2 Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổchức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 87 - 91)

7. Kết cấu của đề tài

3.1. 2 Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổchức

Đảng; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân, năng lực quản lý, điều hành các Uỷ ban nhân dân các cấp.

Đổi mới việc quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” kết hợp với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với cải cách hành chính, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nƣớc, nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân. Nâng cao chất lƣợng hiệu quả công tác tuyên giáo và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo các cấp.

Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị cơ sở xã, phƣờng, thị trấn; củng cố, kiện toàn các tổ chức đảng theo hƣớng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả. Đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và cả hệ thống chính trị. Giữ vững nguyên tắc tập

chung dân chủ trong tổ chức sinh hoạt Đảng, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Thực hiện tốt việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Thực hiện tốt Nghị quyết TW5 (Khoá X) về tiếp tục đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, Nghị quyết TW6 (Khoá X) về nâng cao nâng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Xây dựng quy trình đánh giá, phân loại cán bộ sát đúng làm cơ sở để bố trí, sử dụng cán bộ. Thƣờng xuyên quan tâm nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch cán bộ; bổ sung cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số ít ngƣời, cán bộ có trình độ. Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ gắn với nhiệm vụ, trách nhiệm, hiệu quả công việc đƣợc giao. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cả về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn; đào tạo cán bộ có trình độ cao; hoàn thiện chính sách thu hút năng lực và sử dụng nhân tài.

Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong chấp hành Cƣơng lĩnh, nghị quyết, chỉ thị, Điều lệ Đảng, pháp luật của nhà nƣớc; chú trọng kiểm tra, giám sát những nội dung, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm. Kiểm tra kết luận và xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật Đảng; kịp thời khen thƣởng các tổ chức đảng, đảng viên có thành tích tốt trong thực hiện nhiệm vụ.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế Dân vận của hệ thống chính trị, công tác dân vận trong cơ quan nhà nƣớc. Mở rộng dân chủ, tích cực thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở tất cả các loại hình. Thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo và thông báo 160-TB/TW của Ban bí thƣ (khoá IX) về chủ trƣơng công tác đối với đạo Tin lành.

Lãnh đạo thực hiện tốt công tác bầu cử Quốc hội khoá XIII, bầu cử hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp. Tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp. Tăng cƣờng công tác giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các ngành, các cấp; tập trung giám sát, giải quyết những vần đề bức xúc, việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao năng lực của đại biểu nhân dân các cấp.

Đổi mới phƣơng pháp điều hành của các cấp chính quyền thực sự khoa học, hiệu quả cao. Đổi mới phong trào thi đua yêu nƣớc và về nội dung và hình thức. Tập chung xây dựng một nền hành chính hiện đại trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực; Tăng cƣờng hiệu lực trong bộ máy hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có tinh thần tận tuỵ phục vụ dân, hƣớng vào dân, tôn trọng dân, phát huy sức dân, chịu sự giám sát của nhân dân.

Thực hiện phân cấp hợp lý gắn với nâng cao tính chủ động, năng động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm của cán bộ các cấp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể. Cải tiến việc ban hành và phổ biến các chính sách, thủ tục hành chính, văn bản pháp luật.

Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; thực hiên tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thƣờng xuyên hƣớng hoạt động về cơ sở, thƣờng xuyên chăm lo lợi ích hợp pháp của nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; thực hiện tốt chính sách an dân, xây dựng niềm tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng. Các cấp uỷ đảng, chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt vai trò, chức năng giám sát và phản biện xã hội. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nƣớc trong các tầng lớp nhân dân, phong trào quần

chúng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, củng cố, tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên chú trọng giáo dục, rèn luyện, bồi dƣỡng, giác ngộ chính trị cho thanh niên. Liên đoàn Lao động chăm lo giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, giải quyết việc làm cho đoàn viên, công nhân lao động. Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy vai trò nòng cốt trong các phong trào hành động cách mạng quần chúng, phát huy trí tuệ, năng lực của đội ngũ trí thức, tạo mọi điều kiện cho tài nang phát triển.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, học tập Nghị quyết TW3 (khoá X), Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đƣa công tác phòng, chống tham nhũng thành nhiệm vụ trọng tâm, thƣờng xuyên của các cấp, các ngành, các đơn vị. Tăng cƣờng chỉ đạo phối hợp giữa các cấp, các ngành chức nang trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống mọi hành vi tham nhũng. Chú trọng nâng cao chất lƣợng kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố xét xử nghiêm minh, đúng quy định. Đề cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức, ngƣời đứng đầu, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

3.2. Một số giải pháp nhằm giữ vững ổn định chính trị ở các tỉnh biên giới phía Bắc

Những thủ đoạn, âm mƣu, hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền... trong các vùng dân tộc miền núi các tỉnh biên giới phía Bắc của các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay vẫn còn tiềm

ẩn và chờ khi có cơ hội thì tiến hành bạo loạn lật đổ chính quyền. Trƣớc tình hình đó Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chủ trƣơng, chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội các tỉnh biên giới phía Bắc nói chung và vùng miền núi nói riêng, nhằm tạo điều kiện để đồng bào trong vùng đẩy mạnh sản xuất. Chiến lƣợc “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch không chỉ ảnh hƣởng đến kinh tế, văn hóa xã hội v các tỉnh biên giới phía Bắc mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến an ninh chính trị của Vùng và của cả nƣớc. Do vậy, việc thực hiện công bằng trong phát triển là nhu cầu tất yếu của xã hội Việt Nam. Để đồng bào dân tộc và miền núi thực sự làm chủ đƣợc mảnh đất của mình, sử dụng tài nguyên thiên nhiên có hiểu quả, đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng, từng bƣớc nâng cao trình độ dân trí, dần làm thất bại âm mƣu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)