Bảo hiểm Xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khắc phục những bất cập trong chính sách Bảo hiểm xã hội (Trang 51 - 55)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI

2.2. Bảo hiểm Xã hội tự nguyện

BHXH TN đƣợc thực hiện bắt đầu từ 1/1/2008 là loại hình BHXH lần đầu tiên đƣợc thực hiện ở Việt Nam với đối tƣợng là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc trong quy định của Luật BHXH. BHXH TN đƣợc quy định từ Điều 69 đến Điều 79 Luật BHXH, những quy định này đƣợc hƣớng dẫn cụ thể tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ và thông tƣ số 02/2008/TT- BLĐTBXH ngày 31/10/2008 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội. Ngay từ khi Luật BHXH đƣợc ban hành, BHXH Việt Nam đã xây dựng chƣơng trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH dƣới nhiều hình thức, trong đó tập trung vào

tuyên truyền chính sách, cách thức tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, đến hết năm 2012, số ngƣời tham gia BHXH TN còn rất hạn chế. Số ngƣời tham gia BHXH TN đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 2.10: Số ngƣời tham gia BHXH TN 14

(Đơn vị tính: người)

Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số ngƣời tham gia BHXH TN 6,110 41,193 81,319 96,400 139,643

Tuy số lƣợng tham gia BHXH chƣa nhiều, nhƣng đều tăng qua các năm với mức tăng trung bình từ năm 2009 là 53.7%/năm. Cơ chế liên thông giữa hai loại hình BHXH đã tạo điều kiện cho những lao động không đủ điều kiện hƣởng lƣơng hƣu khi tham gia BHXH bắt buộc có thể tiếp tục tham gia loại hình BHXH TN.

Bảng 2.11: Số ngƣời hƣởng chế độ hƣu trí theo loại hình BHXH TN 15

(Đơn vị: người, %)

Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số ngƣời hƣởng chế

độ hƣu trí 794 1,166 1,955 3,215

Tỷ lệ số ngƣời nghỉ hƣu so với số ngƣời

tham gia BHTN 1.93 1.43 2.03 2.30

Để đƣợc hƣởng hƣu trí, các đối tƣợng phải có đủ các điều kiện sau: về tuổi đời: 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ và số năm đóng BHXH là ít nhất 20 năm. Nhƣ vậy, con số 3.215 ngƣời hƣởng hƣu trí năm 2012 đều là đối tƣợng đã từng tham gia BHXH bắt buộc. Việc tham gia BHXH TN đã cho phép các đối tƣợng này có thể hội tụ đủ các điều kiện để hƣởng chế độ hƣu

14 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 891/BC-BHXH ngày 06/03/2013.

15 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 891/BC-BHXH ngày 06/03/2013.

trí, đây là một trong số những mặt tích cực của BHXH TN, nhằm hạn chế việc NLĐ nhận BHXH một lần.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, BHXH TN còn có một số điểm hạn chế nhƣ sau:

Về điều kiện hƣởng lƣơng hƣu – Điều 70 Luật BHXH:

Điều 70 Luật BHXH: Điều kiện hƣởng lƣơng hƣu tại Điều này là lao động nam đủ 60 tuổi, lao động nữ đủ 55 tuổi và đã đóng BHXH đủ 20 năm. Trƣờng hợp NLĐ đủ điều kiện về tuổi nhƣng còn thiếu về thời gian đóng BHXH, thì phải có thời gian đóng BHXH trên 15 năm mới đƣợc phép tiếp tục tham gia BHXH TN cho đến khi đủ 20 năm để đƣợc hƣởng lƣơng hƣu. Theo tôi, việc giới hạn phải có thời gian đóng BHXH trên 15 năm ở quy định này là điều không cần thiết và làm hạn chế các đối tƣợng tham gia loại hình BHXH này. Nhu cầu đƣợc tiếp tục tham gia đóng BHXH của NLĐ cho đến khi đủ 20 năm là hoàn toàn bình thƣờng. Vì sau khi họ đóng đủ 20 năm, họ sẽ đƣợc hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng, cuộc sống sẽ ổn định hơn so với việc hƣởng BHXH một lần mà không biết tƣơng lai khi về già mình dựa vào nguồn tài chính nào. Vì vậy cần mở rộng điều kiện hơn nữa để NLĐ có thể dễ dàng tham gia BHXH tự nguyện.

Trong bối cảnh cung cầu lao động có nhiều biến động, xu hƣớng chuyển dịch việc làm của NLĐ giữa hai khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động ngày càng phổ biến. Một NLĐ có thể thời điểm này tham gia BHXH bắt buộc, ở thời điểm khác có thể tham gia BHXH TN. Do vậy cần xây dựng cơ chế liên thông giữa hai chế độ BHXH bắt buộc và BHXH TN để đảm bảo cho đối tƣợng có thời gian tham gia cả BHXH bắt buộc và BHXH TN với chế độ hƣu trí và tử tuất.

Về mức hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng – Điều 71 Luật BHXH:

Điều 71 Luật BHXH quy định mức lƣơng hƣu hằng tháng đƣợc tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tƣơng ứng với mƣời lăm năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì đƣợc tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Cả lao động nam và lao động nữ cùng đóng BHXH 23 năm với mức thu nhập bình quân đóng BHXH là 3.000.000 VND. Mức lƣơng hƣu hàng tháng của 2 lao động này nhƣ sau:

Lao động nam: 3.000.000*61% Lao động nữ: 3.000.000*69%

Nhƣ vậy có sự chênh lệch rõ ràng giữa hai mức lƣơng mà ngƣời lao động nam và lao động nữ đƣợc hƣởng. Thiết nghĩ, quy định này rất cần phải điều chỉnh để có sự công bằng nhất định về mức lƣơng hƣu hàng tháng của 2 loại đối tƣợng lao động trên.

Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hƣu – Điều 72 Luật BHXH:

Điều 72 Luật BHXH quy định: mức trợ cấp một lần đƣợc tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ ba mƣơi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mƣơi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì đƣợc tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Nhƣ vậy, có sự chêch lệch khá lớn cách tính tỷ lệ hƣởng lƣơng hƣu giữa lao động nam và lao động nữ (5 năm), tạo nên sự không công bằng giữa các đối tƣợng thụ hƣởng. Vì vậy, cần phải điều chỉnh cách tính này để tạo sự công bằng giữa các đối tƣợng từ đó thu hút nhiều hơn lao động tham gia hình thức BHXH này.

Mức hƣởng BHXH một lần – Điều 74 Luật BHXH:

Theo quy định tại Điều 74 Luật BHXH, thì mức hƣởng BHXH một lần đối với lao động tham gia BHXH TN đƣợc tính theo số năm đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập đóng BHXH. Tuy nhiên, mức thu BHXH TN tăng với tỷ lệ 18% trƣớc năm 2012 tăng lên 20% từ tháng 1/2012 và lên 22% từ 1/2014 thì để đảm bảo nguyên tắc đóng hƣởng, mức hƣởng BHXH một lần cần phải điều chỉnh theo mức đóng tăng dần qua các năm, và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc tham gia BHXH TN của NLĐ.

Quy định về trợ cấp mai táng - Điều 77 Luật BHXH:

Điều 77 Luật BHXH quy định về các đối tƣợng sau khi chết thì ngƣời lo mai táng đƣợc nhận trợ cấp mai táng còn thiếu đối tƣợng tham gia BHXH bị

chết trong tù giam. Bởi đối tƣợng này trƣớc khi bị tù giam có tham gia BHXH tự nguyện, đã có đóng góp khoản tiền nhất định vào quỹ BHXH, thì thân nhân đối tƣợng này hoàn toàn có quyền đƣợc hƣởng trợ cấp mai táng từ khoản tiền đã đóng góp đó.

Quy định về trợ cấp tuất, Điều 78 Luật BHXH:

Theo lộ trình tăng mức đóng BHXH, kể từ năm 2010 mức đóng hàng tháng vào quỹ hƣu trí và tử tuất của ngƣời tham gia BHXH TN là 18% tăng lên 20% từ tháng 1/2012 và lên 22% từ 1/2014. Vì vậy cần điều chỉnh mức hƣởng trợ cấp tuất phù hợp với lộ trình tăng mức đóng BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khắc phục những bất cập trong chính sách Bảo hiểm xã hội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)