CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.4. Thủ tục thực hiện Bảo hiểm Xã hội
Thủ tục thực hiện BHXH đƣợc chia làm 21 điều, từ Điều 109 đến Điều 129 Luật BHXH. Trong đó bao gồm các nội dung về sổ BHXH, cấp sổ BHXH, hồ sơ tham gia BHXH, hồ sơ và quy trình thủ tục giải quyết hƣởng chế độ BHXH, thủ tục hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH khi di chuyển đến nơi ở khác. Căn cứ vào các nội dung trên, BHXH Việt Nam cũng đã ban hành quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 6/6/2007 quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hƣởng chế độ BHXH đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc; Quyết định số 555/QĐ- BHXH ngày 13/5/2009 về việc ban hành quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH; Quyết định số 77/QQĐ-BHXH ngày 17/5/2010 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hƣởng BHXH. Ngoài ra chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 9/12/2011 về việc đơn giản hóa các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam.
20 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 891/BC-BHXH ngày 06/03/2013.
Nhìn chung, các quy định về thủ tục thực hiện BHXH đã đƣợc thiết kế theo hƣớng minh bạch và cụ thể. Việc quy định số ngày cụ thể giải quyết và chi trả chế độ đối với ngƣời hƣởng tại Điều 124 và Điều 128 Luật BHXH khá cụ thể và đảm bảo tính kịp thời trong việc giải quyết chế độ. Tuy nhiên, một số vấn đề trong quy định về thủ tục thực hiện BHXH còn phức tạp, cần phải điều chỉnh để các thủ tục nhanh chóng nhằm đảm bảo quyền lợi cho đối tƣợng thụ hƣởng. Cụ thể các vấn đề nhƣ sau:
Quy định về hồ sơ tham gia BHXH – Điều 110 Luật BHXH:
Chính sách BHXH đã có cơ chế liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện (Điều 70 Luật BHXH). Tuy nhiên, khoản 2 Điều 110 Luật BHXH về hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện còn thiếu sổ BHXH đối với ngƣời trƣớc đó đã tham gia BHXH bắt buộc.
Quy định về hồ sơ hƣởng chế độ ốm đau - Điều 112 Luật BHXH:
Quy định hồ sơ hƣởng chế độ ốm đau không cần sổ BHXH, bởi vì hồ sơ của từng cá nhân tham gia BHXH đã đƣợc lƣu giữ trên cơ quan quản lý BHXH, vậy nên không cần nội dung này nhằm hạn chế việc rƣờm rà thủ tục hồ sơ không cần thiết.
Quy định về hồ sơ hƣởng chế độ thai sản - Điều 113 Luật BHXH:
Quy định về hồ sơ hƣởng chế độ thai sản còn thiếu một số nội dung quan trọng nhƣ: sổ khám thai hoặc giấy khám thai đối với trƣờng hợp nữ đi khám thai, chƣa quy định hồ sơ bổ sung đối với trƣờng hợp lao động nữ là ngƣời khuyết tật hoặc ngƣời lao động nữ có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên. Và nhƣ phân tích trên, cần bỏ nội dung sổ BHXH trong hồ sơ hƣởng chế độ thai sản.
Quy định về hồ sơ hƣởng chế độ tai nạn lao động – Điều 114 Luật BHXH:
Trong hồ sơ hƣởng chế độ tai nạn lao động, khoản 2 Điều 114 Luật BHXH quy định trƣờng hợp bị tai nạn giao thông đƣợc xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao biên bản tai nạn giao thông, nhƣng trong trƣờng hợp NLĐ bị tai nạn giao thông trên đƣờng vắng vẻ, do đó không có sự can thiệp của
cảnh sát giao thông nên rất khó khăn cho ngƣời lao động để đƣợc giải quyết chế độ này.
Quy định về hồ sơ hƣởng trợ cấp dƣỡng sức, phục hồi sức khỏe - Điều 116 Luật BHXH:
Đây là quy định về hồ sơ hƣởng trợ cấp phƣơng tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, vì vậy nội dung hồ sơ hƣởng trợ cấp dƣỡng sức, phục hồi sức khỏe là chƣa tóm gọn đƣợc đầy đủ bản chất của loại hình trợ cấp này.
Các hồ sơ để hƣởng trợ cấp đƣợc nêu ra chung chung, không đầy đủ: chỉ bao gồm danh sách đối tƣợng hƣởng trợ cấp và văn bản đề giải quyết chế độ. Do đó rất khó khăn cho cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho NLĐ. Không những thế, vấn đề này còn tạo kẽ hở để nhiều đối tƣợng lợi dụng chính sách.
Quy định về giải quyết hƣởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dƣỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản – Điều 117 Luật BHXH:
Quy định trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, NSDLĐ có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ. Quy định này gây khó khăn cho NSDLĐ khi quy định thời gian ngắn bắt buộc NSDLĐ phải giải quyết cho NLĐ, nhất là đối với những tổ chức có nhiều lao động thì vấn đề này càng khó có thể thực hiện.
Thời gian tổ chức BHXH quyết toán cho NSDLĐ trong thời hạn 15 ngày cần đƣợc rút ngắn, vì quá trình này không phức tạp nếu nhƣ ngƣời SDLĐ nộp giấy tờ hợp lệ.
Tại Điều 117 Luật BHXH chƣa quy định thời gian cụ thể NSDLĐ phải có trách nhiệm thanh toán tiền trợ cấp ốm đau, thai sản sau khi NDSLĐ nhận đƣợc sự quyết toán từ tổ chức BHXH. Do đó việc chiếm đoạt tài sản của ngƣời lao động khó tránh khỏi nếu nhƣ NSDLĐ kéo dài thời gian thanh toán tiền trợ cấp cho NLĐ.
Quy định về hồ sơ hƣởng lƣơng hƣu đối với ngƣời tham gia BHXH bắt buộc – Điều 119 Luật BHXH:
Theo Điều 119 Luật BHXH về hồ sơ hƣởng lƣơng hƣu đối với ngƣời tham gia BHXH bắt buộc không có yêu cầu về giấy đăng ký địa chỉ cƣ trú khi
nghỉ hƣu và nơi đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu của ngƣời tham gia BHXH, dẫn đến tổ chức BHXH mất nhiều thời gian gian cho việc chuyển hồ sơ về cơ sở địa phƣơng để tiếp tục giải quyết chế độ.
Ngƣời lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cũng là một trong những trƣờng hợp thuộc chế độ hƣu trí, tuy nhiên chƣa có quy định về hồ sơ cho trƣờng hợp này.
Tiểu kết Chƣơng 2
Qua kết quả nghiên cứu trên, tôi đƣa ra một số tiểu kết nhƣ sau:
Theo luật BHXH, các chế độ BHXH đã đƣợc cải tiến công bằng hơn giữa đóng góp và thụ hƣởng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại ít nhiều những thiếu sót hoặc những quy định không phù hợp gây ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời đƣợc hƣởng chế độ.
Trong bối cảnh thị trƣờng lao động ngày càng phát triển, mức độ di chuyển lao động giữa khu vực chính thức và phi chính thức ngày càng tăng nên chính sách BHXH cần tạo điều kiện để NLĐ có thể dễ dàng chuyển từ BHXH bắt buộc sang BHXH tự nguyện và ngƣợc lại. Mặt khác, BHXH tự nguyện là một chính sách mới hƣớng để bao phủ NLĐ là nông dân, lao động tự do nên cũng gặp nhiều trở ngại trong việc thu hút đối tƣợng tham gia loại hình bảo hiểm này.
Quỹ BHXH là vấn đề mà mọi NLĐ đều rất quan tâm, vì thực tế đó là khoản tiền mà họ để dành, tiết kiệm nhằm phục vụ cho những khó khăn, rủi ro có thể mắc phải trong tƣơng lai. Tuy nhiên vấn đề xây dựng và phát triển quỹ BHXH chƣa đƣợc vững chắc, có nguy cơ mất cân đối thu – chi trong dài hạn. Do đó cần điều chỉnh những vẫn đề chƣa hợp lý trong quy định về quỹ BHXH nhằm giữ vững và phát triển quỹ BHXH, tạo sự tin tƣởng cho NLĐ khi gửi gắm tiền của vào quỹ này.
Khi NLĐ gặp phải rủi ro, cần sự hỗ trợ nhanh chóng thì những phức tạp trong thủ tục thực hiện BHXH đƣợc nêu ra gây khó khăn rất nhiều cho ngƣời lao động. Vậy nên, việc điều chỉnh những quy định này là hết sức cần thiết.
Chính sách BHXH là chính sách chính, giữ vai trò quyết định trong thành công của hệ thống an sinh xã hội. “An sinh xã hội thể hiện quyền cơ bản của con người, và là công cụ để xây dựng một xã hội hài hòa, văn minh và không có sự loại trừ. An sinh xã hội có nguyên tắc cơ bản là đảm bảo sự đoàn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời sống, do vậy có tác dụng thúc đẩy sự đồng thuận, bình đẳng và công bằng xã hội. Bên cạnh đó, hệ thông an sinh xã hội thông qua các tác động tích cực của chính sách chăm sóc sức khỏe, an toàn thu nhập và các dịch vụ xã hội, sẽ nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu lao động nói riêng và toàn bộ quá trình phát triển kinh tế nói chung” [29;3]
Qua những kết luận trên, tôi nhận thấy rằng chính sách BHXH vẫn cần tiếp tục hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của chính sách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho ngƣời dân.
CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT CẬP TRONG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI
Chính sách BHXH đƣợc thực hiện ở Việt Nam so với lịch sử hàng trăm năm trên thế giới thì chƣa nhiều, nhƣng nó lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Là một trụ cột vững chắc của hệ thống An sinh xã hội, BHXH đã thực sự trở thành một công cụ đắc lực và hiệu quả giúp cho Nhà nƣớc ta điều tiết xã hội trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Và vì vậy chính sách BHXH cần điều chỉnh những rào cản, những nội dung không phù hợp với thực tế nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên tham gia BHXH. Từ đó góp phần ổn định, phát triển kinh tế xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo những phân tích ở chƣơng 2, chính sách BHXH còn tồn tại nhiều