Những nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 82)

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN

3.2.1 Những nhân tố bên ngoài

Xu thế toàn cầu hóa - Toàn cầu hóa về kinh tế

Trục cốt lõi của xu thế toàn cầu hóa hiện nay là toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính... Nền sản xuất trên thế giới ngày càng mang tính toàn cầu với sự phân công lao động quốc tế hiện đại, tính tuỳ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng lên.

Tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính ngày càng mở rộng với tốc độ phát triển cao, tạo ra sự liên kết thị trường thế giới thành một hệ thống hữu cơ. Thế giới sẽ tiến tới một dạng thị trường thống nhất một cách tương đối và tính độc lập kinh tế của mỗi quốc gia sẽ chỉ mang tính tương đối.

- Xã hội thông tin toàn cầu hướng tới nền kinh tế tri thức

Ngày nay, trên nền của những tiến bộ thực sự có ý nghĩa về công nghệ thông tin và phát triển cơ cấu thông tin quốc gia, loài người đang tiến tới ngưỡng cửa của xã hội thông tin toàn cầu. Đặc điểm nổi bật của xã hội thông tin là sự phát triển không dựa chủ yếu vào các nguồn dự trữ tự nhiên như trong xã hội công nghiệp mà chủ yếu dựa vào nguồn tri thức về KH&CN, tức các nguồn nhân lực tri thức có khả năng tái tạo, tự sản sinh và không bao giờ cạn.

Xã hội thông tin toàn cầu và sự phát triển của nền kinh tế tri thức mở ra cho các nước đang phát triển những cơ hội tiếp cận và tiếp nhận những thành quả của tiến bộ KH&CN để xây dựng những ngành nghề mới có hàm lượng kỹ thuật và tri thức cao, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức về đào tạo nguồn nhân lực trình độ, tay nghề cao và vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin. Nhiều thay đổi đang diễn ra, từ khái niệm đến phương châm hoạt động, từ phương thức tư duy, ra quyết định đến phương thức học tập. Trong khi đó, thời gian vật chất của con người lại giới hạn. Mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển, phải học tập thường xuyên

thích nghi cao độ với những biến động. Vì vậy, xã hội thông tin mới phải hướng tới học tập thường xuyên, trong đó nền giáo dục phải là một hệ thống mở, đa dạng, linh hoạt, hiện đại.

Xu thế hướng tới xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức sẽ làm đổi thay sâu sắc diện mạo xã hội: làm thay đổi phương thức làm việc, học tập và giải trí của con người; làm thay đổi mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước; làm thay đổi các phương thức thương mại quốc tế cũng như các phương tiện sản xuất trong nền kinh tế; và về lâu dài sẽ làm thay đổi căn bản các đặc tính văn hoá - giáo dục đã hình thành qua nhiều thế kỷ.

- Giao lưu văn hóa toàn cầu

Những thành tựu của công nghệ thông tin đang làm thay đổi mọi phương thức làm việc, học tập và giải trí của chúng ta; làm thay đổi mối quan hệ giữa cá

nhân và nhà nước; làm thay đổi các phương thức thương mại quốc tế cũng như các phương tiện sản xuất trong nền kinh tế và về lâu dài nó sẽ làm thay đổi các đặc tính văn hoá - giáo dục đã hình thành qua nhiều thế kỷ.

Đặc điểm nổi bật của thời đại hôi nhập và giao lưu văn hóa là sự phát triển không dựa chủ yếu vào các nguồn dự trữ tự nhiên (như trong thời đại công nghiệp) mà chủ yếu dựa vào nguồn tri thức về KH&CN và sức sống của các nền văn hóa.

Xu thế toàn cầu hóa, tốc độ đổi mới và lượng tri thức tăng nhanh đã trở thành nhân tố buộc các nền giáo dục mang tính truyền thống, khép kín phải dần trở thành

hệ thống mang tính mở, đa dạng, linh hoạt và mang tính hiện đại trên cơ sở của nền văn hóa đương đại. Đây chính là một nét đặc trưng mới về giao lưu văn hóa.

Truyền thống và bản sắc văn hoá không phải là một thực thể bất biến mà tiến hoá năng động trong môi trường sống và trong sự tương tác với các nền văn hoá khác. Phát triển bản sắc văn hoá dân tộc có nghĩa là giữ gìn và tăng cường những giá trị thúc đẩy sự phát triển và hạn chế (hoặc loại bỏ) những yếu tố cản trở sự phát triển của mỗi dân tộc.

Xu thế phát triển bền vững

- Ổn định tỷ lệ phát triển dân số

Tỷ lệ phát triển dân số thế giới là một trong những vấn đề mà toàn thể nhân loại cùng phải quan tâm trong quá trình phát triển. Sự bùng nổ dân số kéo theo những hậu quả nghiêm trọng: đó là sự nghèo đói, lạc hậu và môi trường bị hủy hoại. Vì vậy, ổn định tỷ lệ phát triển dân số hợp lý là một xu thế tất yếu mà các nước trên thế giới phải hướng tới nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

- Phát triển bền vững với định hướng cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường

Đứng trước những nguy cơ của suy thoái môi trường, cộng đồng quốc tế cũng như mỗi quốc gia đều nhận thức được sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sinh thái như là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Yếu tố môi trường được cân nhắc trong các dự án phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia.

Đảm bảo tính đa dạng cho phát triển là một nội dung quan trọng của vấn đề phát triển bền vững nói chung trên phạm vi toàn cầu, vì lợi ích của nó không chỉ dành riêng cho bộ phận cục bộ, mà là lợi ích cho toàn cục, toàn nhân loại. Điểm cơ bản của phát triển đa dạng đó là sự hài hòa cần thiết trong đa dạng nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh hướng tới môi trường sống bền vững.

Xu thế trong phát triển KH&CN

- Xu thế đổi mới với tốc độ rất nhanh

Xu thế đổi mới với tốc độ vô cùng nhanh trong KH&CN về thực chất, được hình thành do sự tác động của các nhân tố cơ bản sau: những thành tựu to lớn của KH&CN; sự phát triển đa dạng và thay đổi nhanh chóng các nhu cầu tiêu dùng; cạnh tranh khốc liệt diễn ra trên nền tảng của nền kinh tế mở toàn cầu...

- Xu thế xuất hiện những khả năng tạo đột biến

Những thành tựu KH&CN hiện đại đã giúp nâng cao khả năng tư duy vượt khỏi giới hạn sinh học của con người và tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế và cuộc sống xã hội. Đó là những tiền đề phát triển hoàn toàn mới, phi truyền thống, làm cơ sở cho sự hình thành xu thế xuất hiện những khả năng KH&CN tạo đột biến trong phát triển kinh tế và xã hội.

- Độ tích hợp cao tạo động lực tổng hợp, KH&CN đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Độ tích hợp ngày càng cao trong hoạt động giáo dục - đào tạo, nghiên cứu KH&CN với tốc độ đổi mới nhanh lại càng dẫn đến nhiều khả năng lớn cho xuất hiện những đột biến trong thành tựu KH&CN. Điều này có nghĩa là tiềm lực KH&CN ngày càng trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp của xã hội, là động lực cho phát triển kinh tế và xã hội. Đây sẽ là xu thế rất rõ nét, đặc biệt là trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Trong thời đại cách mạng KH&CN hiện nay, sự gắn bó mật thiết giữa KH&CN có ý nghĩa cốt tử đối với sự phát triển kinh tế của mọi nước trên thế giới. Các nước phát triển đều ý thức rằng đầu tư vào KH&CN là đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhất và dành ưu tiên phát triển KH&CN, cũng như nâng cao hiêu quả của khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế và xã hội.

3.2.2 Những nhân tố trong nước

- Thuận lợi

- Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm đến lĩnh vực KH&CN, luôn xác định được vị trí vai trò của KH&CN trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Sự quan tâm này ngày càng được thể chế hóa hóa qua các chính sách đổi mới từ đổi mới đầu tư tài chính đến đổi mới cơ chế trong đào tạo, đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, đổi mới cơ chế hoạt động các tổ chức KH&CN với nhằm giải phóng các tiềm năng, tiềm lực KH&CN của đất nước, tạo sức mạnh mới đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới nền kinh tế, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Các cơ sở đào tạo, các tổ chức KH&CN ngày càng ý thức được vị trí, tầm quan trọng của nhân tố con người trong chiến lược phát triển của tổ chức, đơn vị nói riêng và toàn bộ nền KH&CN nước nhà nói chung. Các trường đại học, học viện đang triển khai mạnh phong trào cải cách giáo dục, cải cách phương thức và nội dung đào tạo theo xu thế quốc tế hóa để thay thế dần cho phương thức đào tạo lối mòn như trước đây. Các tổ chức KH&CN cũng đã nhận thức được và đang chú trọng đầu tư đào tạo tại chỗ, đào tạo lại theo phương châm “nhân lực nghiên cứu là sinh viên suốt đời”. Chính vì vậy các cơ sở đào tạo ngày càng được đầu tư, mở rộng quy mô, đa dạng các loại hình đào tạo, chương trình đào tạo.

- Những thách thức của Việt Nam hiện nay

+ Trình độ dân trí không đồng đều, thiếu tri thức sản xuất lớn

- Tỷ lệ dân không biết đọc, không biết viết còn ở mức lo ngại; kiến thức phổ cập phổ thông tối thiểu không đồng đều;

- Kiến thức cần thiết về cuộc sống văn hóa - xã hội như nếp sống, văn hóa, đạo đức và triết lý sống, hiểu biết về vệ sinh - y tế và bảo vệ môi trường vẫn ở mức thấp, thậm chí một số mặt bị tụt lùi;

- Kiến thức về hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, phân phối sản phẩm, giá cả, thị trường… không đồng đều giữa các tầng lớp xã hội và giữa các cộng đồng dân cư theo vùng miền.

- Kiến thức cần thiết về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hiểu biết quốc tế đều còn rất hạn chế.

+ Nền kinh tế thị trường chưa được định hình vững chắc

- Kết cấu hạ tầng sản xuất chưa chuẩn hóa, nhìn chung là chưa đáp ứng nhu cầu phát triển (trừ lĩnh vực khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, du lịch và hàng không). Thí dụ như: các hệ thống điện, cấp thoát nước, đường sá, cầu, cống, bến cảng, nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vận tải, thủy lợi... còn nhiều bất cập;

- Khung pháp lý cho hoạt động kinh tế chưa hoàn toàn đồng bộ, hiệu lực thực thi thấp, thí dụ: luật về đất đai, luật đầu tư nước ngoài, luật doanh nghiệp, luật về thuế...;

- Những qui định về bảo hiểm trong hoạt động kinh tế, về xuất nhập khẩu..., chưa đồng bộ;

- Hệ thống chính sách phát triển kinh tế chưa nhất quán, chồng chéo.

- Hệ thống thị trường chưa hoàn chỉnh: thị trường hàng hóa còn ở đang trong quá trình hình thành, thị trường lao động và thị trường vốn chưa hoàn chỉnh, thị trường công nghệ mới bước đầu được xác lập.

- Công lao động chất xám không hơn gì lao động chân tay, thu nhập không chính thức gấp 4 hoặc 5 lần lương chính thức; các chi phí cho sản xuất, kinh doanh đều rất khó xác định chính xác, luôn xuất hiện những yếu tố bất ngờ.

Yếu tố xã hội còn nhiều bất cập

- Các hệ thống giáo dục, đào tạo và sử dụng nhân tài, hệ thống lập pháp và tư pháp; hệ thống văn hóa và y tế công cộng... hầu như còn nhiều vấn đề, còn thiếu tính chủ động và chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước;

- Chính sách, các qui định chưa thật sự đồng bộ và chưa có tính thực thi cao.

- Hệ thống giá trị tâm lý, đạo đức và thẩm mỹ xã hội đang được chuyển đổi để phù hợp với nền kinh tế của đất nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.2 Các yếu tố trong chính sách nhân lực KH&CN định hƣớng theo dự án

3.2.1 Triết lý chính sách nhân lực KH&CN theo dự án

Triết lý chính sách nhân lực KH&CN theo dự án: việc cần ngƣời/đúng ngƣời đúng việc/thị trƣờng kéo/nhu cầu kéo. Điều này đòi hỏi sự tương thích giữa trình

độ nhân lực KH&CN với nội dung dự án. Các dự án đều bắt đầu và kết thúc trong khoảng thời gian nhất định và mỗi dự án lại có những đặc thù công việc và chuyên môn khác nhau. Do vậy không phải theo triết lý nhân lực KH&CN xưa cũ là “Chỉ cần là nhân lực KH&CN, không quan tâm đến họ làm được những gì” đã trở thành một rào cản không cho KH&CN phát triển trong nền kinh tế thị trường. Triết lý đó đã làm xảy ra một hệ luỵ là vị bằng cấp, khiến nhân lực KH&CN thừa về số lượng, thiếu về chất lượng mà kết quả lại không cao. Từ triết lý này, ta thấy được những lợi ích:

Một là, Triết lý của chính sách nhân lực KH&CN theo dự án là việc cần người/đúng người đúng việc đã xoá bỏ tính hành chính trong các hoạt động KH&CN mà đặc biệt là về quản lý nhân lực KH&CN. Nhân lực tham gia hoạt động KH&CN không còn bị đặt nặng tính hành chính, phải đạt được thành tích này, kết quả kia trong đánh giá của tổ chức nữa mà trên hết là được đánh giá dựa trên năng lực bản thân khi tham gia các dự án.

Hai là, triết lý nhân lực KH&CN này đem đến sự cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển trong chính môi trường KH&CN. Nếu như trước kia, khi đã có bằng cấp trong tay, khi đã vào biên chế thì họ có thể ung dung làm các công việc được giao và luôn luôn cố gắng để thành tích, hiệu quả công việc ở mức trung bình để không bị trừ điểm thi đua thì nay họ phải nỗ lực bằng chính khả năng bản thân để có thể đạt được mục tiêu mình muốn.

Ba là, tổ chức KH&CN có thể chủ động, linh hoạt trong việc quản lý nguồn nhân lực KH&CN trong chính tổ chức của mình

Bốn là, cả tổ chức và người lao động đều đạt được sự thoả mãn nhất định. Xuất phát nhu cầu của tổ chức là hiệu quả công việc, còn nhu cầu của nhân lực KH&CN là những mục tiêu cá nhân (lương, thưởng, uy tín, sự đánh giá, lòng đam mê khoa học, sự cống hiến…). Chính triết lý của chính sách đã trở thành cầu nối cho 2 loại hình nhu cầu này.

3.2.2 Mục tiêu của chính sách nhân lực KH&CN theo dự án

Mục tiêu 1: Tạo sự tƣơng thích giữa trình độ nhân lực KH&CN và hoạt động KH&CN

Như đã trình bày ở phần trên, lao động KH&CN có tính đặc thù, lao động khoa học không giống như lao động hành chính, quản lý, cách thức lao động cũng có những nét khác biệt. Đối với người làm công việc hành chính. Các tiêu chí quan trọng là thái độ phục vụ nhân dân, ý thức chấp hành giờ giấc, nắm vững nghiệp vụ... Trong khi đối với nhà khoa học, sự sáng tạo, tính độc đáo, sự say mê... lại có ý nghĩa quan trọng. Họ có thể tư duy công việc trong hoặc ngoài giờ làm việc quy định của Nhà nước. Sự có mặt của họ tại phòng thí nghiệm, tại phòng đọc sách, tra cứu mạng, tại địa bàn thực tế có khi còn quan trọng hơn là hàng ngày có mặt tại công sở. Chính vì vậy, việc tuyển chọn người, cách thức quản lý họ theo cách thức khác với đối tượng là người lao động hành chính nhà nước. Tuy nhiên tùy theo từng đối tượng trong nhân lực KH&CN mà có chính sách tuyển dụng theo biên chế hay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)