Phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 76 - 78)

7. Kết cấu của đề tài

2.4. Một số vấn đề đặt ra trong giữ vững ổn định chính trị xã hội ở các

2.4.1. Phát triển kinh tế-xã hội

Kinh tế xã hội các tỉnh biên giới phía Bắc còn khó khăn, đây là điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch lợi dụng tác động gây mất ổn định chính trị - xã hội.

Các tỉnh biên giới phía Bắc là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khu vực có nhiều tiềm năng thế mạnh nhƣng vẫn là nơi có kinh tế - xã hội kém phát triển so với các vùng khác trong cả nƣớc và có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Là nơi có nhiều tệ nạn xã hội nhƣ: buôn bán ma túy, nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện. Tình trạng nghiện hút và tiêm chích ma túy gia tăng, buôn lậu qua biên giới, gian lận thƣơng mại và các tệ nạn xã hội khác.

Mặc dù nƣớc ta đã có nhiều cố gắng trong công tác xóa đói giảm nghèo bằng các chƣơng trình nhƣ chƣơng trình 134, 135, định canh định cƣ,… nhƣng hiện nay đời sống nhân dân còn nhiều cơ cực. Những nơi này thƣờng xuyên gánh chịu thiên tai, vì thế hộ nghèo có nguy cơ càng nghèo hơn còn hộ thoát nghèo thì khả năng tái nghèo rất lớn. Điều này gây ra những hậu quả nhức nhối về mặt xã hội cho các tỉnh biên giới phía Bắc. Theo kết quả điều tra xã hội học, các tỉnh biên giới phía Bắc hiện vẫn có 33% số hộ gia đình thiếu đói hàng năm (nhất là ở vùng sâu, vùng xa). Phân hóa giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn ngày càng cao (hiện trên 7 lần) dẫn đến phân hóa xã hội càng sâu sắc, do đó nguy cơ dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội càng lớn.

Các tỉnh biên giới phía Bắc là vùng đa dân tộc do vậy phải có đa chính sách. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta có nhiều chính sách nhƣng lại đƣợc thực hiện nhƣ nhau giữa các dân tộc. Một số chính sách chƣa đƣợc cụ thể hóa phù hợp từng vùng, từng dân tộc nên hiệu quả thấp. Đây cũng là nguy cơ dẫn đến sự mất lòng tin của dân vào chủ trƣơng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Theo kết quả cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999, có tới 25% dân số là ngƣời dân tộc thiểu số trong độ tuổi đi học ở các tỉnh biên giới phía Bắc chƣa bao giờ đến trƣờng. Tỷ lệ mù chữ ở ngƣời Mảng, Si La là 96%, ở ngƣời Chứt là 94%. Trẻ em trong độ tuổi đi học, nhiều nơi chỉ có 50 – 60% cắp

sách đến trƣờng (chƣa nói đến hiệu quả học tập). Vấn đề văn hóa thấp kém làm cho chất lƣợng nguồn nhân lực thấp là trở ngại lớn trong việc tiếp thu ánh sáng khoa học kỹ thuật. Đồng thời, đây là điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch, những phần tử xấu tuyên truyền mê tín dị đoan, kích động, hoạt động gây phức tạp đến an ninh trật tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)