Giải pháp giữ vững ổn định về tư tưởng chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 91 - 92)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Giải pháp giữ vững ổn định về tư tưởng chính trị

Để giữ vững ổn định về tƣ tƣởng chính trị chúng ta cần gắn liền với nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về đổi mới kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị, tăng cƣờng sự tƣơng thích, đồng bộ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị, là đấu tranh nhằm làm thất bại mọi âm mƣu lợi dụng đổi mới để gây rối loạn, bất ổn ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Thực hiện nhiệm vụ này, trƣớc hết là những ngƣời làm công tác tƣ tƣởng. Trong thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tƣ tƣởng, cung cấp thông tin tập trung vào các nội dung trọng tâm:

Một là, tuyên truyền về truyền thống đoàn kết, gắn bó của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong lịch sử và trong hiện tại. Trong tuyên truyền cần khẳng định và làm rõ vùng đất biên giới phía Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, các tộc ngƣời sinh sống xen kẽ; các dân tộc luôn kề vai sát cánh cùng nhau đánh giặc, làm ruộng, làm nƣơng rẫy, đoàn kết, gắn bó, sống chết có nhau. Củng cố và tăng cƣờng sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau

giữa các dân tộc anh em để cùng nhau giữ vững nền độc lập thống nhất của Tổ quốc, tăng thêm sức mạnh, đẩy mạnh sản xuất, làm cho các tỉnh biên giới phía Bắc phát triển cùng cả nƣớc.

Hai là, tuyên truyền đƣờng lối, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề dân tộc, thực hiện “bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ, giúp nhau cùng phát triển”.

Ba là, vạch rõ âm mƣu, thủ đoạn của các thế lực thù địch tác động vào quan hệ dân tộc, tôn giáo, chia rẽ cộng đồng dân tộc Việt Nam - Những thủ đoạn thƣờng thấy hiện nay ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số biên giới phía Bắc.

Bốn là, tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với các tỉnh biên giới phía Bắc.

Năm là, tuyên truyền, giáo dục trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng.

Các cơ quan truyền thông có vai trò rất quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối của Đảng và đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, kích động của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi. Cần đầu tƣ, nâng cấp, tăng thời lƣợng phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số, trong đó đặc biệt coi trọng phổ biến kiến thức kinh tế. Đối với các dân tộc thiểu số chƣa có chƣơng trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc phải đƣợc quan tâm trong thời gian tới.

3.2.2. Giải pháp đảm bảo kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng – an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)