Phƣơng hƣớng giữ vững ổn định chính trị xã hội ở các tỉnh biên giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 83 - 87)

7. Kết cấu của đề tài

3.1. Phƣơng hƣớng giữ vững ổn định chính trị xã hội ở các tỉnh biên giớ

3.1. Phƣơng hƣớng giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc biên giới phía Bắc

3.1.1. Phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng:

Ƣu tiên tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trƣớc hết là mạng lƣới giao thông, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất. Tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các công trình, dự án quan trọng trong kế hoạch 5 năm 2010 - 2015, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các mục tiêu tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo; tăng cƣờng công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động.

Tranh thủ sự giúp đỡ và đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ƣơng đầu tƣ nâng cấp các quốc lộ qua các tỉnh. Đầu tƣ, khai thác tốt lợi thế về kinh tế cửa khẩu; hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu thành vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Văn hóa, giáo dục, y tế: Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá, nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc. Trong điều kiện hiện nay, trình độ lao động của Vùng còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung; dân tộc đồng bào thiểu số chiếm tỷ trọng cao. Do đó, vấn đề đào tạo nghề, nâng cao trình độ của ngƣời lao động đang là vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra đối với các tỉnh biên giới phía Bắc. Bên cạnh việc chú trọng đào tạo lao động, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các tỉnh trong Vùng là cần nâng cao một bƣớc trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tham mƣu.

Đầu tƣ và đƣa vào sử dụng một số thiết chế thể thao trọng điểm vùng Đông Bắc. Tập trung đầu tƣ các trung tâm thể thao, bảo tàng, thƣ viện, nhà

hát, nhà triển lãm tỉnh và các thiết chế văn hoá tại một số địa phƣơng. Hoàn thành hệ thống nhà công sở, nhà sinh hoạt, vui chơi cho nhân dân, đặc biệt là ngƣời cao tuổi, trẻ em.

Xây dựng hệ thống trƣờng, trong đó tập trung xây dựng mới các cơ sở đại học. Tiếp tục đẩy mạnh kiên cố hóa trƣờng, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên, ƣu tiên cho vùng sâu, vùng cao, vùng khó khăn, vùng có mật độ dân cƣ đông, bảo đảm đủ phòng học 2 buổi/ngày, cao tầng hoá các trƣờng học ở những nơi khó khăn về đất, các trƣờng chuyên biệt, giáo dục mầm non. Tăng đầu tƣ của Nhà nƣớc, đồng thời đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh, giảm tình trạng quá tải trong các bệnh viện. Phấn đấu đến nửa đầu nhiệm kỳ hoàn thành chỉ tiêu mỗi bệnh nhân trên một giƣờng bệnh. Ƣu tiên đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị cho các bệnh viện, các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện và đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ bệnh viện chuyên khoa. Đa dạng hoá các hình thức đầu tƣ phát triển và kinh doanh hạ tầng, chú trọng hình thức hợp đồng PPP (hợp tác Nhà nƣớc - tƣ nhân); chú trọng đầu tƣ chung cƣ và nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp, ngƣời nghèo.

Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với việc bảo đảm môi trƣờng sinh thái: Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt, bảo vệ rừng, đất , nƣớc… Các tỉnh biên giới phía Bắc cần rà soát lại quy hoạch của địa phƣơng để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế- xã hội gắn với quy hoạch phát triển vùng; gắn với việc đảm bảo an ninh quốc phòng. Bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế cần chú trọng công tác bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững trong vùng. Đẩy mạnh tuyên truyền,tạo sự chuyển biến đồng bộ về nhận thức và hành động trong thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các dự án đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng.

Chú trọng phát triển các công trình xử lý nƣớc thải tập trung, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải, nhà máy xử lý rác, chất thải bệnh viện; quan tâm quy hoạch và quản lý nhà tang lễ, nghĩa trang theo hƣớng văn minh, hiện đại tại các địa phƣơng. Kiểm soát, ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.Nhà nƣớc tăng đầu tƣ, đồng thời có các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa, phát động các phong trào bảo vệ môi trƣờng.

Khắc phục tình trạng suy thoái môi trƣờng ở các khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản, khu vực lấn biển, san đồi và các khu đông dân cƣ, một số vùng nông thôn. Tăng cƣờng quản lý, bảo vệ môi trƣờng ở các khu du lịch. Tập trung hoàn nguyên môi trƣờng các bãi đổ thải, xử lý tình trạng bồi lắng ở các sông và các hồ chứa nƣớc, ô nhiễm không khí...

Phấn đấu đến năm 2015, 100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nƣớc thải đạt tiêu chuẩn; thu gom 90% chất thải rắn ở đô thị; xử lý 100% chất thải y tế; 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng đƣợc xử lý. Tạo chuyển biến rõ nét về môi trƣờng sống.

Bảo vệ an ninh biên giới các tỉnh phía Bắc: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao cảnh giác, chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mƣu thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về quốc phòng, an ninh, nhất là khu vực biên giới, vùng biển. Tiếp tục phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục, bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng, an ninh.

Đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ chính trị và Nghi định số 152/2007/NĐ-CP của

Chính phủ. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng - an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng - an ninh trong các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, nhất là ở các địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, có chất lƣợng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp uỷ và hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác quốc phòng - an ninh.

Tập trung đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu vực vành đai biên giới. Quản lý chặt chẽ đƣờng biên, mốc giới, các cửa khẩu trên bộ, các phƣơng tiện hoạt động trên biển, góp phần xây dựng đƣờng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân, đối ngoại biên giới; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cƣờng quốc phòng an ninh và mở rộng đối ngoại, phát triển các mối quan hệ truyền thống trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực và bản sắc văn hóa dân tộc.

Tiếp tục nâng cao chất lƣợng tổng hợp, toàn diện của lực lƣợng vũ trang. Tổ chức huấn luyện, diễn tập thuần thục các phƣơng án, nâng cao khả năng phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lƣợng. Chăm lo xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thực hiện tốt chính sách hậu phƣơng, quân đội, đặc biệt quan tâm đào tạo việc làm cho bộ đội xuất ngũ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Kiên quyết đấu tranh, trấn áp các hoạt động tội phạm nhất là tội phạm xuyên biên giới, tội phạm công nghệ cao, tội phạm liên quan đến than, tham nhũng, buôn lậu, sử dụng vũ khí nóng ; phòng ngừa và giảm thiểu các tệ nạn xã hội; kiềm chế và giảm mạnh tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự vùng nông thôn, dân tộc, miền núi.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính

trị, trât tự an toàn xã hội trên địa bàn. Chủ động đấu tranh phòng, chống làm thất bại âm mƣu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.

Bảo đảm ngân sách quốc phòng - an ninh, xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng kế hoạch phòng thủ tỉnh, huyện ngày càng vững chắc Tăng cƣờng hoạt động kinh tế đối ngoại; xây dựng biên giới Việt - Trung hoà bình, hữu nghị hợp tác phát triển; chú trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới. Đẩy mạnh cải cách tƣ pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị; quan tâm công tác cán bộ, đầu tƣ cơ sở vật chất và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ quan tƣ pháp; tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong các tầng lớp nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, coi công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)