7. Kết cấu của đề tài
2.3. Hạn chế trong giữ vững ổn định chính trị xã hội ở các tỉnh biên giớ
2.3.1. Hạn chế trong giữ vững ổn định chính trị xã hội ở các tỉnh biên
biên giới phía Bắc và nguyên nhân:
2.3.1. Hạn chế trong giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc: biên giới phía Bắc:
Thứ nhất, hạn chế trong giữ vững ổn định chính trị về tƣ tƣởng chính trị, xây dựn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị.
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở các tỉnh không yên tâm công tác, phai nhạt niềm tin, giảm sút ý chí chiến đấu, xem nhẹ ý thức rèn luyện đạo đức phẩm chất cách mạng, ít tận tâm, tận lực với công việc, vi phạm quyền làm chủ nhân dân. Mức sống của một số ít cán bộ ở một số ngành chênh lệch khá cao so với đồng bào dân tộc thiểu số đã dẫn đến tƣ tƣởng so bì, hoài nghi, thiếu niềm tin vào đội ngũ cán bộ.
Trong nhân dân, những hạn chế, mơ hồ về chủ nghĩa xã hội, thậm chí không quan tâm đến nhận thức lý luận; tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống còn khá phổ biến. Nỗi bức xúc của ngƣời dân hiện nay là còn bất công
xã hội, sự làm giàu phi pháp, tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí chƣa đƣợc ngăn chặn có hiệu quả. Đặc biệt, vấn đề dân tộc, tôn giáo trở thành vấn đề nổi cộm.
Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng còn chậm đổi mới trên một số mặt. Chất lƣợng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” chƣa đồng đều. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức đảng còn yếu. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch, luân chuyển cán bộ chƣa thật đồng bộ, kịp thời. Cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc của một số cơ quan cấp ủy, chính quyền cơ sở, nhất là ở vùng sâu còn thiếu; Nguồn kết nạp đảng viên mới ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít ngƣời còn khó khăn.
Một số ít cấp ủy chƣa nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng. Một số ủy ban kiểm tra chƣa làm tốt vai trò tham mƣu cho cấp ủy cấp mình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; Việc chủ động nắm tình hình, phát hiện dấu hiệu vi phạm còn hạn chế.
Một số cấp ủy, chính quyền còn thiếu chủ động trong giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm, thiếu kiên quyết trong giải quyết những vấn đề bức xúc tại địa phƣơng. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trên một số lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ. Công tác cải cách hành chính hiệu quả chƣa cao.
Việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc có mặt còn hạn chế; Một số cuộc vận động chƣa đƣợc duy trì thƣờng xuyên.
Thứ hai, hạn chế về vấn đề dân tộc và tôn giáo trong quá trình giữ vững ổn định chính trị - xã hội tại các tỉnh biên giới phía Bắc:
Trong thời đại ngày nay, vấn đề dân tộc và tôn giáo là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lƣợc “diễn biến hòa bình”. Bạo loạn lật đổ để chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Chúng ra sức lợi dụng các vấn đề
dân tộc, tôn giáo, “dân tộc” để chia rẽ nội bộ, làm suy yếu và cô lập chúng ta trong quan hệ quốc tế, kích động chống đối trong nƣớc và tạo cớ can thiệp từ bên ngoài. Vấn đề tôn giáo là vấn đề chiến lƣợc cơ bản, lâu dài và bức thiết.
Ở một số tỉnh nhƣ Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang tôn giáo phát triển không bình thƣờng, trái với phong tục tập quán của nhân dân; một số nơi đồng bào bị các thế lực thù địch và kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng còn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo phát tán nhiều tài liệu, băng hình phản động có nội dung chia rẽ dân tộc, đăng tin, bài trên báo điện tử và gửi cho đài RFA, RFI vu cáo chính quyền địa phƣơng vi phạm chính sách dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để kêu gọi quốc tế can thiệp, hỗ trợ. Lợi dụng tự do tín ngƣỡng, chúng tuyên truyền lập các Blog cá nhân nói xấu Đảng, chính quyền địa phƣơng, nói xấu chế độ.
Qua nghiên cứu, khảo sát về đời sống văn hóa, tâm linh của cộng đồng các dân tộc các tỉnh biên giới phía Bắc, ta thấy đồng bào dân tộc nơi đây phần lớn theo tín ngƣỡng dân gian thờ cúng tổ tiên, tôn thờ thần sông, thần núi, thần gió, thần mƣa,… mang đậm sắc thái văn hóa của cƣ dân nông nghiệp, cầu mong cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trong những năm trở lại đây, tình hình tôn giáo có nhiều diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân các tôn giáo tranh giành đức tin từ công chúng, gây ra sự xáo trộn về tƣ tƣởng, tâm lý của một bộ phận đồng bào các dân tộc, xâm hại đến giá trị văn hóa truyền thống, trong đó đồng bào dân tộc H’Mông chịu ảnh hƣởng nặng nề của đạo “Vàng Chứ”. Nhiều gia đình đã bỏ cả sản xuất, mổ lợn, mổ gà để đón “Vàng Chứ” để cứu thế thoát khỏi nghèo đói. Niềm tin của một số ngƣời đã khiến họ trở thành nạn nhân của đạo này gây ra những cuộc di dân cục bộ từ các tỉnh sang biên
giới. Cùng thời điểm đó, đạo Tin lành xuất hiện thông qua hệ thống tuyên truyền từ bên ngoài bằng tiếng H’Mông của đài Manila (Philippin), đài VOA và các vị chức sắc tôn giáo từ miền xuôi lên trực tiếp truyền đạo. Do hình thức truyền đạo của họ giản đơn, thiết thực, kết hợp với làm từ thiện và tận dụng những nội dung của giáo luật gần gũi với tâm lý của đồng bào nên số tín đồ này theo đạo ngày càng đông. Theo thống kê, năm 2005 số ngƣời theo đạo Tin lành ở các tỉnh biên giới phía Bắc là 72.239 ngƣời, đến năm 2009 số lƣợng ngƣời theo đạo này đã tăng lên đến 79.522 ngƣời.
Đáng chú ý là năm 2009 các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai đã phát hiện 9 vụ truyền đạo trái phép do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện, trong đó có 4 vụ ngƣời Mỹ, 3 vụ ngƣời Hàn Quốc, 1 vụ ngƣời Úc, 1 vụ ngƣời Ấn Độ ở các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát và Bảo Yên.
Nhƣ vậy, số lƣợng ngƣời theo đạo Tin lành ở các tỉnh biên giới phía Bắc ngày càng tăng lên do phƣơng thức truyền giáo Tin lành nơi đây có hiệu quả rất cao: Các nhà truyền giáo đã tuyên truyền đạo qua đài phát thanh, phƣơng tiện thông tin đại chúng; Cung cấp tài chính, tài liệu tôn giáo, củng cố đức tin, chỉ đạo đối tƣợng tại chỗ hoạt động; Cử ngƣời trực tiếp đến các cơ sở truyền đạo; Phát triển đạo vào chủ nhà, trƣởng bản, những ngƣời có uy tín, thậm chí vào cả một số cán bộ ở cơ sở , cán bộ đã nghỉ hƣu gặp khó khăn, hoặc đang có biểu hiện bất mãn; Đẩy mạnh tuyển chọn, đào tạo cốt cán để duy trì, phát triển đạo. Hơn nữa, các giáo phái nhƣ Hội thánh Tin lành Việt Nam, Hội thánh Liên hữu Cơ đốc miền Nam, Liên đoàn truyền giáo Phúc âm Ngũ tuần,… đang có xu thế gia tăng, tranh giành ảnh hƣởng và tín đồ của nhau. Có Hội thánh đầu tƣ xe máy, máy ảnh, radio, video,.. để làm phƣơng tiện truyền đạo; Hội trƣởng đƣợc trả lƣơng và phục cấp hàng tháng (600.000 đồng, cao hơn cả lƣơng cán bộ cấp xã); ngƣời có công vận động tín đồ theo đạo đƣợc khen thƣởng. Đặc biệt, ở một số nơi, các chức sắc tôn giáo đã phối
hợp với chính quyền trong việc thực hiện xây dựng nếp sống mới, làm từ thiện, giúp đỡ những gia đình khó khăn. Những việc làm này phù hợp với giáo luật nên đồng bào cảm thấy “đạo hợp với đời”.
Trƣớc các diễn biến về tôn giáo ở các tỉnh biên giới phía Bắc, đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn nhận khách quan đối với bộ phận đồng bào dân tộc có đạo. Theo điều tra đánh giá của các ngành chức năng, đa số đồng bào chấp hành tốt chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Song bên cạnh đó, vẫn còn ngƣời nghe theo kẻ xấu cố tình lôi kéo, kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và các thế lực thù địch lợi dụng tín ngƣỡng tôn giáo hoặc đội lốt tôn giáo để kích động, lôi kéo đồng bào chống phá Đảng và nhà nƣớc.
Thứ ba, hạn chế trong phát triển kinh tế - văn hóa ở các tỉnh biên giới phía Bắc.
Động lực của tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các tỉnh này chủ yếu do giá trị xây dựng kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, do vậy tốc độ tăng trƣởng không phản ánh đúng bản chất của sự tăng trƣởng, tạo nên tăng trƣởng ảo, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thiếu vững chắc.
Trong nông nghiệp, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa chƣa cao, do đặc điểm về điều kiện địa lý nên khó hình thành đƣợc các vùng sản xuất lớn, tập trung. Các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ yếu là gỗ nguyên liệu. Hiện nay diện tích rừng còn quá thấp, chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ không thể khai thác đƣợc, chính vì vậy Chính phủ đã có quyết định đóng cửa rừng, cấm khai thác gỗ từ rừng. Ngoài ra còn có chè, cây lƣơng thực có hạt, một số loại cây ăn quả và đại gia súc nhƣ trâu, bò,…Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông, lâm nghiệp tại các tỉnh biên giới phía Bắc diễn ra chậm chạp. Cơ cấu giá trị nông lâm thủy sản vẫn nặng về nông
nghiệp, chiếm 75% - 80% giá trị ngành. Trong khi đó, giá trị sản xuất lâm nghiệp, một ngành đƣợc coi là tiềm năng và có lợi thế của các tỉnh này trong so sánh với các tỉnh khác, vùng khác chỉ chiếm 16 - 23%. Điều này cho thấy, thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh biên giới phía Bắc chƣa thực sự đƣợc phát huy.
Về công nghiệp và xây dựng, tốc độ tăng trƣởng công nghiệp không đồng đều giữa các tỉnh. Tỉnh có tốc độ tăng trƣởng cao nhất là Lào Cai 25,7%, Cao Bằng 17%. Hầu hết các tỉnh còn lại tốc độ tăng trƣởng thấp. Tuy vậy, tốc độ tăng trƣởng cũng chƣa phản ánh đầy đủ bản chất sự phát triển của ngành công nghiệp các tỉnh biên giới phía Bắc do quy mô ngành của các tỉnh khác nhau. Sự tăng này một phần do tỉnh Lào Cai và Cao Bằng thực hiện Chƣơng trình phát triển thuỷ điện và chế biến khoáng sản giai đoạn 2006 - 2010.
Ở các tỉnh biên giới phía Bắc, công nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nƣớc vẫn chiếm vị trí chủ đạo, điều này thể hiện qua sự đóng góp của các doanh nghiệp Nhà nƣớc trong giá trị sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nƣớc tuy số lƣợng nhiều nhƣng quy mô nhỏ, đóng góp vào giá trị toàn ngành thấp. Nhƣ vậy, khả năng thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nƣớc còn thấp, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào sản xuất công nghiệp hầu nhƣ không có.
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội tại các tỉnh biên giới phía Bắc, tỷ lệ học sinh cấp tiểu học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít ngƣời bỏ học còn cao; Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy - học chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Số trạm y tế xã có bác sỹ đạt chƣa cao, nhân viên y tế thôn bản có trình độ sơ cấp trở lên mới đạt 75%. Chất lƣợng khám, chữa bệnh tại cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Số làng, xóm, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa còn thấp. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” có bƣớc phát triển song chất lƣợng chƣa đồng đều. Cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động thông tin truyền thông, hoạt động thể dục thể thao chƣa đồng bộ. Kết quả xóa đói giảm nghèo chƣa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Công tác đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề còn thấp; Tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; Kết quả tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện chƣa cao.
Công tác giáo dục, bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho đối tƣợng theo phân cấp nhất là đối tƣợng 5 đạt còn thấp. Tình hình an ninh biên giới, vùng dân tộc thiểu số ít ngƣời còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lƣờng. Tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, vi phạm an toàn giao thông có giảm nhƣng chƣa vững chắc. Hoạt động đối ngoại nhân dân còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở một số địa phƣơng, đơn vị chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Một số vụ việc thực hiện kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai chƣa kịp thời; Công tác tiếp dân kết quả chƣa cao. Cơ sở vật chất phục vụ công tác cải cách tƣ pháp còn nhiều hạn chế.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nƣớc, một số tỉnh biên giới phía Bắc đã vƣơn lên đạt đƣợc những thành tựu lớn nhƣ Quảng Ninh, Lào Cai và Lạng Sơn, nhƣng nhìn chung vẫn chậm phát triển so với các tỉnh đồng bằng. Đặc biệt những năm trƣớc đây, việc phát triển kinh tế-xã hội hành lang biên giới phía Bắc còn nhiều bất cập manh mún, dẫn đến mỗi tỉnh làm một kiểu, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp. Chính vì vậy, cần phải có một quy hoạch chung, tầm nhìn chiến lƣợc để phát triển toàn diện vùng “phên dậu” quốc gia ở biên giới phía Bắc.