1. Giới thiệu khái quát sự ra đời của tỉnh Hà Bắc (1963 – 1997)
3.4. Đối với người nghiên cứu, biên soạn lịch sử tỉnh Hà Bắc (1963 – 1997)
3.4.1. Người nghiên cứu cần khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ nhiều hơn
hơn trong việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử tỉnh Hà Bắc (1963 – 1997)
Cho đến nay, tính chính xác và độ tin cậy cao là những đặc tính quan trọng hàng đầu không thể phủ nhận của tài liệu lưu trữ. Tuy nhiên, qua khảo sát một số cuốn lịch sử về Hà Bắc, chúng tôi nhận thấy những người nghiên cứu, biên soạn chưa thực sự coi trọng việc sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ cơng trình nghiên cứu của mình. Điều này thể hiện ở việc tài liệu lưu trữ chưa được sử dụng như một nguồn thông tin quan trọng và chủ yếu. Thực tế là, để nghiên cứu, biên soạn lịch sử tỉnh, họ thường thu thập thông tin cấp 2 từ sách, báo, tạp chí hoặc qua bài viết của nhiều tác giả khác mà chưa chú trọng đến việc khai thác các thông tin cấp 1 trong tài liệu lưu trữ. Do đó, trong một số cơng trình nghiên cứu về lịch sử Hà Bắc, thông tin từ tài liệu lưu trữ chiếm tỷ
trọng rất khiêm tốn. Có lẽ vì thế nên có những phần trong cuốn lịch sử được trình bày hết sức chung chung, thiếu các dẫn chứng, số liệu khiến cho cuốn lịch sử kém đi sự hấp dẫn và tính thuyết phục. Do đó, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ như một nguồn tài liệu chủ yếu để nghiên cứu, biên soạn lịch sử là một vấn đề cần được các nhà nghiên cứu, biên soạn lịch sử quan tâm hơn.
Bên cạnh đó, người nghiên cứu, biên soạn lịch sử cần tránh quan niệm “ngại” đến các lưu trữ vì cho rằng “lưu trữ đồng nghĩa với bí mật”, thủ tục tiếp cận khai thác, sử dụng tài liệu rườm rà, tốn kém thời gian (thực chất điều này cũng có xảy ra trước đây),...Tuy nhiên, hiện nay Kho Lưu trữ Tỉnh ủy, Trung tâm Lưu trữ tỉnh Bắc Giang, điều kiện tiếp cận, khai thác, sử dụng tài liệu khá thuận lợi thông qua hệ thống công cụ tra cứu thuận tiện cùng với một đội ngũ cán bộ phục vụ được đào tạo chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ cho độc giả.