Giải pháp đảm bảo kết hợp phát triển kinh tế-xã hội, xóa đó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 92 - 107)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Giải pháp đảm bảo kết hợp phát triển kinh tế-xã hội, xóa đó

Phƣơng châm: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội” đƣợc khẳng định Báo cáo chính trị của Ban chấp hành

Trung ƣơng Đảng tại Đại hội lần thứ XI của Đảng. Đó cũng là quan hệ biện chứng phổ quát giữa hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Mục tiêu chung của kết hợp kinh tế quốc phòng - an ninh là nhằm xây dựng địa bàn vững mạnh trên cả hai phƣơng diện quốc phòng - an ninh cũng nhƣ kinh tế- xã hội để tạo điều kiện tƣơng hỗ cho nhau. Đó chính là bảo đảm thực hiện mối quan hệ biện chứng giữa ổn định và phát triển. Cụ thể hơn, đối với các tỉnh biên giới phía Bắc đó là thực hiện đồng thời hai mục tiêu là xoá đói giảm nghèo và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Thông qua các chính sách và giải pháp cụ thể, ví dụ nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, kết hợp tổ chức lại dân cƣ; tạo điều kiện để cơ cấu lại dân cƣ, định canh, định cƣ, tăng cƣờng đƣa dân cƣ ra biên giới trên cơ sở tạo điều kiện cho nhân dân cải thiện đời sống; tăng cƣờng khả năng đầu tƣ sản xuất hàng hoá, tổ chức sản xuất để thu hút đồng bào dân tộc và dân nơi khác đến; ổn định cuộc sống cho nhân dân…là những điều thiết yếu để vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa thực hiện đƣợc nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Vì thế, chƣơng trình biên mậu trên tuyến biên giới một mặt phải thực sự nhằm tạo ra những yếu tố đột phá cho phát triển kinh tế hàng hoá, hoạt động mậu dịch dọc biên giới nhằm tổ chức tốt nhất các hoạt động kinh tế và đồng thời góp phần giữ vững quốc phòng - an ninh. Mặt khác, các chính sách, biện pháp nhằm củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh (cả tổ chức, nhân lực; cả về chính trị, tinh thần, và về vật chất kỹ thuật… phải nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhất sự an toàn, yên ổn trên địa bàn tỉnh, trực tiếp nhất trên tuyến biên giới, nhằm giữ yên bờ cõi, bảo đảm củng cố hòa bình hữu nghị và cũng là góp phần đắc lực cho thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Các hoạt động, các giải pháp bảo đảm quốc phòng - an ninh trên tuyến biên giới phải trực tiếp tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đối ngoại, kinh tế biên mậu để phát triển kinh tế xã hội, cải thiện điều kiện sống của đồng bào các dân tộc miền núi.

Trƣớc hết, phải tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với nhiệm vụ xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, nhất là trong việc bảo đảm thực hiện đúng đắn các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, quy chế xây dựng, quản lý và bảo vệ khu vực biên giới. Đặc biệt chú trọng vấn đề bố trí dân cƣ, tạo thế trận quốc phòng – an ninh ở các địa bàn biên giới; chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhằm ổn định đời sống vật chất, tin thần của đồng bào các dân tộc.

Hiện nay, nhiệm vụ có tính then chốt là phải xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh. Từ những năm qua, hệ thống chính trị cơ sở nói chung, trong đó có ở các tỉnh biên giới phía Bắc, đã đƣợc quan tâm củng cố một cách đáng kể và đang đóng vai trò rất quan trọng trong tổ chức xây dựng lực lƣợng, huy động tiềm năng vật chất, tinh thần để tăng cƣờng sức mạnh phòng thủ, đồng thời trực tiếp xử lý các tình huống chính trị, quân sự và an ninh trật tự xẩy ra... Tuy nhiên, đứng trƣớc những thời cơ và vận hội mới, các tỉnh biên giới phía Bắc cần tăng cƣờng hơn nữa vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lƣợng vũ trang về nhiệm vụ bảo vệ biên giới trong tình hình mới, trên cơ sở nhận thức sâu sắc những tƣ tƣởng đổi mới trong đƣờng lối đối ngoại của Đảng. Cần tăng cƣờng hơn nữa chất lƣợng công tác dân vận và củng cố cơ sở chính trị địa phƣơng. Để làm tốt việc đó, trƣớc hết phải bảo đảm sự trong sạch, tin cậy của đội ngũ cán bộ, công chức. Cùng với việc giáo dục lòng yêu nƣớc, truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phƣơng, giáo dục, bồi dƣỡng tình cảm đoàn kết, hữu nghị của nhân dân các dân tộc và lực lƣợng vũ trang hai bên biên giới trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia, thực hiện nghiêm Quy chế biên giới và bảo đảm quyền lợi của nhân dân vùng biên giới, cũng đồng thời giáo dục lòng tự tôn dân tộc và nâng cao cảnh giác

cách mạng, kiên quyết, khôn khéo để bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới và lợi ích quốc gia.

Cần có các giải pháp cụ thể để tăng cƣờng hiệu quả công tác dân vận của địa phƣơng, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân vùng biên giới nâng cao cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện và đấu tranh làm thất bại mọi âm mƣu phá hoại của các thế lực thù địch, không để kẻ địch xuyên tạc, kích động, tạo điểm nóng để chống phá. Cần hết sức chú ý coi trọng, tranh thủ sự tham gia của các già làng, trƣởng bản, quần chúng tiêu biểu, ngƣời có uy tín để củng cố tiềm lực tinh thần trên địa bàn. Phát triển lực lƣợng chính trị rộng rãi sát cánh cùng các lực lƣợng công an, quân đội, bộ đội biên phòng, dân quân, tự vệ xây dựng thế trận quốc phòng – an ninh vững mạnh toàn diện, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên khu vực biên giới.Về mặt quản lý nhà nƣớc, vấn đề đặt ra là phải tiếp tục tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân, giữa lực lƣợng quân sự, quốc phòng với lực lƣợng an ninh, cảnh sát, công an xã trên địa bàn, thông qua các hình thức, biện pháp phù hợp với địa bàn Hà Giang. Vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng ở đây là không chỉ trực tiếp hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh tại cơ sở, địa phƣơng mà còn tạo tiền đề vững chắc cho việc phối, kết hợp lâu dài, bền vững trên các khu vực, địa bàn, cơ sở dƣới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, điều hành và tổ chức của chính quyền các cấp để giữ gìn biên giới quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Cần tăng cƣờng hình thức giao ban các cụm quốc phòng - an ninh, cụm tuyến an toàn sẵn sàng chiến đấu dọc các địa bàn biên giới. Cần xác định quy mô cụm hợp lý cho địa bàn vùng biên. Trên cơ sở địa bàn lãnh thổ kết hợp với địa bàn cửa khẩu, đƣờng mòn,... nhằm đạt đƣợc mục tiêu phối hợp chặt

chẽ nhất giữa các các lực lƣợng có mặt trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Gắn cuộc đấu tranh phòng chống xâm nhập biên giới với đấu tranh phòng chống các hoạt động phá hoại kinh tế, các hoạt động buôn lậu, các tội phạm ma túy; gắn liền nhiệm vụ bảo đảm ổn định đời sống của dân cƣ với ổn định chính trị, chống các hoạt động phá hoại tƣ tƣởng của các thế lực xấu; gắn bảo vệ biên giới với tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, qua lại, hoạt động thƣơng mại biên mậu...Vừa làm vừa rút kinh nghiệm và tuyên truyền phổ biến, kinh nghiệm tốt; tập trung xây dựng và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Đối với khu vực biên giới, vấn đề quản lý ngƣời nƣớc ngoài phải đƣợc quan tâm đúng mức. Vừa qua, với việc Quốc hội khóa XIII ban hành Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cƣ trú, đi lại của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam, cơ sở pháp luật cho hoạt động quản lý ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam đã hoàn thiện thêm một bƣớc rất quan trọng. Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nƣớc và chủ thể tham gia hoạt động quản lý nhà nƣớc về nhập cảnh, xuất cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc sửa đổi, bổ sung, khắc phục một cách căn bản các điểm chƣa thật sự hợp lý; bổ sung các quy định về phối hợp và cơ chế phối hợp trong công tác quản lý ngƣời nƣớc ngoài. Vấn đề đặt ra lúc này là cần tích cực triển khai, tuyên truyền phổ biến và thực hiện nghiêm chỉnh. Đặc biệt đối với các địa bàn huyện, thị, các xã biên giới phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này và những năm tiếp đây để tạo thành một hệ thống hoạt động quản lý chặt chẽ, thƣờng xuyên và hiệu quả.

Cần tăng cƣờng diễn tập ở các địa bàn để nâng cao khả năng phối hợp giữa lực lƣợng quân sự và an ninh, đồng thời xây dựng và bổ sung, hoàn thiện các yếu tố hình thành giữa thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân trên từng địa bàn. Chủ động tổ chức các cuộc giao ban định kỳ

và đột xuất, các cuộc hội nghị, hội thảo nghiên cứu sâu sắc các đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa bàn, phân tích sâu các bài học lịch sử cũng nhƣ những kinh nghiệm thực tiễn đã xử lý các vụ việc những năm vừa qua để có những phƣơng án cụ thể phối hợp chặt chẽ hiệu quả hơn. Ủy ban nhân dân các cấp cần duy trì và chủ trì các cuộc giao ban này nhằm kịp thời nắm và phổ biến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh trên cơ sở đó báo cáo cấp ủy để Đảng kịp thời có những chủ trƣơng hợp lý, đồng thời Chính quyền có kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Các lực lƣợng vũ trang trên địa bàn cần có các giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng sức mạnh, tăng cƣờng tính tổ chức, kỷ luật và bảo đảm tƣ thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho nhân dân. Các lực lƣợng vũ trang đứng chân trên địa bàn các tỉnh cần phải tăng cƣờng các giải pháp: tuyên truyền vận động nhân dân nắm vững và thực hiện tốt đƣờng lối và chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng; tham mƣu, tổ chức và làm nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống các thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch và các hành vi lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nƣớc; phòng, chống có hiệu quả các loại tội phạm trên tuyến biên giới; tích cực góp phần vào việc chăm sóc y tế, đƣa y tế về cơ sở, tham gia chữa bệnh cho nhân dân; nâng cao trình độ văn hóa, góp phần bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn; vận động, tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc đến trƣờng học.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Đảng và Nhà nƣớc đã phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng phát triển toàn diện các tỉnh biên giới Việt Trung từ nay tới năm 2020. Có thể nói với quy hoạch phát triển toàn diện các tỉnh biên giới phía Bắc là một “cơ hội vàng” cho các tỉnh biên giới có một hƣớng đi vững chắc, nhanh chóng “tăng tốc” để vƣơn lên. Vấn đề còn lại là sự phối hợp giữa ban ngành Trung ƣơng và địa phƣơng phát huy tiềm năng nội lực và vốn đầu tƣ của nhà nƣớc nhƣ thế nào để quy hoạch phát triển toàn diện các tỉnh biên giới phía Bắc sớm thành hiện thực, đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, Cấp ủy Đảng và chính quyền các tỉnh biên giới phía Bắc đã nhận thức đƣợc vấn đề mấu chốt là tiến hành đồng bộ các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, nâng cao đời sống nhân dân. Từ đó đề ra các phƣơng hƣớng và giải pháp thực hiện để giải quyết các vấn đề trên. Thực tế thời gian qua cho thấy, các thế lực thù địch thƣờng lợi dụng tình cảnh đói nghèo của đồng bào dân tộc để tuyên truyền chia rẽ, xuyên tạc, kích động… Cần có những dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo… thiết thực góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn, ngăn chặn tình trạng du canh, du cƣ, phá rừng làm rẫy. Các hộ đói nghèo, quá khó khăn cần có biện pháp trợ cấp trƣớc mắt và hƣớng dẫn cách làm ăn phát triển kinh tế gia đình, từng bƣớc ổn định đời sống.

KẾT LUẬN

Các tỉnh biên giới phía Bắc là một địa bàn có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đồng bào dân tộc biên giới phía Bắc có nền văn hoá độc đáo, giàu bản sắc và truyền thống yêu nƣớc, truyền thống đấu tranh cách mạng. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc biên giới phía Bắc đã đoàn kết, anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong công cuộc đổi mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo, đƣợc sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, nhân dân các dân tộc biên giới phía Bắc đã sát cánh cùng nhân dân cả nƣớc, phấn đấu đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc biên giới phía Bắc đƣợc cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, các thế lực thù địch luôn nuôi tham vọng và dã tâm phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Chúng đã lợi dụng những khó khăn và những sơ hở, yếu kém yếu kém, hạn chế của hệ thống chính trị các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện đƣờng lối của Đảng, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc trên các mặt của đời sống xã hội của chúng ta để tuyên truyền kích động, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, móc nối trong ngoài thúc ép, dụ dỗ, lừa gạt một bộ phận đồng bào tham gia các vụ biểu tình, bạo loạn, vƣợt biên trái phép hòng gây mất ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc .

Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là phải giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc - một trong những địa bàn có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng của đất nƣớc, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia là điều kiện cần thiết để tiến hành thắng lợi sự nghiệp đổi mới ở đất nƣớc ta. Giữ vững ổn định chính trị -

xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội ở toàn vùng. Ngƣợc lại, phát triển kinh tế - xã hội sẽ giúp giữ vững ổn định chính trị.

Tình hình các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay cơ bản ổn định, nhƣng vẫn còn nhiều nhân tố phức tạp không thể xem thƣờng, những nhân tố tiềm ẩn có thể gây mất ổn định chính trị là các vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo, ruộng đất, phân hoá giàu nghèo, tƣ tƣởng kỳ thị, bài Kinh, ly khai...

Các tỉnh biên giới phía Bắc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu về phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, về cơ bản các tỉnh này còn nghèo, phát triển chƣa bền vững. Ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả trƣớc mắt và lâu dài; đòi hỏi có đƣợc những giải pháp cơ bản và sát thực.

Do đây là công trình lần đầu tiên nghiên cứu về ổn định chính trị - xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Trang 92 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)