7. Kết cấu của đề tài
2.3. Hạn chế trong giữ vững ổn định chính trị xã hội ở các tỉnh biên giớ
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế:
Tình hình suy giảm kinh tế trong nƣớc do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình bất ổn trong khu vực đã ảnh hƣởng đến đầu vào của sản xuất, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định, nguồn lực đầu tƣ suy giảm, phụ thuộc phần lớn vào sự hỗ trợ của Trung ƣơng. Chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội thƣờng xuyên thay đổi và thiếu đồng bộ gây khó khăn cho địa phƣơng trong tổ chức triển khai thực hiện.
Các đơn vị hành chính có địa bàn rộng và cách xa nhau, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít ngƣời, còn tồn tại các phong tục tập quán lạc hậu, tình trạng du canh du cƣ, di cƣ tự do diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý.
Các yếu tố nhƣ do đời sống vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phía Bắc thiếu thốn, nghèo nàn, chƣa có lối thoát; do môi trƣờng sống bị phá hủy, thiên tai, lũ lụt thƣờng xuyên xảy ra; văn hóa truyền thống không đƣợc bảo toàn và phát triển đã gây nên sự hẫng hụt trong đời sống tâm linh con ngƣời. Nắm đƣợc tâm lý của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hiểu đƣợc họ thiếu gì và cần gì các lực lƣợng phản động đã từng bƣớc mua chuộc và tuyên truyền nhằm tập hợp quần chúng, từng bƣớc thực hiện âm mƣu “Diễn biến hòa bình”.
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi các tỉnh biên giới phía Bắc là địa bàn có vị trí địa lý hiểm trở, đời sống của nhân dân còn thấp kém, trình độ dân trí thấp, một số tỉnh vùng dân tộc và miền núi có chung biên giới với các nƣớc láng giềng nhƣ Trung Quốc, Lào và Campuchia, giao thông đi lại khó khăn,… Từ nhiều năm qua, nhất là trong những năm gần đây, các thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc luôn tìm cách chống phá công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo. Chúng triệt để khai thác các phƣơng tiện thông tin đại chúng
để tuyên truyền, xuyên tạc thực tế tình hình dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, tín ngƣỡng, tự do ngôn luận… kích động nhân dân vùng dân tộc và miền núi phân hóa, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân hòng thực hiện âm mƣu “Diễn biến hòa bình”.
Nắm đƣợc tâm lý của đồng bào các vùng dân tộc thiểu số và miền núi: đồng bào cần cù “một nắng hai sƣơng”, làm ra của cải để ăn còn không đủ, trong khi đó ở vùng đồng bằng đời sống kinh tế khá giả, y tế thuận lợi, giáo dục phát triển… đã gây bức xúc trong đồng bào, phát triển không đồng đều giữa các vùng. Các thế lực thù địch nhằm thực hiện âm mƣu của mình đã không ngừng cung cấp tiền, tài liệu, các phƣơng tiện truyền thông nhằm tuyên truyền nói xấu Đảng, nói xấu chế độ, xuyên tạc các hiện tƣợng về thế lực siêu nhiên. Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách tạo ra các “điểm nóng” về chính trị - xã hội, tạo ra sự bất ổn xã hội từ nhỏ đến lớn, lan rộng, kéo dài, đẩy từ mâu thuẫn nội bộ đến mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền.
* Nguyên nhân chủ quan:
Việc tổ chức triển khai cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn còn lúng túng và thiếu quyết liệt. Nhiệm vụ xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện một số chƣơng trình hành động còn chậm so với yêu cầu và thực tiễn.
Công tác chính trị tƣ tƣởng, vai trò của một số cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội có nơi còn hạn chế chƣa quyết liệt trong công tác kiểm tra đôn đốc giám sát thực hiện các Nghị quyết, chƣơng trình hành động.
Năng lực quản lý chỉ đạo và tổ chức điều hành của Chính quyền các cấp đã có những đổi mới nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, công tác phối hợp
còn chƣa thật sự chặt chẽ, kỷ luật kỷ cƣơng hành chính trong thi hành công vụ co việc còn chƣa nghiêm túc.
Mặc dù đội ngũ cán bộ đã đƣợc rèn luyện và trƣởng thành từng bƣớc song chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Một bộ phận cán bộ về năng lực công tác, khả năng triển khai nhiệm vụ đƣợc giao còn hạn chế, thiếu năng động, sáng tạo.
Một số chế độ chính sách, văn bản Luật, văn bản pháp quy của một số Bộ, ngành ở Trung ƣơng còn chƣa đồng bộ, thống nhất, còn những việc trùng lắp, chồng chéo, thiếu cụ thể, không rõ trách nhiệm; nhiều văn bản quy định thiếu chế tài cụ thể; có những cơ chế, chính sách quản lý lạc hậu, chƣa phù hợp với địa phƣơng nhƣng chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung nên gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
Thời gian gần đây nổi lên một số điểm nóng chính trị rõ nét, đáng chú ý ở vùng dân tộc và miền núi nhƣ ở Mƣờng Nhé (Điện Biên). Những điểm nóng chính trị này xảy ra đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, làm giảm lòng tin của đồng bào vào chính quyền, vào cán bộ địa phƣơng, việc bỏ bê đồng áng, nƣơng rẫy đi theo tiếng gọi của các thế lực siêu nhiên nhảm nhí, kinh tế sa sút, đời sống nhân dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Điều này đã gây cản trở việc ổn định kinh tế vùng dân tộc và miền núi nói chung và vùng dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng.