lương, thưởng, uy tín, sự đánh giá, lòng đam mê khoa học, sự cống hiến…). Chính triết lý của chính sách đã trở thành cầu nối cho 2 loại hình nhu cầu này.