Các chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 63 - 67)

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN

2.2 Đánh giá chính sách nhân lực KH&CN của Việt Nam

2.2.2 Các chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực KH&CN

Cũng giống như trong các công bố chính sách của các nước trên thế giới, Việt Nam không công bố các chính sách riêng đối với từng loại hình nhân lực KH&CN mà chỉ có những chính sách chung.

Năm 1986, chủ trương “đổi mới” được chính thức công bố trong nghị quyết đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó nhiều chính sách cải cách được ban hành và đã thực sự làm thay đổi nền KH&CN nước nhà. Đây cũng là thời kỳ chuyển từ nền kinh tế quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Đường lối phát triển KH&CN được thể hiện trong các văn kiện cơ bản của Đảng: Nghị quyết đại hội Đảng 6 (12/1986), Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ chính trị về “KH&CN trong sự nghiệp đổi mới” (3/1991), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 (7/1994) về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của BCH TW Đảng khoá VIII về định hướng phát triển KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Về vấn đề nhân lực KH&CN, các văn bản chủ yếu tập trung vào việc phát huy và sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhân lực KH&CN trong tình hình mới và không nhấn mạnh đến việc gia tăng số lượng nhân lực KH&CN như thời kỳ trước đó. Trong giai đoạn này đã xuất hiện khá nhiều biện pháp chủ yếu là do các tổ chức đề xuất nhằm đáp ưng yêu cầu phát triển văn hoá và nâng cao trình độ của nhân dân trong hoàn

cảnh nguồn ngân sách hạn hẹp, Ví dụ như huy động kinh phí đào tạo, phát triển các hình thức học: học từ xa, học liên thông, học mở…

Nghị định 35-HĐBT (28/1/1992) đã khẳng định quyền của các cá nhân và tổ chức tham gia và thực hiện các hoạt động KH&CN. Việc các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học được phép tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và cả các hoạt động saner xuất, dịch vụ KH&CN đã làm cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được kết hợp với nhau một cách chặt chẽ. Đây được đánh giá là một chủ trương quan trọng làm cho nhân lực khoa học (chuyên giảng dạy và nghiên cứu) có cơ hội được gắn kết với thực tiễn và đồng thời cũng tăng cường mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ với sản xuất.

Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 (30/7/1994) của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về “Phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới” đã làm thay đổi nhận thức về vai trò của KH&CN trong sự nghiệp đổi mới đất nước với sự nhấn mạnh vai trò và các phương hướng phát triển nhân lực KH&CN. Các biện pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN được nêu ra:

- Thực hiện tốt các mục tiêu phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đổi mới công tác đào tạo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, nơi đào tạo (trong nước và ngoài nước)

- Chính sách sử dụng đội ngũ hiện có một cách hiệu quả, tìm cách phát huy mạnh mẽ mọi tài năng của đất nước cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Bộ KH&CN đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước" của Chính phủ, gọi tắt là Đề án 322. Sau đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 356/QĐ-TTg, thực chất là kéo dài Quyết định 322, với nội dung cụ thể hơn: mỗi năm cử 400 cán bộ đi học tập ở cơ sở nước ngoài, 200 tiến sĩ, 100 thạc sĩ, còn lại là trình độ đại học và thực tập sau đại học.

Theo thống kê, sau 11 năm thực hiện Đề án đã cử 2.000 tiến sĩ, trên 10.000 thạc sĩ được đào tạo tại 28 nước, chủ yếu tập trung vào một số nước: Anh, Mỹ, Úc,

Pháp, Đức, Thái Lan. Đây là một nguồn nhân lực quan trọng trong nghiên cứu khoa học hiện nay và trong tương lai.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đã ký Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020”, xác định đào tạo 10.000 tiến sĩ ở nước ngoài, 10.000 tiến sĩ ở trong nước cho các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, làm nòng cốt cho sự nghiệp hiện đại hóa- công nghiệp hóa đất nước.

Để góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết và ứng dụng kiến thức trong quản lý KH&CN, Bộ KH&CN hàng năm tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức cho nhân lực làm KH&CN tại các bộ, ngành, địa phương. Đến nay đã có hơn 10.000 lượt người được tham gia các khóa bồi dưỡng công tác quản lý KH&CN về các lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ, Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, An toàn bức xạ, hội nhập kinh tế quốc tế...Đặc biệt Bộ KH&CN cũng đã bồi dưỡng cho trên 2.000 người kiến thức kinh tế - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cho đội ngũ nghiên cứu viên và kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực KH&CN.

Tháng 6/2013, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật KH&CN với điều 19 đến điều 24 là những quy định về cá nhân hoạt động KH&CN, phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Tuy nhiên, trong đó chỉ đề cập đến chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ, quyền của cá nhân hoạt động KH&CN, nghĩa vụ của cá nhân hoạt động KH&CN, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN, ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài KH&CN, thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài. Các điểm được đề cập trong các điều này không có gì đặc biệt, và sau này, ngày 12/05/2014, Chính phủ ra Nghị định số 40/2014/NĐ-CP về Quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN thì các điều khoản đều tập trung vào việc trọng dụng, bổ nhiệm nhân lực KH&CN theo bằng cấp cho dù nguyên tắc sử dụng, trọng dung cá nhân hoạt động KH&CN được nêu rõ:

1. Tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi cho cá nhân hoạt động KH&CN phát huy tối đa năng lực và được hưởng lợi ích xứng đáng với kết quả hoạt động KH&CN.

2. Đảm bảo đúng đối tượng, tạo điều kiện cho nhân tài thực hiện các nhiệm vụ KH&CN quan trọng để phát huy tài năng và được hưởng lợi ích xứng đáng với nhiệm vụ đảm nhận.

3. Nhà nước đảm bảo nguồn lực để thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN.

Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) 8về định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ CNH – HĐH cũng đã nêu rõ chính sách đối với nhân lực KH&CN:

Có chính sách lương thoả đáng đối với nhân lực nghiên cứu khoa học và triển khai.

Có chế độ thưởng, phụ trợ và trợ cấp cho các công trình KH&CN có giá trị. Có cơ chế để nhân lực KH&CN bảo đảm thu nhập thích đáng thông qua các hợp đồng nghiên cứu- triển khai.

Bồi dưỡng đội ngũ nhân lực KH&CN tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hoài bão, lý tưởng say mê khoa học; áp dụng nhiều hình thức biểu dương, tôn vinh địa vị xã hội của các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ hàng đầu.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN; trẻ hoá đội ngũ nhân lực KH&CN. Khơi dậy nhiệt tình của thế hệ trẻ theo đuổi sự nghiệp KH&CN.

Xây dựng và thực hiện quy chế đảm bảo dân chủ, phát huy tinh thần sáng tạo, tăng cường đoàn kết, ý thức trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học trong hoạt động KH&CN. Khuyến khích, trân trọng những tìm tòi khám phá khoa học, những kiến nghị giải pháp khác nhau về các vấn đề của tự nhiên, kỹ thuật cũng như KT- XH. Có hình thức tổ chức, phương pháp và cơ chế hoạt động hợp lý để phát huy tối đa trí tuệ tập thể cũng như tài năng cá nhân của nhà khoa học.

Trang bị kỹ thuật, thông tin, thiết bị đồng bộ cho một số phòng thí nghiệp, một số viện nghiên cứu trọng điểm, một số bộ môn ở các trường đại học đạt mức tiên tiến trong khu vực. Tăng dần trang thiết bị và nâng cấp các thư viện cho các trường, các viện nghiên cứu.

8 Nguồn Văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW(khoá 8)- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1997, tr. 68

Có chính sách khuyến khích nhân lực KH&CN về làm việc tại các vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Quy định tuổi hưu thích hợp đối với nhân lực KH&CN có trình độ cao; có nhiều hình thức sử dụng và phát huy năng lực của đội ngũ trí thức tuổi cao còn sức cống hiến.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ KH&CN người Việt Nam ở nước ngoài chuyển giao về nước những tri thức KH&CN tiên tiến. Có chính sách thoả đáng đối với nhân lực KH&CN Việt Nam ở nước ngoài về làm việc trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới chính sách nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam theo định hướng dự án (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)