Đánh giá nguồn nhân lực KH&CN:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 55 - 57)

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN

2.1 Thực trạng nhân lực KH&CN Việt Nam

2.1.3 Đánh giá nguồn nhân lực KH&CN:

Như vậy, số tổ chức KH&CN cũng như đội ngũ nghiên cứu khoa học đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận. So với năm 1996, số tổ chức KH&CN đã tăng gấp gần ba lần; nhân lực KH&CN cũng tăng gấp ba lần. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của đội ngũ nói trên được đánh giá là chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước.

Thách thức lớn nhất đối với các nhà khoa học Việt Nam là đội ngũ làm khoa học có trình độ chuyên môn thực sự ngày càng ít dần, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Hiện nay, giới trẻ không muốn theo đuổi sự nghiệp khoa học vì không nhìn thấy tương lai phát triển và ổn định cuộc sống. Đặc biệt, ngành khoa học xã hội đang đứng trước nguy cơ thụt lùi về trình độ nhân lực KH&CN, đang xảy ra tình trạng lớp kế cận chưa theo kịp về trình độ lớp đi trước. Cơ chế hành chính đang làm khó các nhà khoa học, chưa khơi dậy được niềm đam mê của họ với nghiên cứu.

Đầu tư xã hội cho KH&CN rất thấp, đặc biệt là sự đầu tư từ khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn thiếu, không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở nghiên cứu, đào tạo của các nước trong khu vực.

Hệ thống đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KH&CN cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng còn nhiều vấn đề về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế; thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục – đào tạo và sản xuất – kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu – phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp.

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn khoảng cách rất lớn về tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN. Tỷ lệ nhân lực nghiên cứu KH&CN trong dân số và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp, các kết quả nghiên cứu – phát triển theo chuẩn mực quốc tế rất ít. Nhìn chung, năng lực KH&CN nước ta thấp, chậm giải đáp kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất lạc hậu.

Các tổ chức KH&CN có tiềm lực KH&CN mạnh do Nhà nước bao cấp đầu tư về mọi mặt, nhưng vẫn kém hấp dẫn đối với nhân lực trẻ có trình độ khá, giỏi (chưa nói đến nhân tài), vì mức lương và đãi ngộ của Nhà nước vẫn thấp so với các công ty, các tập đoàn, đặc biệt là các tổ chức quốc tế, các công ty liên doanh. Mức thù lao, đãi ngộ cho nhà khoa học chưa căn cứ theo trình độ chuyên môn mà theo cơ chế lương bổng chung của khối sự nghiệp. Xu thế này sẽ dẫn đến tình trạng, các tổ chức KH&CN công lập ít có cơ hội tuyển dụng được nguồn nhân lực trẻ, có trình độ khá, giỏi, chuyên tâm nghiên cứu khoa học để đào tạo, kế cận.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, nhân lực KH&CN của Việt Nam đang gây ra 2 trạng thái:

Thứ nhất, trình độ cá nhân cao hơn yêu cầu công việc.

Khi nhân lực KH&CN có trình độ cao hơn nhiều so với đòi hỏi công việc mà họ phải đảm nhận thì họ rất dễ rơi vào trạng thái nhàm chán và thiếu động cơ làm việc, điều này sẽ dẫn đến hiệu suất làm việc thấp.

Khi trình độ chuyên môn của nhân lực KH&CN thấp hơn yêu cầu của công việc, vì thiếu những kiến thức và kỹ năng cần thiết, họ không thể đạt được kết quả mong muốn. Thêm vào đó, những khó khăn thường ngày gặp phải từ công việc sẽ khiến họ nảy sinh thái độ chán nản, phương hại đến hiệu quả lao động của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)