(Đơn vị tính: người)
Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số ngƣời hƣởng BHXH một lần 129,156 288,309 425,903 498,122 478,462 601,020 635,657
Bảng số liệu trên cho thấy: số lƣợng ngƣời hƣởng BHXH một lần tăng rất nhanh, đến năm 2013 số lƣợng ngƣời hƣởng BHXH một lần là 635.657 ngƣời tăng tới 506.501 ngƣời so với năm 2007. Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định của quỹ BHXH cần thiết phải siết chặt hơn nữa các điều kiện hƣởng loại trợ cấp này. Cụ thể tại điểm a, khoản 1, Điều 55 Luật BHXH về trƣờng hợp sau một năm nghỉ việc, nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chƣa đủ 20 năm đóng BHXH cần phải quy định chặt chẽ hơn. Việc NLĐ nghỉ việc 1 năm cũng chỉ có tính chất tạm thời, họ hoàn toàn có thể tham gia các quan
12 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 891/BC-BHXH ngày 06/03/2013.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014) Tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014 của cơ quan
hệ lao động khác hay tự tạo việc làm cho bản thân và đóng BHXH tự nguyện. Vì vậy, đối tƣợng hƣởng BHXH một lần cần đƣợc thắt chặt hơn nữa để giữ vững quỹ BHXH, tránh thâm hụt quỹ.
Một thiếu sót tại Điều 55 Luật BHXH là không có quy định về trƣờng hợp NLĐ mắc các bệnh hiểm nghèo và họ có nhu cầu nhận BHXH một lần. Bệnh hiểm nghèo là các bệnh nhƣ ung thƣ, bại liệt, xơ gan cổ chƣớng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo (Khoản 3 Điều 8 Nghị định 76/2003/NĐ-CP). Khi NLĐ mắc các bệnh này thì họ cần sự đảm bảo rất lớn về tài chính để có thể chi trả cho việc khám chữa bệnh. Trong khi đó khoản trợ cấp ốm đau chỉ hỗ trợ cho NLĐ một phần, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy trong trƣờng hợp NLĐ mắc các bệnh hiểm nghèo, việc tạo điều kiện cho NLĐ nhận BHXH một lần là hết sức cần thiết.
Mức hƣởng BHXH một lần – Điều 56 Luật BHXH:
Mức hƣởng BHXH một lần tại Điều 56 Luật BHXH là cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức tiền lƣơng, tiền công đóng BHXH. Tuy nhiên, mức hƣởng này cần đƣợc điều chỉnh theo đúng mức đóng tăng lên từ 2010 đến 2014, đó là theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 Luật BHXH quy định mức đóng hàng tháng của NSDLĐ và NLĐ vào quỹ hƣu trí và tử tuất là 18% vào năm 2010, năm 2012 là 20%, năm 2014 là 22 %. Mức đóng tăng lên thì mức hƣởng không thể giữ nguyên nhƣ cũ đƣợc, bởi đây là khoản tiền mà NLĐ phải trích ra để dành hƣởng về sau chứ không phải là nhận từ sự hỗ trợ nào khác.
Quy định về điều chỉnh tiền lƣơng, tiền công đã đóng BHXH – Điều 61 Luật BHXH:
Điều 61 Luật BHXH quy định tiền lƣơng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lƣơng tháng đóng BHXH đối với NLĐ làm việc trong khu vực nhà nƣớc đƣợc điều chỉnh theo mức lƣơng tối thiểu chung tại thời điểm hƣởng hƣu trí. Còn đối với với NLĐ làm việc ngoài khu vực nhà nƣớc lại điều chỉnh trên cơ sở chỉ số sinh hoạt theo từng thời kỳ theo quy định của chính phủ. Do đó mức hƣởng của NLĐ trong khu vực nhà nƣớc và khu vực ngoài nhà nƣớc
sẽ có sự chênh lệch nhất định. Vì vậy cần phải quy định việc điều chỉnh tiền lƣơng, tiền công đóng BHXH của 2 đối tƣợng này theo cùng một phƣơng thức.
2.1.5. Chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất đƣợc quy định trong Luật BHXH bao gồm 5 điều, từ Điều 63 đến Điều 68. Trong đó bao gồm chế độ trợ cấp mai táng cho ngƣời lao động chết và trợ cấp tuất cho thân nhân của họ. Thực hiện quy định này, chế độ trợ cấp tử tuất từ năm 2007 đến năm 2012 đƣợc thể hiện qua bảng sau: