Chế độ thai sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khắc phục những bất cập trong chính sách Bảo hiểm xã hội (Trang 34 - 39)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI

2.1. Các chế độ Bảo hiểm Xã hội

2.1.2. Chế độ thai sản

Hầu hết phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng đều phải trải qua giai đoạn mang thai, sinh con và chăm sóc con cái. Ngoài việc tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì lao động nữ còn phải thực hiện thiên chức làm mẹ. Việc này làm cho quá trình lao động của họ bị giãn đoạn, đồng thời ảnh hƣởng đến thu nhập và sức khỏe. Vì vậy, Nhà nƣớc rất coi trọng đến các chế độ trợ cấp thai sản của ngƣời lao động để họ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, dễ dàng hòa nhập với các hoạt động xã hội và yên tâm hơn trong cuộc sống.

Chế độ thai sản gồm 11 điều, từ Điều 27 đến Điều 37 Luật BHXH. Một số quy định đƣợc hƣớng dẫn cụ thể từ Điều 13 đến Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của 22/12/2006 của Chính phủ, mục II phần B Thông tƣ số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007, khoản 3 Thông tƣ số 19/2008/TT- BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội và từ

Điều 12 đến Điều 16 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Đối tƣợng áp dụng chế độ thai sản quy định trong luật BHXH là hợp lý và cơ bản đã bao phủ các đối tƣợng thụ hƣởng chế độ này. Trong giai đoạn 2007 đến 2013, số lƣợng ngƣời đƣợc hƣởng chế độ thai sản đƣợc thể hiện theo bảng sau:

Bảng 2.2: Số lƣợt ngƣời hƣởng chế độ thai sản 5

(Đơn vị tính: người, %)

Nội dung Năm

2007 Năm 2008 Năm

2009

Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số đối tƣợng

tham gia (a) 7,429,002 8,539,467 8,901,170 9,441,246 10,104,497 10,436,868 11,054,649 Tổng số lƣợt ngƣời đƣợc giải quyết chế độ thai sản (b) 298,564 575,811 713,000 661,312 835,752 1,082,502 1,230,893 Tỷ lệ (b:a) % 4.02 6.74 8.01 7.00 8.27 10.37 11.1

Bảng trên cho thấy, tỷ lệ đối tƣợng hƣởng chế độ thai sản tăng nhanh từ năm 2007 đến 2013: tăng hơn 7% sau 6 năm, tỷ lệ tăng tƣơng đối đều qua các năm, duy chỉ có năm 2010 là giảm gần 1% so với năm 2009. Với tỷ lệ bình quân từ 2007 đến 2013 là 7,93%, có nghĩa là 100 ngƣời đóng BXXH thì có trên 7 ngƣời đƣợc hƣởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, chế độ thai sản vẫn còn bộc lộ một số khuyết điểm cần đƣợc chỉnh sửa nhƣ sau:

Về điều kiện hƣởng chế độ thai sản – Điều 28 Luật BHXH

Điều kiện hƣởng chế độ thai sản chƣa bao quát đƣợc hết các trƣờng hợp cần đƣợc thụ hƣởng chế độ này. Cụ thể là trƣờng hợp lao động nam đóng BHXH, nhƣng có vợ không tham gia BHXH mà sinh con. Khi một gia đình có thêm một đứa trẻ, thì ngƣời làm cha làm mẹ sẽ phải dành thời gian, tiền bạc để chăm lo cho đứa trẻ và đƣơng nhiên vấn đề tài chính của họ sẽ bị ảnh hƣởng.

5

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 891/BC-BHXH ngày 06/03/2013.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014) Tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014 của cơ quan

Trong khi đó lao động nam này có đóng góp vào quỹ BHXH, mà lại không đƣợc thụ hƣởng những gì mình đóng góp là không công bằng cho họ. Nhƣ vậy, cần bổ sung thêm trƣờng hợp lao động nam đóng BHXH có vợ không tham gia BHXH sinh con đƣợc hƣởng chế độ thai sản.

Cũng theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH, để đƣợc hƣởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con thì lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mƣời hai tháng trƣớc khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Đây là một quy định rất hợp lý nhằm hạn chế những đối tƣợng lợi dụng chính sách BHXH để đƣợc thụ hƣởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, quy định này vẫn chƣa nhắc đến trƣờng hợp NLĐ nữ có thời gian đóng BHXH dài nhƣng bị bệnh lý, họ phải nghỉ việc để tiến hành chữa trị. Những trƣờng hợp nhƣ vậy khi sinh con hoặc nhận con nuôi họ sẽ không đƣợc hƣởng chế độ thai sản vì thời gian tham gia bảo hiểm không liên tục. Tuy nhiên so với những lao động mới chỉ tham gia BHXH đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trƣớc khi sinh con hoặc nhận con nuôi thì đóng góp của họ vào quỹ BHXH còn nhiều hơn. Nhƣ vậy họ hoàn toàn có quyền đƣợc hƣởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con.

Quy định về thời gian hƣởng chế độ khi khám thai – Điều 29 Luật BHXH:

Khám thai định kỳ là việc làm hết sức cần thiết để kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn của thai nhi và thai phụ, những nguy cơ có thể gây ra những tai biến xảy ra khi mang thai và sinh nở.

Điều 29 Luật BHXH quy định về số lần nghỉ khám thai giống nhau giữa ngƣời mang thai bình thƣờng và ngƣời mang thai có bệnh lý và thai không bình thƣờng là không hợp lý. Vì những ngƣời mang thai có bệnh lý và thai không bình thƣờng phải đƣợc bác sỹ chỉ định số lần khám thai cho từng dạng đối

tƣợng. Có nhƣ vậy sức khỏe của ngƣời mang thai và thai nhi mới đƣợc đảm bảo.

Quy định về thời gian hƣởng chế độ khi sinh con – Điều 31 Luật BHXH:

Điều 31 Luật BHXH chƣa có quy định về trƣờng hợp ngƣời chồng đƣợc nghỉ với một thời gian nhất định khi ngƣời vợ sinh con. Điều này thể hiện trách nhiệm của ngƣời chồng đối với việc sinh con của ngƣời ngƣời vợ và vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực này. Bình đẳng giới ở đây không có nghĩa là tăng thời gian hƣởng chế độ cho lao động nữ, mà là lao động nam cũng phải có thời gian nghỉ làm để chăm con, san sẻ công việc với ngƣời phụ nữ. Đây không chỉ là yêu cầu của lao động nữ sinh con mà còn là nguyện vọng của lao động nam nhằm chia sẻ trách nhiệm, chăm sóc sức khoẻ ngƣời mẹ và trẻ sơ sinh. Điều này đƣợc chứng minh qua khảo sát của Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội) với câu hỏi ngƣời chồng đƣợc nghỉ việc khi ngƣời vợ sinh con, có 3 phƣơng án đƣợc đề xuất là 01 tuần, 02 tuần và ý kiến khác. Kết quả cho thấy 58% NSDLĐ, 21% NLĐ và 50% cơ quan BHXH đƣợc hỏi đồng ý với phƣơng án đề xuất thời gian nghỉ là 01 tuần, 25% NSDLĐ, 62% NLĐ và 46% cơ quan

BHXH đƣợc hỏi đồng ý với phƣơng án 02 tuần 6

. Tham khảo bảng sau để thấy đƣợc quy định về thời gian hƣởng chế độ thai sản của một số nƣớc trên thế giới:

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp quy định thời gian hƣởng chế độ thai sản một số nƣớc trên thế giới 7 nƣớc trên thế giới 7

S

TT Quốc gia

Thời gian nghỉ thai sản

Đối với Mẹ Đối với Bố

Nguồn Wikipedia 1 Phillipine 60 ngày (nếu sinh thƣờng)

78 ngày (nếu sinh mổ). 7 ngày

2 5 tháng (gồm 2 tháng trƣớc 13 tuần

6 Theo Bùi Sỹ Tuấn (2014) Sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội cần quan tâm nghiên cứu để lồng ghép vấn đề giới, Tạp chí Khoa học lao động và Xã hội, số 38/Quý I – 2014, tr70-75

7

Italia và 3 tháng sau ngày dự sinh)

3 Đức 14 tuần (6 tuần trƣớc và 8

tuần sau ngày dự sinh).

4 Hà Lan 16 tuần 2 ngày

5 Đan Mạch

52 tuần nghỉ tối đa, gồm 18 tuần bắt buộc nghỉ (4 tuần trƣớc và 14 tuần sau ngày dự sinh)

Từ tuần thứ 14 sau ngày sinh, 32 tuần còn lại tùy bố và mẹ có thể chia sẻ cho nhau.

6 Tây Ban Nha

16 tuần (nếu sinh 1 con). Thêm 2 tuần cho thêm mỗi con (trƣờng hợp sinh đôi trở lên).

13 ngày

Thêm 2 ngày cho thêm mỗi con (trƣờng hợp sinh đôi trở lên).

7 Anh 39 tuần 1 hoặc 2 tuần (tùy

ngƣời bố chọn)

8 Andorra

16 tuần (nếu sinh 1 con). Thêm 2 tuần nghỉ cho thêm mỗi con (trƣờng hợp sinh đôi trở lên).

14 ngày (sau ngày con sinh hoặc sau ngày mẹ đi làm lại)

9 Bỉ 15 tuần (nếu sinh 1 con) 19 tuần (nếu sinh đôi trở lên) 10 ngày (3 ngày bắt buộc)

10 Bulgaria 410 ngày (thời gian nghỉ tối đa).

Mẹ có thể chia sẻ thời gian nghỉ của mẹ cho bố.

11 Canada 15 tuần 35 tuần (tùy bố mẹ chia sẻ).

12 Agentina 90 ngày 2 ngày

13 Brazin 120 ngày 5 ngày

Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con – Điều 34 Luật BHXH:

Quy định mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con bằng nhau đối với mọi đối tƣợng đƣợc hƣởng, không phụ thuộc vào mức tiền lƣơng của họ. Quy định này là hợp lý vì đây là khoản trợ cấp để hỗ trợ NLĐ mua những vật dụng thiết yếu nhất khi đứa trẻ ra đời, hoặc đƣợc nhận nuôi. Tuy nhiên, trƣờng hợp ngƣời phụ nữ sinh con không tham gia BHXH nhƣng có chồng tham gia BHXH không đƣợc nhắc đến, nhƣ vậy là thiếu công bằng đối với họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khắc phục những bất cập trong chính sách Bảo hiểm xã hội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)