CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN
2.2 Đánh giá chính sách nhân lực KH&CN của Việt Nam
2.2.1 Các chính sách về thu hút nguồn nhân lực KH&CN
2.2.1.1. Thu hút nhân lực KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài về nước
Riêng đối với các chính sách thu hút Việt kiều về nước đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước cũng đã có một số chương trình, chính sách như Chương trình TOKTEN với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) hay Nghị quyết số 36/NQ-TW và một số chính sách đã được ban hành.
Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cũng đã nhấn mạnh việc vận động, phát huy khả năng đóng góp của trí thức kiều bào. Một trong các quan điểm của Đảng và Nhà nước là “Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh,
hợp tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - nghệ thuật”.
Một trong các nhiệm vụ mà Nghị quyết đã đặt ra là “Hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước. Xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với những chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tư vấn về quản lý, điều hành, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước, góp phần phát triển nền văn hóa, nghệ thuật của nước nhà”.
Xây dựng và hoàn thiện các chính sách tạo thuận lợi và khuyến khích các ngành, các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ, văn hóa nghệ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, các cơ sở sản xuất, dịch vụ... ở trong nước mở rộng hợp tác, thu hút sử dụng chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài
tham gia công việc ở trong nước, làm việc cho các chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương của Việt Nam với nước ngoài hoặc trong các tổ chức quốc tế có chỉ tiêu dành cho người Việt Nam và tư vấn trong các quan hệ giữa Việt Nam với đối tác nước ngoài.
Rõ ràng là Đảng và Nhà nước đã có chủ trương trong việc khuyến khích và thu hút trí thức kiều bào về Việt Nam đóng góp cho quê hương, tuy nhiên, sau gần 10 năm ban hành Nghị quyết, các chính sách và hiệu quả của việc thu hút trí thức Việt kiều chưa được thành công như mong đợi (Hội nghị “Trí thức Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước – từ tiềm năng đến hiện thực” thành phố Hồ Chí Minh, 2012).
2.2.1.2. Thu hút nhân lực KH&CN là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc
Đối với các chính sách thu hút người nước ngoài đến Việt Nam học tập và làm việc cũng đã có một số chính sách như Quy định tiếp nhận người nước ngoài đến nghiên cứu khoa học và học tập tại Việt Nam; Quy định thực hiện quy chế xét duyệt và công nhận học hàm Giáo sư cho người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài; Quy định miễn thuế, lệ phí đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, v.v.
Tóm lại, Đảng và Nhà nước đã có những quan điểm, chủ trương về việc thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài đến Việt Nam làm việc và học tập, tuy nhiên, những chủ trương và chính sách đến nay vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, chính vì vậy, việt đạt được các kết quả như mong đợi đã không diễn ra. Thực tế phát triển KT-XH đặt ra những đòi hỏi cho KH&CN phải giải quyết, tuy nhiên, nhân lực KH&CN đang là những thách thức cho sự phát triển này, chỉ có chính sách sử dụng hợp lý nguồn nhân lực KH&CN mới có thể giải quyết được bài toán thiếu nhân lực có trình độ và kỹ năng hiện nay của Việt Nam.
2.2.1.3. Chủ trương, chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong nước
Ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 (Quyết định 579/QĐ-TTg). Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội
nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới.
Một trong các mục tiêu cụ thể nhằm phát triển nhân lực Việt Nam đến 2020 là “Xây dựng được đội ngũ nhân lực KH&CN, đặc biệt là nhóm chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, giải quyết về cơ bản những vấn đề phát triển của đất nước và hội nhập với các xu hướng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế giới”;
Một trong các giải pháp chiến lược là “Xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo và chính sách trọng dụng nhân tài trong các lĩnh vực, đặc biệt là hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành về KH&CN, tư vấn hoạch định chính sách…”. “Phát triển thị trường lao động, xây dựng những cơ chế và công cụ thích hợp để sử dụng nhân lực có hiệu quả, tạo động lực cho sự phát triển của chính bản thân nguồn nhân lực”.
Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 18/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu đến năm 2015 “đội ngũ cán bộ KH&CN Việt Nam có đủ năng lực trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu KH&CN của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm”. Để đạt mục tiêu này, nhiệm vụ đặt ra là phải “nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ KH&CN, cán bộ quản lý”, trong đó “thu hút các chuyên gia, nhà KH&CN Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài tham gia vào các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các chương trình đào tạo đại học và sau đại học tại Việt Nam” là những nhiệm vụ hết sức cụ thể phục vụ cho việc phát triển nhân lực KH&CN Việt Nam.
Riêng đối với nhân lực KH&CN, quan điểm là phát triển nhân lực KH&CN bảo đảm gắn liền với việc quản lý và sử dụng, trọng dụng nhân lựcnhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của công chức, viên chức ngành KH&CN. Phát triển nhân lực KH&CN phải gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế (QĐ số 4009/QĐ-
BKHCN ngày 29/12/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành KH&CN giai đoạn 2011 – 2020).
Để cụ thể hóa các quan điểm về phát triển nhân lực KH&CN, cần có các giải pháp cụ thể, một trong số các giải pháp là “tiếp tục thực hiện cơ chế đổi mới hoạt động KH&CN, đổi mới các chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN, trong đó tập trung xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực KH&CN như về môi trường làm việc, chính sách tiền lương, phụ cấp, …; trong đó chú trọng chính sách thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành KH&CN”.
Ngày 11/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 418/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN (KH&CN) giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu đến năm 2020, KH&CN Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới. Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 có nhiều nội dung đổi mới và mang tính đột phá. Một trong các nội dung mang tính đột phá là, cần tập trung cho các giải pháp về nhân lực và đầu tư tài chính cho KH&CN. Ðây là hai điều kiện cơ bản bảo đảm thực thi các nhiệm vụ KH&CN. Về nhân lực, cần tập trung cho một số loại nhân lực nhất định. Ðó là đội ngũ nhân lực có khả năng đặt ra các vấn đề và nhiệm vụ KH&CN, làm các tổng công trình sư có đủ năng lực thiết kế và chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ KH&CN lớn mang tầm vóc quốc gia, các nhóm nghiên cứu liên ngành trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và đặc biệt cần nâng cấp ngay đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý KH&CN. Ðào tạo là giải pháp về lâu dài, nhưng trước mắt có thể dùng các chính sách đặc biệt để thu hút và sử dụng kịp thời lực lượng KH&CN hiện có ở cả trong và ngoài nước. Các chính sách này sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả, ít tốn kém tiền bạc và thời gian hơn là đổi mới công tác đào tạo nhân lực mà thông thường chỉ phát huy tác dụng trong tương lai xa, ít nhất 10-15 năm.
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Một trong các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong Nghị quyết 20 là “Đầu tư cho
nhân lực KH&CN là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ KH&CN”. “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức KH&CN tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án KH&CN của Việt Nam; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc”.
Một trong các mục tiêu của Nghị quyết liên quan đến nhân lực KH&CN là “Hình thành đồng bộ đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ cao, tâm huyết, trung thực, tận tụy. Phát triển các tổ chức, tập thể KH&CN mạnh, các nhà khoa học đầu ngành. Số cán bộ KH&CN nghiên cứu và phát triển đạt mức 11 người trên một vạn dân; tăng nhanh số lượng các công trình được công bố quốc tế và số lượng các sáng chế được bảo hộ trong nước và ở nước ngoài”.
Để cụ thể hóa các quan điểm và mục tiêu của Nghị quyết, một số các nhiệm vụ liên quan đến phát triển nhân lực KH&CN đã được đề ra. Trong đó “Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ KH&CN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý KH&CN ở các ngành, các cấp”. “Sử dụng hiệu quả đội ngũ sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, chuyên gia KH&CN học tập và làm việc ở nước ngoài. Có chính sách hỗ trợ cán bộ KH&CN đi làm việc và thực tập có thời hạn tại các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp ở nước ngoài để giải quyết các nhiệm vụ KH&CN có ý nghĩa quốc gia”.
Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 – 2020 đã thông qua cùng với việc xác định định hướng phát triển ưu tiên trong KH&CN Việt Nam cũng chính là kim chỉ nam cho việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN nói chung, nhân lực KH&CN trong lĩnh vực ưu tiên nói riêng. Với mục tiêu phát triển các lĩnh vực KH&CN ưu tiên nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển KH&CN hiện đại trên thế giới, nhu cầu phát triển nhân lực trong lĩnh vực KH&CN ưu tiên lại càng là vấn đề cấp thiết. Việc nhân lực trong lĩnh vực KH&CN ưu tiên tham gia trong các tổ chức
quốc tế chính là một chủ trương, chính sách đúng đắn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm có được các bí quyết, công nghệ mới cho phát triển một nền KH&CN tiên tiến của Việt Nam, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.Ở Việt Nam, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nguồn nhân lực KH&CN được thể chế hóa rất cụ thể.
Gần đây nhất, vào ngày 22/9/2014 Chính phủ đã có Nghị định số 87/2014/N Đ-CP Quy định về thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN Việt Nam (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/11/2014). Các đối tượng được áp dụng Nghị định này là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam, chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam nếu đáp ứng đủ một trong các điều kiện sau:
- Có sáng chế hoặc giống cây trồng được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với nhiệm vụ KH&CN thực hiện tại Việt Nam
- Có công trình nghiên cứu KH&CN xuất sắc phù hợp với nhiệm vụ KH&CN thực hiện tại Việt Nam
- Có bằng tiến sĩ, đã và đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tại cơ sở nghiên cứu có uuy tín ở nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ KH&CN ở Việt Nam
- Có bằng tiến sĩ, đã làm việc trên 3 năm ở vị trí nghiên cứu khoa học tại chương trình, dự án hợp tác quốc tế về KH&CN hoặc bộ phận nghiên cứu của doanh nghiệp có uy tín ở nước ngoài
Nghị định đã triển khai 1 loạt các chính sách thu hút liên quan đến xuất nhập cảnh và cư trú; chính sách về tuyển dụng, lao động, học tập; chính sách về lương; chính sách về nhà ở; chính sách về tiếp cận thông tin; chính sách về khen thưởng, vinh danh…
Tuy nhiên, chính sáchn này chỉ mang tính chung chung, quản lý với những điểm yếu sau đây:
Một là các chính sách sử dụng chỉ mang tính “tạo điều kiện”, chung chung
Ba là phương tiện thực hiện chính sách. Có quy định về nguồn kinh phí sử dụng để thực hiện các chính sách trên nhằm thu hút nhân lực KH&CN nhưng xét về thực chất lại không có kinh phí nào để thực hiện bởi kinh phí này bao gồm:
- Đối với cơ quan tổ chức công lập: sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với các cơ quan, tổ chức ngoài công lập: sử dụng nguồn tài chính của cơ quan, tổ chức mình theo quy định của pháp luật.
Xét về thực chất, nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các tổ chức KH&CN là không nhiều, thậm chí là không đủ. Do vậy sẽ không có phương tiện thực hiện chính sách, chính sách chỉ mang tính định hướng chứ không thể thực hiện.