Mục tiêu của chính sách nhân lực KH&CN theo dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 88 - 91)

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN

3.2 Các yếu tố trong chính sách nhân lực KH&CN định hƣớng theo dự

3.2.2 Mục tiêu của chính sách nhân lực KH&CN theo dự án

Mục tiêu 1: Tạo sự tƣơng thích giữa trình độ nhân lực KH&CN và hoạt động KH&CN

Như đã trình bày ở phần trên, lao động KH&CN có tính đặc thù, lao động khoa học không giống như lao động hành chính, quản lý, cách thức lao động cũng có những nét khác biệt. Đối với người làm công việc hành chính. Các tiêu chí quan trọng là thái độ phục vụ nhân dân, ý thức chấp hành giờ giấc, nắm vững nghiệp vụ... Trong khi đối với nhà khoa học, sự sáng tạo, tính độc đáo, sự say mê... lại có ý nghĩa quan trọng. Họ có thể tư duy công việc trong hoặc ngoài giờ làm việc quy định của Nhà nước. Sự có mặt của họ tại phòng thí nghiệm, tại phòng đọc sách, tra cứu mạng, tại địa bàn thực tế có khi còn quan trọng hơn là hàng ngày có mặt tại công sở. Chính vì vậy, việc tuyển chọn người, cách thức quản lý họ theo cách thức khác với đối tượng là người lao động hành chính nhà nước. Tuy nhiên tùy theo từng đối tượng trong nhân lực KH&CN mà có chính sách tuyển dụng theo biên chế hay hợp đồng lao động dài hạn.

- Đối với nhân lực KH&CN không tham gia trực tiếp nghiên cứu và triển khai khi tuyển chọn chú trọng tới các yếu tố sau:

+ Cơ chế tuyển chọn, sàng lọc để đảm bảo chất lượng đội ngũ bằng hình thức thi tuyển với những quy định chặt chẽ, khách quan. Thực hiện chế độ thử việc và các giai đoạn hợp đồng có thời hạn đối với nhân lực KH&CN hoạt động giáo dục, nhân lực nghiên cứu.

+ Thực hiện các hình thức thi tuyển để đánh giá về nhận thức chính trị, tư tưởng, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ. Trên cơ sở đó, đánh giá khả năng xử lý tình huống về khoa học, về chính trị xã hội và năng lực tư duy logic...

+ Kiểm tra khả năng sư phạm bằng cách giảng thử, trình bày một vấn đề khoa học (thuyết trình). Đây là bước đánh giá tổng hợp. Do đó cần phải thông qua Hội đồng gồm các nhà giáo, nhà khoa học có trình độ, có kinh nghiệm của môn học, ngành học. Hội đồng tổ chức đánh giá qua trao đổi, chất vấn với ứng viên và đánh giá kết quả bằng điểm, kết luận bằng phiếu kín.

- Đối với nhân lực hoạt động nghiên cứu và triển khai: đội ngũ nghiên cứu và triển khai là “quân chủ lực” của lực lượng KH&CN. Họ được tuyển chọn theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp, được hưởng các quyền lợi và có nghĩa vụ tương ứng. Đặc điểm chính là tính chọn lọc và đào thải cao. Tiêu chuẩn chung của người làm nghiên cứu và triển khai là tài năng (không lệ thuộc vào tuổi tác). Xã hội tôn vinh

họ ở những thành quả đóng góp của họ cho sự phát triển KH&CN, kinh tế - xã hội và văn hóa.

Do vậy, từng bước chuyển chế độ biên chế dài hạn sang chế độ hợp đồng theo thời hạn đối với nhân lực KH&CN nói chung và chế độ bổ nhiệm có thời hạn đối với nhân lực KH&CN giữ cương vị quản lý, tạo điều kiện cho việc luân chuyển nhân lực KH&CN, hình thành thị trường lao động trong hoạt động KH&CN. Đây là cơ sở từng bước tạo “cơ chế mềm” lưu chuyển nhân tài. Theo đó, các chuyên gia không cần thiết chuyển hộ khẩu thường trú, không thay đổi công việc đang làm nhưng vẫn có thể làm việc ở đơn vị mới theo thỏa thuận nhất định.

Đồng thời tạo nhu cầu thường xuyên phải học tập, học hỏi nâng cao, cập nhật kiến thức, trình độ chuyên môn. Chú trọng khai thác sử dụng nhân lực KH&CN đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn khả năng chuyên môn, sức khoẻ và tâm huyết với nghề nghiệp theo cơ chế hợp đồng công việc.

- Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ dần chế độ phân phối bình quân, thực thi chế độ đãi ngộ tương xứng với cống hiến của nhân lực KH&CN, miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân từ các hoạt động KH&CN. Thực thi Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích các hoạt động sáng tạo và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng rộng rãi.

Mục tiêu 2: Đa dạng hóa các loại hình dự án nghiên cứu và triển khai để có phƣơng thức quản lý thích hợp để phát huy hiệu quả hoạt động KH&CN.

Nhu cầu thị trường phải trở thành mục tiêu chiến lược trong các tổ chức KH&CN. Chính sách nhân lực KH&CN theo dự án dựa vào các dự án do các tổ chức KH&CN có được hoặc tự triển khai. Để dự án có thể đi vào thực tiễn thì đòi hỏi nó phải đáp ứng nhu cầu của thị trường, theo cơ chế “thị trường đặt hàng” thì mới có khả năng thương mại hoá kết quả nghiên cứu. Khi chính sách nhân lực KH&CN theo định hướng dự án này đi vào hoạt động thì sẽ là động lực khuyến khích các tổ chức tìm kiếm và thực hiện các dự án. Để các dự án được lâu bền thì dự án KH&CN đó phải mang tính thực tiễn theo nhu cầu của thị trường đã đặt hàng. Hơn nữa, các tổ chức KH&CN sẽ tạo dựng được các mối liên kết sâu với thị trường (đặc biệt là doanh nghiệp) trong và ngoài nước để thu hút dự án, trở thành các đối tác trao đổi nhân lực KH&CN.

Các loại hình dự án KH&CN sẽ được mở rộng theo các hướng: (i) R&D theo đơn đặt hàng;

(ii) R&D xuất phát từ ý thích cá nhân của nhà khoa học (có đăng ký đề tài); (iii) R&D do cá nhân, tổ chức (đơn vị) tự đầu tư10.

Việc đa dạng hoá các loại hình dự án KH&CN sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển tự thân của nhân lực KH&CN. Họ có thể đóng vai trò là người tham gia thực hiện hoặc là những người tự đặt hàng, tự đấu thầu và làm quản lý triển khai hoạt động theo dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)