CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI
3.1. Điều chỉnh các chế độ Bảo hiểm Xã hội cho phù hợp và thống nhất
bảo lợi ích của các bên trong phạm vi điều chỉnh của chính sách. Theo đó, trong chƣơng này, tôi dựa trên kết quả nghiên cứu của chƣơng 1 và chƣơng 2 đƣa ra các kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập trong chính sách BHXH với những nội dung chính nhƣ sau:
3.1. Điều chỉnh các chế độ Bảo hiểm Xã hội cho phù hợp và thống nhất. nhất.
3.1.1. Chế độ ốm đau
Chế độ ốm đau đã góp phần to lớn trong việc hỗ trợ NLĐ vƣợt qua những
khó khăn, năm 2013 đã có 4.878.957 ngƣời đƣợc giải quyết chế độ ốm đau21
. Việc quy định mức hƣởng chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lƣơng, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trƣớc khi nghỉ ốm, quy định tình trạng bệnh tật, tuổi con ốm, thời gian tham gia BHXH để đƣợc hƣởng chế độ là những quy định phù hợp với tình hình xã hội hiện nay. Tuy nhiên, chế độ ốm đau cũng bộc lộ
21 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014) Tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014 của cơ
một số hạn chế, những nội dung không phù hợp. Để khắc phục những hạn chế này, tôi đƣa ra một số kiến nghị sau:
Về điều kiện hƣởng chế độ ốm đau – Điều 22 Luật BHXH:
Khoản 1 Điều 22 Luật BHXH: cần có quy định về thời gian tối thiểu đóng BHXH đối với đối tƣợng hƣởng chế độ ốm đau là NLĐ bị mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày. Khoản 2 Điều 22, trƣờng hợp NLĐ có con dƣới 7, để hƣởng chế độ ốm đau, NLĐ phải nghỉ việc, nay nên sửa theo hƣớng, chỉ quy định NLĐ phải có xác nhận của cơ sở y tế là con dƣới 7 đang bị ốm, không phụ thuộc vào NLĐ có nghỉ việc hay không. Do vậy, tôi kiến nghị điều chỉnh Điều 22 Luật BHXH nhƣ sau:
“Điều 22. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. Đối với NLĐ mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì phải có thời gian đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi nghỉ việc vì ốm đau.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, có xác nhận của cơ sở y tế.”
Về thời gian hƣởng chế độ ốm đau – Điều 23 Luật BHXH:
Điều chỉnh khung và mốc thời gian hƣởng chế độ ốm đau của NLĐ mắc các bệnh thông thƣờng theo hƣớng chi tiết và mở rộng đối với NLĐ có thời gian đóng BHXH dài hơn. Cần có quy định giới hạn thời gian hƣởng chế độ ốm đau đối với NLĐ mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành. Nhƣ vậy tôi kiến nghị điều chỉnh Điều 23 Luật BHXH nhƣ sau:
“Điều 23. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới năm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ năm năm đến dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới hai mươi lăm năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ hai mươi lăm năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới năm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ năm năm đến dưới mười lăm năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới hai lăm năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ hai lăm năm trở lên.
2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới năm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ năm năm đến dưới mười lăm năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới hai lăm năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ hai lăm năm trở lên.”
Mức hƣởng chế độ ốm đau – Điều 25 Luật BHXH:
Nhóm lực lƣợng vũ trang và các nhóm đối tƣợng khác có cùng tỷ lệ đóng vào quỹ ốm đau và thai sản nên tôi kiến nghị tỷ lệ hƣởng chế độ ốm đau của hai đối tƣợng này là giống nhau. Khoản 3 Điều 25 quy định trong trƣờng hợp mức
hƣởng trợ cấp thấp hơn mức lƣơng tối thiểu chung thì đƣợc điều chỉnh bằng mức lƣơng tối thiểu chung là không hợp lý, nên tôi kiến nghị bỏ quy định này.
Ngoài ra, trong quy định mức hƣởng chế độ ốm đau, còn cần phải thay đổi công thức tính mức hƣởng chế độ ốm đau với NLĐ làm việc theo các chế độ có thời gian làm việc khác nhau trong tháng, lựa chọn bình quân NLĐ làm việc 24 ngày/tháng để áp dụng cho mọi đối tƣợng. Do vậy, Điều 25 Luật BHXH đƣợc kiến nghị điều chỉnh nhƣ sau:
“Điều 25. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23, khoản 3 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên; b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm;
c) Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm. 3. Số ngày làm việc trong một tháng của người lao động để làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau được tính bình quân là 24 ngày.”
3.1.2. Chế độ thai sản
Chế độ thai sản theo quy định của luật BHXH đã góp phần to lớn trong việc đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động khi mang thai, sinh con hoặc nhận nuôi con. Đóng góp của chế độ thai sản mang lại thể hiện qua con số 1.230.893
lƣợt ngƣời đƣợc giải quyết chế độ thai sản trong năm 201322. Với các quy định về đối tƣợng, điều kiện hƣởng, thời gian hƣởng và mức hƣởng nhìn chung là phù hợp, chế độ thai sản đã thực sự đƣợc ngƣời lao động quan tâm, ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chế độ thai sản còn bộc lộ nhƣng nội dung vƣớng mắc, những điểm chƣa phù hợp cần đƣợc nghiên cứu điều chỉnh, đảm bảo công bằng về quyền lợi thụ hƣởng chế độ này. Để hoàn thiện chế độ thai sản, tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung Luật BHXH nhƣ sau:
Về điều kiện hƣởng chế độ thai sản – Điều 28 Luật BHXH:
Bổ sung đối tƣợng là ngƣời lao động đƣợc hƣởng chế độ thai sản là lao động nam đóng BHXH nhƣng có vợ không đóng BHXH mà sinh con. Dự thảo Luật BHXH đã bổ sung điều kiện hƣởng chế độ thai sản đối với trƣờng hợp là lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con tại điểm đ khoản 1 Điều 30 dự thảo Luật BHXH “đ) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con”
(11; Điều 30].
Bổ sung thêm trƣờng NLĐ đã có thời gian dài tham gia đóng BHXH nhƣng vì lý do khác nhau mà không tham gia đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trƣớc khi sinh. Vậy, khoản 2 Điều 28 Luật BHXH kiến nghị sửa nhƣ sau:
“2. NLĐ quy định tại điểm b và điểm c, điểm đ khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc đã đóng BHXH từ đủ 36 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi”
Quy định về thời gian hƣởng chế độ khám thai – Điều 29 Luật BHXH:
Nhằm đảm bảo công bằng giữa đối tƣợng ngƣời mang thai bình thƣờng và ngƣời mang thai có bệnh lý và thai không bình thƣờng, tôi kiến nghị Điều 29 Luật BHXH sửa đổi nhƣ sau:
“Điều 29. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
22 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014) Tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014 của cơ
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, trường hợp người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ việc để đi khám thai chín lần. Mỗi lần đi khám thai lao động nữ được nghỉ một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Quy định về thời gian hƣởng chế độ khi sinh con – Điều 31 Luật BHXH:
Để góp phần đảm bảo quyền lợi cho lao động nam có tham gia BHXH, đóng góp vào quỹ ốm đau, thai sản đồng thời phù hợp với khoản 1 Điều 31 Luật Bình đẳng giới quy định: “Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc làm, tiền công, tiền thưởng, BHXH, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác”. Vì vậy, tôi kiến nghị bổ sung thêm 1 khoản tại Điều 31 Luật BHXH với nội dung nhƣ sau:
“ Lao động nam được nghỉ việc 05 ngày hưởng chế độ thai sản để chăm sóc vợ khi sinh con đối với trường hợp khi vợ sinh con quy định tại điểm a; và 07 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này”
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con – Điều 34 Luật BHXH:
Bổ sung trợ cấp một lần cho trƣờng hợp chỉ có ngƣời chồng tham gia BHXH, ngƣời vợ thì không. Điều 36 dự thảo Luật BHXH đã bổ sung trƣờng hợp này theo nội dung nhƣ sau: “Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở cho mỗi con”[11; Điều 36]
3.1.3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chế độ TNLĐ-BNN đƣợc quy định trong Luật BHXH đã đảm bảo quyền lợi của NLĐ trong trƣờng hợp họ gặp rủi ro do TNLĐ-BNN, chế độ đã bao quát tƣơng đối đầy đủ các nhu cầu của ngƣời lao động trong quá trình điều trị, khắc phục khó khăn khi bệnh tật hay khuyết tật với khoản trợ cấp hợp lý. Tuy nhiên,
quy định về điều kiện hƣởng chế độ tai nạn lao động tại Điều 39 Luật BHXH còn một số thiếu sót và chƣa thật sự rõ ràng, cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, đảm bảo tốt hơn quyền lời của ngƣời lao động. Vậy nên tôi kiến nghị sửa đổi Điều 39 Luật BHXH nhƣ sau:
“Điều 39. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc khi việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công; Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật Lao động và nội quy quy định của người sử dụng lao động cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa ca, làm vệ sinh kinh nguyệt, cho con bú, tắm rửa, đi vệ sinh).
b) Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động mà các công việc đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công.
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
Trường hợp bị tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện, vi phạm luật lệ giao thông thi không được hưởng chế độ tai nạn lao động.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”
3.1.4. Chế độ hưu trí
Chế độ hƣu trí có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống cho NLĐ khi họ về hƣu, với các quy định cụ thể về điều kiện hƣởng lƣơng hƣu, mức lƣơng hƣu, mức hƣởng BHXH một lần....chế độ hƣu trí đã giải quyết kịp thời quyền lợi thụ hƣởng cho NLĐ khi về hƣu và từng bƣớc giảm dần chênh lệch về mức hƣởng của NLĐ giữa các khu vực khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện, quy định về chế độ hƣu trí còn bộc lộ một số hạn chế. Tôi kiến nghị điều chỉnh những quy định đó nhƣ sau:
Về điều kiện hƣởng lƣơng hƣu – Điều 50 Luật BHXH:
Nhằm hƣớng tới sự công bằng giữa các đối tƣợng tham BHXH về điều kiện hƣởng lƣơng hƣu, việc thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hƣu cần đảm bảo không gây xáo trộn cho thị trƣờng lao động, cơ hội việc làm cho thế hệ trẻ, đảm bảo cân đối quỹ BHXH trong dài hạn, tôi kiến nghị lộ trình tăng tuổi nghỉ hƣu nhƣ sau:
Trƣớc tiên là tăng dần về điều kiện tuổi đời hƣởng lƣơng hƣu của NLĐ nữ là cán bộ công chức, viên chức cứ 2 năm tăng 1 tuổi cho đến khi đủ 58 tuổi.
Sau đó tình đến mở rộng các khu vực khác về tuổi đời hƣởng lƣơng hƣu của NLĐ là việc theo hợp đồng lao động, công nhân quốc phòng, công an nhân dân, ngƣời làm việc ở nƣớc ngoài mà trƣớc đó đã tham gia BHXH bắt buộc, ngƣời quản lý doanh nghiệp, ngƣời quản lý điều hành hợp tác xã có hƣởng tiền lƣơng cứ 2 năm tăng 1 tuổi cho đến khi nữ đủ 58 tuổi.
Áp dụng quy trình tăng dần dần điều kiện nhƣ vậy sẽ tạo độ trễ với giai đoạn chuẩn bị tinh thần ở NLĐ.
Quy định về điều kiện hƣởng lƣơng hƣu khi suy giảm khả năng lao động - Điều 51 Luật BHXH:
Nhằm thắt chặt hơn nữa điều kiện hƣởng lƣơng hƣu khi suy giảm khả năng lao động, tôi xin kiến nghị điều chỉnh Điều 51 Luật BHXH nhƣ sau: