Chế độ tử tuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khắc phục những bất cập trong chính sách Bảo hiểm xã hội (Trang 48 - 51)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI

2.1. Các chế độ Bảo hiểm Xã hội

2.1.5. Chế độ tử tuất

Chế độ tử tuất đƣợc quy định trong Luật BHXH bao gồm 5 điều, từ Điều 63 đến Điều 68. Trong đó bao gồm chế độ trợ cấp mai táng cho ngƣời lao động chết và trợ cấp tuất cho thân nhân của họ. Thực hiện quy định này, chế độ trợ cấp tử tuất từ năm 2007 đến năm 2012 đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9: Tình hình thực hiện chế độ tử tuất 13

(Đơn vị: người; %; tỷ đồng; VND/tháng)

Nội dung

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời đƣợc giải quyết trong

năm 246,186 100 255,118 100 265,114 100 272,517 100 Tuất một lần 25,984 10.55 27,993 10.97 30,382 11.46 30,304 11.12 Tuất hàng tháng 220,202 89.45 227,125 89.03 234,732 88.54 242,213 88.88 Số tiền chi trả tuất hàng tháng (tỷ đồng) 685 849 1,117 1,274 Mức bình quân tuất hàng tháng (VND/tháng) 259,232 311,502 396,552 438,319

Từ bảng trên cho thấy số ngƣời đƣợc giải quyết chế độ tử tuất từ năm 2009 đến năm 2012 tăng khoảng 11%, với mức bình quân tuất hàng tháng là 351,401 VND/tháng. Nhìn chung, về đối tƣợng thụ hƣởng chế độ tuất đƣợc quy định tƣơng đối cụ thể và phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính hợp lý trong tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần đƣợc xem xét điều chỉnh nhƣ sau:

Quy định trợ cấp mai táng – Điều 63 Luật BHXH:

Điều 63 Luật BHXH đã nêu ra cụ thể, rõ ràng về các đối tƣợng khi chết thì ngƣời lo mai táng đƣợc nhận trợ cấp mai táng. Tuy nhiên, các đối tƣợng này lại không bị rằng buộc bởi thời gian đóng BHXH tối thiểu. Nếu nhƣ NLĐkhông có đóng góp nhất định vào quỹ BHXH thì không thể đƣợc hƣởng chế độ tử tuất, đây là một trong những quy tắc của BHXH là mức hƣởng đƣợc tính trên cơ sở

13 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 891/BC-BHXH ngày 06/03/2013.

mức đóng (Điều 5 Luật BHXH). Do đó thiếu sót này cần đƣợc bổ sung nhằm đảm bảo nguyên tắc đóng – hƣởng trong BHXH.

Các trƣờng hợp hƣởng trợ cấp tuất hàng tháng – Điều 64 Luật BHXH:

Quy định về thân nhân của các đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp tuất hàng tháng tại Điều 64 Luật BHXH còn thiếu chặt chẽ và chƣa chi tiết. Cụ thể: chƣa có quy định về nhân thân là con đã đủ 15 tuổi trở lên và bị bệnh tâm thần. Hay nhƣ thân nhân là vợ (hoặc chồng) phải là ngƣời có đăng ký kết hôn theo Luật định.

Ngoài ra, trong một số trƣờng hợp xảy ra tình trạng có sự chênh lệch quá lớn về mức hƣởng trợ cấp tuất một lần và trợ cấp tuất hàng tháng, từ đó tạo nên sự không công bằng giữa các đối tƣợng thụ hƣởng chế độ này. Đó là khi thân nhân ngƣời hƣởng trợ cấp tuất hàng tháng quá ngắn; trong khi nếu họ hƣởng trợ cấp tuất một lần thì mức hƣởng lớn hơn nhiều. Để thấy rõ đƣợc vấn đề này, xin đƣợc phân tích giả định sau:

Lao động A có thời gian công tác đóng BHXH bắt buộc 30 năm, đột ngột lâm bạo bệnh qua đời, mức lƣơng bình quân 5 năm cuối cùng trƣớc khi chết là 3 triệu đồng. Bố, mẹ đẻ, bố mẹ vợ hƣởng lƣơng hƣu, vợ 50 tuổi, chỉ còn một con tròn 17 tuổi đang học lớp 11. Theo quy định, chỉ có con lao động A đƣợc hƣởng trợ cấp tuất hàng tháng 50% mức lƣơng tối thiểu chung hiện hành và hƣởng 12 tháng là hết - đủ 18 tuổi (theo khoản 1 Điều 65 Luật BHXH).

Nếu nhận trợ cấp tuất một lần, gia đình lao động này sẽ đƣợc một khoản tiền là 135 triệu đồng (45 tháng lƣơng bình quân, theo khoản 1, Điều 67 Luật BHXH). Ta thấy rằng có sự chênh lệch rất lớn giữa hai hình thức trợ cấp này trên cùng một mức đóng của lao động A vào quỹ BHXH. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi cho đối tƣợng trợ cấp, đồng thời tăng thêm tính an sinh, ƣu việt của chính sách BHXH, nội dung quy định về trợ cấp tuất cần phải bổ sung, điều chỉnh quy định về việc thân nhân có quyền đƣợc lựa chọn hình thức trợ cấp tuất nào phù hợp.

Trong quy định tại Điều 65 Luật BHXH đã đƣa ra cụ thể mức trợ cấp tuất hàng tháng cho mỗi thân nhân hƣởng trợ cấp, số lƣợng thân nhân tối đa đƣợc hƣởng trợ cấp cho mỗi ngƣời NLD chết và thời điểm hƣởng trợ cấp. Nhƣng chƣa có quy định về giới hạn trần tổng số tiền chi trả cho các thân nhân đƣợc hƣởng trợ cấp tuất hàng tháng. Do đó, tổng mức chi trả hàng tháng cho nhân thân, có thể bằng hoặc lớn hơn số tiền mà NLĐ, ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu; hƣởng trợ cấp hàng tháng đã chết nộp vào quỹ BHXH. Điều này khiến nguyên tắc BHXH không đƣợc đảm bảo, gây ảnh hƣởng đến lợi ích của các lao động khác cùng tham gia đóng quỹ BHXH..

Quy định mức trợ cấp tuất một lần – Điều 67 Luật BHXH:

Mức trợ cấp tuất một lần tại Điều 67 Luật BHXH đối với thân nhân của NLĐ đang làm việc hoặc của NLĐ đang bảo lƣu thời gian đóng BHXH đã chết đƣợc tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH. Tuy nhiên lại chƣa quy định mức trợ cấp tối đa là bao nhiêu. Trong khi đó, đối với thân nhân ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu đã chết thì lại quy định mức tối đa đƣợc hƣởng. Ở đây không có mối tƣơng thích giữa các trƣờng hợp hƣởng chế độ trợ cấp tuất. Nhƣ vậy, chính sách không đảm bảo đƣợc tính chặt chẽ, thống nhất trong quy định cụ thể. Vì vậy cần bổ sung thêm mức trợ cấp tối đa đối với thân nhân của NLĐ đang làm việc hoặc ngƣời lao động đang bảo lƣu thời gian đóng BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khắc phục những bất cập trong chính sách Bảo hiểm xã hội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)