Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc về giữ vững ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 31 - 35)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc về giữ vững ổn định

quốcphòng - an ninh, góp phần rất to lớn vào việc tăng cƣờng quốc phòng - an ninh.

Thứ năm, ổn định chính trị - xã hội với mở rộng quan hệ đối ngoại. Trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị - xã hội mà thực chất là thể hiện nhất quán sự độc lập, tự chủ về chính trị, kinh tế... thì đƣờng lối đối ngoại của Đảng mới đƣợc thực hiện một cách chủ động và có kết quả (bao gồm đối ngoại của nhà nƣớc và đối ngoại nhân dân).

Ổn định chính trị - xã hội của đất nƣớc tạo ra sự hấp dẫn cho các nƣớc muốn thiết lập quan hệ đối ngoại với nƣớc ta. Môi trƣờng pháp lý ổn định, an toàn xã hội đƣợc bảo đảm sẽ thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Chỉ có giữ vững ổn định chính trị - xã hội thì mới đảm bảo đƣợc việc giữ vững chủ quyền dân tộc trong quan hệ đối ngoại, với các nƣớc có chế độ chính trị khác nhau, mới có điều kiện thống nhất toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, ngăn chặn âm mƣu "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc.

1.2. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc về giữ vững ổn định chính trị - xã hội ổn định chính trị - xã hội

1.2.1. Quan điểm của Đảng về giữ vững ổn định chính trị - xã hội

Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đƣợc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua năm 2011, đã khẳng định: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nƣớc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mƣu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch

và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh”[17,233].

Trong đó, Đảng ta cũng nêu một số việc cụ thể cần phải tập trung giải quyết: Thứ nhất là phải tiếp tục giữ cho đƣợc ổn định chính trị, ổn định kinh tế, tạo môi trƣờng hòa bình để tập trung xây dựng, phát triển đất nƣớc. Đây chính là tiền đề để chúng ta đổi mới và phát triển. Nói ổn định không có nghĩa là đổi mới phải co lại.

Thứ hai, phấn đấu thực hiện thật tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội theo các nghị quyết của Trung ƣơng, của Bộ Chính trị, của Quốc hội và dƣới sự giám sát ngày càng chặt chẽ hơn từ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Phải bằng mọi cách để tập trung cho nhiệm vụ kinh tế, nhất là những khâu chúng ta đang triển khai: đổi mới mô hình tăng trƣởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, tăng cƣờng sức cạnh tranh, tập trung vào 3 khâu đột phá, kết hợp những nhiệm vụ Trung ƣơng nêu ra, Quốc hội đã quyết định và Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện. Đồng thời với phát triển kinh tế phải chăm lo các vấn đề về chính sách xã hội.

Thứ ba, tiếp tục xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, tập trung vào thực hiện thật tốt hơn nữa Nghị quyết Trung ƣơng 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng gắn với việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Đánh giá chung việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 cho thấy càng ngày càng thấy Nghị quyết ngấm vào cuộc sống, mỗi đồng chí tiếp tục tự soi, tự sửa để chấn chỉnh trong Đảng, phải giữ cho đƣợc nội bộ đoàn kết, thống nhất. Đồng thời, tiến hành cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp. Chống cho đƣợc, phòng cho đƣợc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, giải quyết những khiếu nại, tố cáo của dân.

Thứ tƣ, cũng là xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhƣng phải đƣợc coi nhƣ một nhiệm vụ quan trọng, đó là chống cho đƣợc nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa, phai nhạt bản chất cách mạng, xa rời tƣ tƣởng, mục đích của Đảng. Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ chính trị nội bộ, kiên quyết không để hình thành các tổ chức đối lập. Trong Đảng phải kiên quyết không để hình thành các hoạt động bè phái, phe nhóm, mà nhƣ trên đã nói là tội lớn nhất trong Đảng. Muốn thế phải hết sức giữ nguyên tắc, đề cao cảnh giác cách mạng và đây là nhiệm vụ tất cả các cơ quan, tổ chức Đảng phải làm. Rồi công tác đề phòng chính bản thân chúng ta tự diễn biến, tự chuyển hóa, vì bên ngoài bây giờ đang kích vào bằng rất nhiều cách. Đồng thời, kiên quyết bảo vệ cho đƣợc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ chính trị và tạo môi trƣờng hòa bình, thuận lợi để chúng ta xây dựng và phát triển đất nƣớc.

Đảng ta luôn khẳng định: chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là nền tảng tƣ tƣởng của xã hội. Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh tạo ra sự ổn định tƣ tƣởng cho toàn xã hội, tạo ra sự ổn định chính trị - xã hội. Nhƣng ngƣợc lại ổn định chính trị - xã hội cũng có tác động tích cực cho việc kiên trì và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Có một thực tế là khi nào tình hình đất nƣớc không ổn định, Đảng và Nhà nƣớc không thực sự mạnh thì bọn cơ hội, bọn dao động về tƣ tƣởng thƣờng nghi ngờ chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây cũng là thời điểm mà bọn đế quốc, bọn phản động trong nƣớc điên cuồng chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Trong tình hình mất ổn định thì kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã khó nói gì đến việc phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nƣớc, do cơ bản giữ vững ổn định chính trị - xã hội, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn đổi mới. Cũng trên thực tiễn đổi mới, Đảng ta đã nhận

thức đúng đắn hơn chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đảng ta đã tổng kết những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới trên cơ sở kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tổng kết nhiều lĩnh vực hoạt động của Đảng. Đây là sự phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay. Khi chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc vận dụng phù hợp, sáng tạo, đƣợc phát triển thì sẽ là cơ sở lý luận cho việc Đảng ta tiếp tục hoàn thiện đƣờng lối đổi mới đúng đắn càng thúc đẩy nhanh công cuộc đổi mới đất nƣớc đi tới thắng lợi.

1.2.2. hính sách của h nƣớc về giữ vững ổn định chính trị - xã h i

Giữ vững ổn định chính trị có vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc. Vì vậy, nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, để từ đó đảm bảo ổn định chính trị - xã hội đất nƣớc.

Nghị quyết số: 10/2011/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 đã đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010: “Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh đƣợc giữ vững, quan hệ đối ngoại đƣợc mở rộng, vị thế, uy tín của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế tiếp tục nâng cao”. Tuy nhiên, nghị quyết cũng nêu lên nhƣợc điểm trong quá trình thực hiện kế hoạch là: “Còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị, xã hội”. Từ đó, Nhà nƣớc ta xây dựng mục tiêu tổng quát trong giai đoạn này là: “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sức cạnh tranh. Bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cƣờng hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Bảo vệ vững chắc độc

lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tạo nền tảng đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Trong 2-3 năm đầu Kế hoạch tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trƣởng ở mức hợp lý và tiến hành khởi động mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng, 2-3 năm tiếp theo bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trƣởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội”.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP vào ngày 24/2/2011, trong đó nhấn mạnh những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể, các nhóm giải pháp đƣợc thực hiện đồng bộ bao gồm: (i) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; (ii) Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tƣ công, giảm bội chi ngân sách nhà nƣớc; (iii) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lƣợng; (iv) Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo; (v) Tăng cƣờng bảo đảm an sinh xã hội; và (vi) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tăng cƣờng nhận thức, đồng thuận trong doanh nghiệp và nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)