Vị thành tích và vị hƣ danh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 73 - 75)

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN

2.3 Hiện tƣợng lệch chuẩn trong chính sách nhân lực KH&CN

2.3.2 Vị thành tích và vị hƣ danh

Số người được đào tạo để hoạt động KH&CN tuy rất đông với nhiều bằng cấp, nhưng phần lớn không thật sự hoạt động KH&CN, mà chỉ đang hoạt động với danh nghĩa làm KH&CN. Tuy số lượng nhân lực KH&CN của ta được đào tạo nhiều, nhưng hầu hết chỉ ở mức vừa xong giai đoạn học việc (như có bằng tiến sĩ mới là xong giai đoạn học để thành người làm nghiên cứu), thường không được rèn luyện thêm trong môi trường KH&CN phát triển để thành nhà khoa học trưởng thành.

Các nhà khoa học Việt Nam chưa có được môi trường KH&CN thích hợp để có thể làm việc và sáng tạo. Môi trường này gồm ba yếu tố cơ bản: điều kiện làm việc đủ tốt, lương đủ sống để tập trung cho công việc, các chính sách hợp lý có tác dụng kích thích tinh thần sáng tạo, dấn thân vì khoa học. Điều kiện làm việc ở phần

lớn các đại học và các viện nghiên cứu của Việt Nam nói chung còn thiếu thốn, chưa đủ để tiến hành nhiều đề tài quan trọng và tiên tiến trong khoa học. Một số nơi có trang thiết bị tốt, lại không giải quyết được vấn đề tiền lương. Tiền lương của người làm khoa học thấp vừa ảnh hưởng đến nội dung, chất lượng nghiên cứu vừa gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực, người có năng lực nghiên cứu cũng không chuyên tâm với nghề mà phải xoay xở tìm thêm thu nhập ngoài lương.

Nhiều chính sách và cách quản lý đề tài KH&CN chưa hợp lý cũng góp phần làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của nghiên cứu. Thí dụ tiêu biểu như cách tổ chức đề tài khoa học còn nặng tính xin-cho, làm nhiều người làm nghiên cứu mất nhiều thì giờ chạy dự án; việc tuyển chọn và nghiệm thu đề tài thiếu nghiêm túc nên rất nhiều đề tài không có ý nghĩa và giá trị khoa học. Những quy định, tiêu chuẩn hiện nay về việc phong các chức danh giáo sư, phó giáo sư không khuyến khích các nhà khoa học hướng đến những nghiên cứu quan trọng và thách thức, có giá trị khoa học cao hoặc cần cho sự phát triển, mà dễ hướng đến những nghiên cứu dễ làm, những nơi dễ công bố để có đủ “điểm” thỏa mãn các tiêu chuẩn phong chức danh, vốn không có ở bất kỳ nước nào khác.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

1) Trong chương 2, bằng việc phân tích thực trạng nhân lực KH&CN của Việt Nam thông qua số lượng và chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tác giả thấy rõ được sự yếu kém về chất lượng nhân lực KH&CN của Việt Nam. Các chính sách đào tạo, phát triển và thu hút nhân lực KH&CN của Việt Nam cũng có nhiều vướng mắc và chưa có hiệu quả bởi các chính sách mới chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, chưa có phương tiện và cách thức phù hợp. Các tổ chức KH&CN chưa biết phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm và kết quả đạt được là không cao.

2) Các hiện tượng vị bằng cấp, vị hư danh và vị thành tích trở thành những “tệ nạn phổ biến” trong cộng đồng KH&CN Việt Nam.

3) Bằng các phân tích thực trạng nhân lực KH&CN và chính sách nhân lực KH&CN, tác giả muốn đưa ra định hướng mới để phát triển nhân lực KH&CN của Việt Nam phù hợp với môi trường kinh tế - xã hội hiện nay đó là chính sách nhân lực KH&CN theo định hướng dự án.

CHƢƠNG 3. CHÍNH SÁCH ĐỊNH HƢỚNG THEO DỰ ÁN TRONG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)