Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khắc phục những bất cập trong chính sách Bảo hiểm xã hội (Trang 39)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI

2.1. Các chế độ Bảo hiểm Xã hội

2.1.3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

TNLĐ và BNN là những nguy cơ mà NLĐ có thể mắc phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, nhiều ngành nghề khác nhau phát triển thì những rủi ro này lại càng dễ gặp phải. Khi đó NLĐ không những bị tổn hại về sức khỏe mà còn bị giãn đoạn thu nhập khi sức lao động giảm hoặc phải điều trị trong các cơ sở y tế.

Chế độ TNLĐ và BNN đƣợc quy định trong luật BHXH gồm 11 điều, từ Điều 38 đến Điều 48. Chế độ TNLĐ và BNN do quỹ BHXH chi trả, những phí tổn trong quá trình NLĐ điều trị do TNLĐ và BNN trƣớc khi có kết luận của hội đồng giám định y khoa do NSDLD chi trả. Các quy định liên quan đến các khoản mang tính chất bồi thƣờng cho NLĐ bị TNLĐ và BNN đƣợc quy định trong Bộ luật Lao động. Một số quy định đã đƣợc cụ thể hóa tại mục III Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của 22/12/2006 của Chính phủ, Nghị định số 68/2007/ND-CP và Thông tƣ số 92/2008/TT-BLDTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội.

Nhìn chung các quy định về chế độ TNLĐ và BNN đã bao phủ đƣợc đầy đủ các trƣờng hợp tai nạn lao động liên quan tới công việc và bệnh nghề nghiệp khi lao động trong môi trƣờng có yếu tố độc hại và mắc phải một số bệnh đƣợc quy định trong danh mục bệnh nghề nghiệp của Nhà nƣớc, với các quy định cụ thể về mức suy giảm khả năng lao động. Theo đó, trong những năm từ 2007 đến 2012, số ngƣời đƣợc giải quyết chế độ TNLĐ và BNN đƣợc thống kê theo bảng dƣới đây:

Bảng 2.4: Số ngƣời hƣởng chế độ TNLĐ và BNN 8

(Đơn vị tính: người, %)

Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số đối tƣợng tham gia (a) 7,429,002 8,539,467 8,901,170 9,441,246 10,104,497 10,436,868

8 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 891/BC-BHXH ngày 06/03/2013.

Tổng số lƣợt ngƣời đƣợc giải quyết chế độ TNLĐ và BNN (b) 24,601 27,301 25,630 32,126 34,827 38,997 Tỷ lệ (b:a) % 0.33 0.32 0.29 0.34 0.34 0.37

Theo bảng trên, số ngƣời đƣợc giải quyết chế độ TNLĐ và BNN có xu hƣớng tăng qua các năm, nếu nhƣ năm 2007 là 24.601 ngƣời thì năm 2012 lên tới 38.997 ngƣời, tăng 59% so với năm 2007. Chế độ TNLĐ và BNN quy định trong luật BHXH đã đảm bảo tốt quyền lợi cho NLĐ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn có một số nội dung cần nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trên cơ sở thực hiện đúng nguyên tắc của BHXH. Đó là nội dung sau:

Về điều kiện hƣởng chế độ tai nạn lao động – Điều 39 Luật BHXH:

Chƣa có quy định chi tiết về những trƣờng hợp tai nạn rủi ro nào không đƣợc coi là tai nạn lao động. Ví dụ: tai nạn do tự ý làm những công việc không phải công việc chính đƣợc giao, đùa nghịch, đánh nhau trong lúc làm việc dẫn tới tai nạn... cho dù tai nạn đó xảy ra ở nơi làm việc, trong giờ làm việc.

Những trƣờng hợp tai nạn giao thông trên tuyến đƣờng từ nhà đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà do những nguyên nhân nhƣ vi phạm luật giao thông, trên đƣờng đi và về còn ghé qua chợ, thăm bạn bè, hoặc chơi la cà trên đƣờng dẫn tới tai nạn…Do chƣa có những quy định cụ thể, nên việc xác định về địa điểm, thời gian bị tai nạn lao động rất khó khăn để giải quyết hƣởng trợ cấp tai nạn lao động và sự không chặt chẽ trong quy định này cũng cũng khiến chế độ TNLĐ và BHH dễ bị lạm dụng khi có sự giả mạo bị tai nạn lao động.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Mỗi nƣớc thành viên phải đƣa ra định nghĩa về “tai nạn lao động” trong đó nêu các điều kiện để tai nạn giao thông đƣợc coi là tai nạn lao động” [21, Điều 3], do đó cần phải đƣa ra những quy định rõ ràng về đặc trƣng của tai nạn lao động và cần loại trừ những trƣờng

hợp trên không phải là tai nạn lao động để đảm bảo NLĐ đƣợc hƣởng đúng chế độ nhƣ sau:

Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình làm việc của NLĐ, trong một khoảng thời gian và không gian cụ thể (nghĩa là đƣợc quy định chính xác ở đâu và khi nào?);

Tai nạn trên đƣờng đi: Đây là những tai nạn xảy ra trên đƣờng từ nơi cƣ trú đến nơi làm việc mà ngƣời lao động thƣờng xuyên đi về; tai nạn xảy ra từ nơi làm việc đến nơi thƣờng xuyên đi ăn cơm theo ca; từ nơi làm việc đến nơi thƣờng xuyên lĩnh tiền lƣơng của mình...;

Tai nạn xảy ra trên đƣờng NLĐ đi công tác hoặc xảy ra trong thời gian NLĐ ở nơi công tác theo yêu cầu của NSDLĐ (ngoài nơi làm việc thƣờng xuyên của ngƣời lao động);

Tai nạn xảy ra khi NLĐ đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cá nhân theo quy định của luật pháp hoặc doanh nghiệp cho phép, nhƣ: nghỉ giải lao, tắm sau ca, vệ sinh...

2.1.4. Chế độ hưu trí

Chế độ hƣu trí đƣợc quy định từ Điều 49 đến Điều 62 Luật BHXH sau đó đƣợc hƣớng dẫn cụ thể từ Điều 25 đến Điều 34 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, từ Điều 29 đến điều 35 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP kèm theo các hƣớng dẫn chi tiết tại các Thông tƣ số 03/2006/TT-BLĐTBXH và Thông tƣ liên tịch số 148/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH. Chế độ hƣu trí là một chế độ bảo hiểm đƣợc thực hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của BHXH. Bảo hiểm hƣu trí giúp đảm bảo đời sống cho NLĐ khi họ về hƣu, từ đó giúp họ ổn định cuộc sống, ổn định gia đình và xã hội. Ngày nay, khi tỷ lệ ngƣời già trong dân số ngày càng tăng thì việc ổn định đời sống cho bộ phận này rất quan trọng. Chế độ hƣu trí giúp NLĐ tiết kiệm cho bản thân trong quá trình lao động để đảm bảo đời sống khi về hƣu, giảm bớt phần nào gánh nặng cho ngƣời thân, gia đình và xã hội. Khi nghỉ hƣu, NLĐ sẽ có cuộc sống an nhàn và thoải mái hơn. Đối với những ngƣời có trình độ, có khả năng họ lại tiếp tục cống hiến, truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau.

Thực hiện mục tiêu trên, số ngƣời hƣởng chế độ hƣu trí qua các năm từ 2007 đến 2012 đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tình hình giải quyết chế độ hƣu trí 9

(Đơn vị tính: người; %) Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số ngƣời đóng BHXH (a) 7,429,002 8,539,467 8,901,170 9,441,246 10,104,497 10,436,868 Số ngƣời hƣởng lƣơng hƣu hàng năm: 1,589,111 1,660,259 1,736,375 1,818,062 1,880,521 1,957,727 Từ NSNN 976,119 954,388 932,911 909,674 876,110 860,623 Từ quỹ BHXH (b) 612,992 705,871 803,464 908,388 1,004,411 1,097,104 Tỷ lệ (b:a) % 8.25 8.27 9.03 9.62 9.94 10.51

Số liệu ở bảng trên cho thấy tỷ lệ ngƣời hƣởng lƣơng hƣu từ quỹ BHXH so với số ngƣời tham gia BHXH tăng khá nhanh từ 8.25% năm 2007 lên đến 10.51% năm 2012. Điều này còn thể hiện dân số nƣớc ta đang có xu hƣớng già đi. Vì vậy, chế độ hƣu trí càng cần đƣợc quan tâm chú trọng. Giai đoạn từ 2007 đến 2012, Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh lƣơng hƣu, thực trạng lƣơng hƣu đƣợc chi trả từ quỹ BHXH đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6: Lƣơng hƣu bình quân của ngƣời lao động đƣợc chi trả từ quỹ BHXH 10 từ quỹ BHXH 10

(Đơn vị: người; VND/tháng)

Nội dung Năm Năm Năm Năm Năm Năm

9

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 891/BC-BHXH ngày 06/03/2013.

10 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội số 891/BC-BHXH ngày 06/03/2013.

2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số ngƣời hƣởng lƣơng hƣu 612,992 705,871 803,464 908,388 1,004,411 1,097,104 Lƣơng hƣu bình quân 1,405,335 1,761,346 2,034,788 2,240,248 2,555,898 3,118,427

Qua bảng thống kê trên ta thấy rằng, mức lƣơng hƣu hàng tháng chi trả cho ngƣời hƣởng lƣơng hƣu từ quỹ BHXH trong giai đoạn 2007 đến 2012 tăng khoảng 17% /năm. Với mức lƣơng trên, chế độ hƣu trí đã từng bƣớc cải thiện cuộc sống của ngƣời về hƣu, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, chế độ hƣu trí vẫn còn bộc lộ một số khuyết điểm cần đƣợc xem xét điều chỉnh nhƣ sau:

Do có sự lồng ghép giữa chính sách lao động, việc làm và chính sách BHXH về điều kiện hƣởng lƣơng hƣu trƣớc tuổi nên nguồn thu và cân đối nguồn quỹ BHXH bị ảnh hƣởng. Theo Nghị định số: 110/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/6/2007 về chính sách đối với lao động dôi dƣ do sắp xếp của các công ty nhà nƣớc thì lao động nam có tuổi đời từ đủ 55 tuổi đến 60 tuổi, lao động nữ từ đủ 50 đến dƣới 55 tuổi, có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí với mức hƣởng không phải trừ % lƣơng hƣu do về hƣu trƣớc tuổi (Khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 110/2007/NĐ-CP); Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007 về chính sách tinh giảm biên chế và Nghị định số 67/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010 về chế độ chính sách đối với cán bộ không đủ tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội thì các cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tƣợng tinh giảm biên chế với điều kiện lao động nam có tuổi đời từ đủ 55 tuổi đến 59 tuổi, lao động nữ từ đủ 50 đến đủ 54 tuổi, có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí với mức hƣởng không phải trừ % lƣơng hƣu do về hƣu trƣớc tuổi và cán bộ không đủ tuổi tái cử có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lại nếu có đơn tự

nguyện nghỉ hƣu trƣớc tuổi thì cũng không bị trừ % lƣơng hƣu. NLĐ dôi dƣ do sắp xếp của các công ty nhà nƣớc nghỉ hƣu trƣớc tuổi đƣợc thực hiện từ năm 2007 đến tháng 6/2010 và cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hƣu trƣớc tuổi do tinh giảm biên chế đƣợc thực hiện từ năm 2007 đến hết tháng 12/2011 đã gia tăng số lƣợng ngƣời về hƣu trong thời điểm đó với tốc độ bình quân cao hơn số ngƣời tham gia BHXH (từ năm 2010 đến 2011 tốc độ tăng số ngƣời tham gia BHXH khoảng 7,6% trong khi đó tốc độ tăng số ngƣời về hƣu khoảng 9,6%), gây ảnh hƣởng tới tuổi nghỉ hƣu trung bình và nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH.

Về điều kiện hƣởng lƣơng hƣu – Điều 50 Luật BHXH:

Điều 50 Luật BHXH quy định về tuổi nghỉ hƣu của lao động nữ sớm hơn lao động nam 5 năm là chƣa hợp lý và không công bằng. Phụ nữ ngày càng thể hiện sự đóng góp vào nền kinh tế đất nƣớc không kém gì nam giới, quy định này không những làm lãng phí nguồn nhân lực mà còn hạn chế cơ hội thăng tiến của phụ nữ. Ngoài ra, sự chênh lệch tuổi nghỉ hƣu 5 năm giữa lao động nam và lao động nữ còn tạo ra sự bất hợp lý về khoản tiền lƣơng hƣu mà 2 đối tƣợng đƣợc hƣởng.

Quy định về điều kiện hƣởng lƣơng hƣu khi suy giảm khả năng lao động - Điều 51 Luật BHXH:

Quy định này đƣợc thực hiện từ năm 1995, trong khi đó theo thống kê của Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình – Bộ Y tế năm 2010 tuổi thọ trung bình của nữ là 76,8 tuổi, của nam là 72,9 tuổi, điều kiện lao động của ngƣời lao động sau gần 2 thập kỷ đã đƣợc nâng cao lên rất nhiều. Theo quy định tại Điều 51 Luật BHXH nam đủ năm mƣơi tuổi, nữ đủ bốn mƣơi lăm tuổi trở lên đã có đủ điều kiện hƣởng lƣơng hƣu khi suy giảm khả năng lao động dễ dẫn tới hiện tƣợng ngƣời lao động lợi dụng quy định để hƣởng lƣơng hƣu trong khi khả năng lao động vẫn còn tốt. Vì vậy cần phải thắt chặt hơn nữa đối tƣợng hƣởng lƣơng hƣu do suy giảm khả năng lao động.

Bảng 2.7: Tỷ trọng dân số dƣới 15 tuổi, 15-64 tuổi, 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên và Chỉ số già hóa, thời kỳ 1989 – 2013 11

Đơn vị tính: %

Năm 1989 1999 2009 2013

Tỷ trọng dân số dƣới 15 tuổi 39,2 33,1 24,5 24,2

Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi 56,1 61,1 69,1 68,5

Tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên 7,1 8,0 8,7 10,5

Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên 4,7 5,8 6,4 7,2

Chỉ số già hoá 18,2 24,3 35,5 43,5

Quy định về mức lƣơng hƣu hàng tháng – Điều 52 Luật BHXH:

Quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật BHXH về mức lƣơng hƣu hàng tháng của lao động hƣởng chế độ hƣu trí khi suy giảm khả năng lao động là cứ mỗi năm nghỉ hƣu trƣớc tuổi giảm 1%. Mức quy định trên là quá thấp trong khi quy định tại Điều 51 Luật BHXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho đối tƣợng bị suy giảm khả năng lao động có thể nghỉ hƣu trƣớc tuổi.

Quy định mức lƣơng hƣu hàng tháng thấp nhất bằng mức lƣơng tối thiếu chung là thiếu công bằng đối với những lao động có thời gian tham gia đóng bảo hiểm khác nhau và do đó cũng tạo điều kiện để NSDLĐ đóng bảo hiểm cho NLĐ với mức thấp trong thời gian kéo dài. Vì đây là một trong những quy định giúp NSDLD trấn an cho NLD rằng cho dù họ có đƣợc nộp BHXH mới mức lƣơng nào, thì lƣơng hƣu của họ cũng không thể thấp hơn mức lƣơng tối thiểu chung.

Quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hƣu – Điều 54 Luật BHXH:

Điều 54 Luật BHXH quy định về mức trợ cấp một lần đƣợc tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lƣơng, tiền công đóng BHXH chỉ phù hợp với mức đóng hàng tháng của NSDLĐ và NLĐ vào quỹ hƣu trí và tử tuất là 16 %, tƣơng đƣơng với mức là 1,92 tháng tiền lƣơng, tiền công trong một năm. Trong khi đó

11 Theo vụ thống kê dân số và lao động (2013) Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013 các kết quả chủ yếu, tổng cục thống kê.

Điều 91, Điều 92 Luật BHXH quy định mức đóng hàng tháng của NSDLĐ và NLĐ vào quỹ hƣu trí và tử tuất là 18% vào năm 2010, năm 2012 là 20%, năm 2014 là 22 % thì mức hƣởng trợ cấp một lần không thể cố định nhƣ trên khi có sự thay đổi về mức đóng. Vậy nên để đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động, mức trợ cấp cần phải điều chỉnh cho phù hợp với mức đóng của họ vào quỹ BHXH.

BHXH một lần đối với ngƣời không đủ điều kiện hƣởng lƣơng hƣu – Điều 55 Luật BHXH:

Theo quy định tại Điều 55 Luật BHXH, số ngƣời hƣởng chế độ BHXH một lần đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Số ngƣời hƣởng trợ cấp BHXH một lần khi nghỉ hƣu 12

(Đơn vị tính: người)

Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số ngƣời hƣởng BHXH một lần 129,156 288,309 425,903 498,122 478,462 601,020 635,657

Bảng số liệu trên cho thấy: số lƣợng ngƣời hƣởng BHXH một lần tăng rất nhanh, đến năm 2013 số lƣợng ngƣời hƣởng BHXH một lần là 635.657 ngƣời tăng tới 506.501 ngƣời so với năm 2007. Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định của quỹ BHXH cần thiết phải siết chặt hơn nữa các điều kiện hƣởng loại trợ cấp này. Cụ thể tại điểm a, khoản 1, Điều 55 Luật BHXH về trƣờng hợp sau một năm nghỉ việc, nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chƣa đủ 20 năm đóng BHXH cần phải quy định chặt chẽ hơn. Việc NLĐ nghỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khắc phục những bất cập trong chính sách Bảo hiểm xã hội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)