Âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực đối lập và tình hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 78 - 83)

7. Kết cấu của đề tài

2.4. Một số vấn đề đặt ra trong giữ vững ổn định chính trị xã hội ở các

2.4.2. Âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực đối lập và tình hình

hình an ninh trật tự phức tạp vùng biên giới

Âm mƣu và sự chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của các thế lực thù địch thông qua chiến lƣợc “diễn biến hòa bình” suy cho cùng hòng làm cho tình hình chính trị ở Việt Nam mất ổn định.

Đây là “bài học” mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã dành nhiều thời gian, công sức “nghiên cứu, đúc kết” từ những cuộc xung đột chính trị xảy ra ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới những năm gần đây. Tuy nhiên, trên thực tế, sự bất ổn về chính trị xảy ra ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới thời gian qua, nguyên nhân sâu xa đều “khởi nguồn” từ việc tranh giành quyền lực chính trị; mâu thuẫn lợi ích giữa các đảng phái hoặc ngay nội bộ của đảng cầm quyền. Ở những quốc gia, vùng lãnh thổ không giữ đƣợc sự ổn định về chính trị thì ngƣời gánh chịu hậu quả nặng nề nhất chính là nhân dân, những ngƣời lao động trong xã hội.

Trong những năm qua, sự chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị hƣớng trọng tâm vào mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nƣớc Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam. Chiêu thức nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tiến hành là tập trung thực hiện các đòn chiến tranh tâm lý, xuyên tạc đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nƣớc; lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội và những vấn đề bức xúc trong đời sống nhân dân để lôi kéo, kích động gây ra sự bất ổn ở cơ sở. Chúng tác động vào nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân, với nhiều chiêu bài, nhƣ “hỗ trợ kinh phí để thực hiện việc khiếu kiện”; “hỗ trợ nhân đạo kèm theo những điều kiện bắt buộc nhƣ tham gia hội hè, tham gia tọa đàm, hội thảo...”; “kích động những ngƣời bất mãn với xã hội viết bài xuyên tạc, bôi nhọ cán bộ, công kích cấp ủy, chính quyền địa phƣơng với mức trả thù lao rất cao”… Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tập trung lợi dụng việc nhận thức hạn chế của một bộ phận nhân dân; kích động, gây bức xúc, hoặc lợi dụng sự bức xúc trong đời sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; dùng các thủ đoạn tác động vào lợi ích trƣớc mắt để mua chuộc lòng tham của con ngƣời, hòng đạt tới mục tiêu gây ra sự bất ổn về chính trị, gây sự hoài nghi về vị trí, vai trò, khả năng lãnh đạo xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bƣớc hạ thấp vai trò của Đảng, phủ nhận lịch sử; tiến đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, từ đó làm thay đổi chế độ chính trị, nhằm tạo ra cơ hội chính trị và lợi ích cho chính bản thân họ mà không hề mang lại lợi ích gì dù là nhỏ nhất cho tuyệt đại bộ phận các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Do tầm quan trọng đặc biệt về địa - chính trị của khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc nên kẻ thù ra sức chống phá gây mất ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng. Sự chống phá của kẻ thù trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc chủ yếu nhƣ sau:

Thứ nhất, lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để gây bất ổn về chính trị, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, cản trở khả năng phát triển kinh tế. Mũi nhọn trong chiến lƣợc chống phá bằng “diễn biến hòa bình” là truyền đạo bất hợp pháp vào các dân tộc thiểu số bằng nhiều con đƣờng. Một số tôn giáo trái pháp luật đƣợc truyền bá vào bản làng đã làm giảm hẳn vai trò của già làng,

trƣởng bản, nhiều nơi bỏ các thuần phong mỹ tục, nhất là thờ cúng tổ tiên. Vai trò của cán bộ, đảng viên và bộ máy chính quyền cũng suy giảm. Có nơi nhƣ xã Pu Cham Cáp thuộc huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, cả xã có 7 đảng viên theo đạo “Vàng Chứ”. Huyện Mƣờng Lay, tỉnh Lai Châu có 40 trƣởng bản theo đạo “Vàng Chứ”. Một số tổ chức phi chính phủ (NGO) lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo để móc nối với quần chúng theo đạo, phô trƣơng thanh thế cho các mục sƣ. chức sắc tôn giáo. Chúng lợi dụng các hoạt động từ thiện, nhân đạo để chia rẽ ngƣời theo đạo và ngƣời không theo đạo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm quyền lực của hệ thống chính trị các cấp, âm mƣu tiến tới tách dân khỏi sự quản lý của Nhà nƣớc, kích động thành lập cái gọi là “Quốc gia Mông tự trị”, tổ chức “Ngƣời H’mông yêu ngƣời H’mông”.

Các phần tử phản động trong một số tôn giáo ra sức phát tán tài liệu với nội dung xuyên tạc sự thật, kích động đồng bào dân tộc “đòi” lại đất của ngƣời Kinh, của nông – lâm trƣờng; xúi giục khiếu kiện đông ngƣời, phá rối trật tự, tung tin thất thiệt gây mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; xúi giục di cƣ vào Tây Nguyên, làm cho tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa phƣơng rất phức tạp.

Thứ hai, tấn công quyết liệt trên phƣơng diên tƣ tƣởng nhằm kích động, chia rẽ dân tộc, chia rẽ cán bộ, gây mất ổn định về chính trị - tƣ tƣởng. Hoạt động này đƣợc tiến hành bằng sự hỗ trợ tích cực của các phƣơng tiện thông tin đại chúng do Mỹ tài trợ. Các đài Manila, RFA, FEBC đƣợc phát bằng nhiều thứ tiếng dân tộc (Mông, Thái, Tày,…), các đài thu bình thƣờng cũng có thể nghe rõ trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc. Các đài này tăng cƣờng trang thiết bị hiện đại, xây dựng một số trạm phát sóng gần Việt Nam hoặc thuê sóng vệ tinh viễn thông để phát các chƣơng trình truyền đạo vào nƣớc ta. Trên cơ sở hiểu rõ đặc điểm tâm lý, tộc ngƣời, phong tục tập quán

truyền thống, trình độ nhận thức,… những ngƣời truyền đạo đã “H’mông” hóa thông tin để đồng bào dễ tiếp thu. Hơn nữa, các đài này hết sức chú ý thời điểm cũng nhƣ chủ đề trong thông tin tuyên truyền để chống phá, nhất là vào dịp lễ tết, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, của địa phƣơng và các sự kiện quan trọng nhƣ Đại hội Đảng, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Chúng đƣa tin bài có nội dung xấu, kích động, xuyên tạc chính sách dân tộc, chín sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta cũng nhƣ các chủ trƣơng, chính sách lớn của các địa phƣơng về phát triển kinh tế xã hội. Một trong những nội dung chống phá là hƣớng và vấn đề cán bộ, nhƣ xuyên tạc cơ cấu cán bộ không hợp lý nhằm kích động chia rẽ giữa ngƣời dân tộc thiểu số và ngƣời Kinh.

Thứ ba, thông qua các quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nhân đạo, phƣơng tiện thông tin hiện đại để gây bất ổn định và phá hoại về kinh tế. Biện pháp này đƣợc thực hiện trên nhiều phƣơng diện, bất chấp thủ đoạn, miễn là đạt mục đích phá hoại về kinh tế, gây rối loạn về chính trị và bất ổn về xã hội. Lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc ta, các thế lực thù địch thâm nhập vào các tỉnh biên giới phía Bắc chống phá rất quyết liệt thông qua hợp tác đầu tƣ, chuyển giao công nghệ núp dƣới nhiều danh nghĩa nhƣ nhân đạo, phi chính phủ, nghiên cứu nhân học,… Các lực lƣợng vốn là Ngụy quân, Ngụy quyền (từ thời Pháp) đƣợc sử dụng làm mũi nhọn xung kích trong móc nối lực lƣợng, gây dựng cở sở.

Tình hình biên giới ngày càng ổn định tuy vẫn còn một số nơi xảy ra các hiện tƣợng xâm canh, xâm cƣ qua biên giới. Quan hệ kinh tế hợp tác đƣợc đảy mạnh, bên cạnh tạo điều kiên mới cho sự phát triển thì cũng đặt ra hàng loạt thách thức nhƣ chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thƣơng mại, kiểm dịch động vật, đấu tranh chống nạn buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc,…

Nhƣ vậy, nhìn lại những vấn đề phức tạp về chính trị, an ninh trật tự đã và đang xảy ra ở các tỉnh biên giới phía Bắc trong những năm gần đây, ta thấy hiện rõ âm mƣu cơ bản của các thế lực thù địch là: chúng đang tích cực lợi dụng tất cả những vấn đề gì có thể lợi dụng: thiết chế xã hội, phong tục tập quán, tâm lý tự ti cũng nhƣ đời sống khó khăn của đồng bào các dân tộc thiểu số, yếu tố địa hình, vị trí địa lý để đẩy mạnh các hoạt động gây mất ổn định chính trị - xã hội nƣớc ta, không để ta có điều kiện tập trung nhân lực, vật lực và tài lực để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Tóm lại, các tỉnh biên giới phía Bắc có vị trí rất quan trọng về an ninh - quốc phòng, là “phên dậu” của Tổ quốc. Những năm qua, nhờ Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách quan tâm, phát triển các xã, bản, vùng sâu, vùng xa, biên giới nên đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc đƣợc cải thiện, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng đƣợc củng cố; chủ quyền an ninh biên giới đƣợc giữ vững góp phần ổn định chính trị, tăng cƣờng mối quan hệ hữu nghị với các nƣớc láng giềng. Tuy nhiên, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụng triệt để yếu tố đói nghèo của các dân tộc, vị trí chiến lƣợc, địa bàn xung yếu của vùng. Các hoạt động tôn giáo, tình báo, gián điệp, xâm canh, xâm cƣ, lấn chiếm biên giới cùng với hoạt động của các loại tội phạm khác ngày một gia tăng, làm cho tình hình an ninh, trật tự ở các xã, bản, nhất là xã bản biên giới diễn biến phức tạp. Hệ thoonhs chính trị ở cơ sở, đời sống kinh tế xã hội ở nhiều nơi còn yếu kém, ảnh hƣởng tiêu cực đến công tác quản lý trật tự, an ninh trong địa bàn, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gi

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP

TIẾP TỤC GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)