CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI
3.2. Tạo điều kiện thu hút các đối tƣợng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
nguyện
“Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một chính sách mới, hướng đến bao phủ NLĐ là nông dân, lao động tự làm nên cũng gặp nhiều trở ngại trong nỗ lực thu hút đối tượng tham gia do thu nhập của một bộ phận đáng kể những đối tượng này thường thấp và bấp bênh, không ổn định” [4; 19]. Vì vậy việc tạo điều kiện để có thể thu hút các đối tƣợng tham gia loại hình BHXH này là hết sức cần thiết. Trƣớc hết là nỗ lực nhằm cải thiện những bất cập trong chính sách, để NLĐ có thể nhận thấy đây là loại hình bảo hiểm phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho họ có thể tham gia và hƣởng các quyền lợi trong đó.
Về điều kiện hƣởng lƣơng hƣu – Điều 70 Luật BHXH:
Nhằm mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện, tôi kiến nghị sửa đổi khoản 2 Điều 70 Luật BHXH nhƣ sau:
“2. Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm.”
Về mức hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng tại Điều 71 Luật BHXH
Quy định này còn có sự phân biệt về cách tính tỷ lệ hƣởng lƣơng hƣu giữa lao động nam và lao động nữ, tạo nên sự không công bằng trong thụ hƣởng giữa các đối tƣợng tham gia BHXH. Vì vậy, nội dung này tại khoản 1 Điều 71 luật BHXH đƣợc kiến nghị sửa đổi nhƣ sau:
“1. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 55% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 76 của Luật này tương ứng với hai mươi năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%”
Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hƣu tại Điều 72 Luật BHXH.
Để tạo sự công bằng giữa các đối tƣợng và thu hút nhiều hơn lao động tham gia hình thức BHXH tự nguyện, tôi kiến nghị điều chỉnh nhƣ sau:
“Điều 72. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. NLĐ đã đóng BHXH trên 30 năm, khi nghỉ hưu còn được hưởng trợ cấp BHXH một lần.
2. Mức trợ cấp BHXH một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi. Cứ mỗi năm đóng BHXH tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước 2010; bằng 0,6% tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH cho hai năm 2010 và 2011; bằng 0,65% tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH cho hai năm 2012 và 2013; bằng 0,7% tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH từ 2014 trở đi.”
Mức hƣởng BHXH một lần – Điều 74 Luật BHXH:
Tôi kiến nghị sửa đổi điều 74 nhƣ sau:
“Điều 74. Mức hưởng BHXH một lần
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng;
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2010;
b) 1,7 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH vào những năm 2010 và 2011
c) 1,9 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH vào những năm 2012 và 2013
d) 2,1 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”
Quy định về trợ cấp mai táng – Điều 77 Luật BHXH:
Điều 77 Luật BHXH: tôi kiến nghị điều chỉnh khoản 3 nhƣ sau:
“3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc bị chết trong tù giam thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Quy định về trợ cấp tuất – Điều 78 Luật BHXH:
Kiến nghị điều chỉnh khoản 1, 2 Điều 78 Luật BHXH theo lộ trình tăng đóng góp vào quỹ BHXH nhƣ sau:
“Điều 78. Trợ cấp tuất
1. Người lao động đang đóng BHXH, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH và đã đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên, người đang hưởng lương hưu khi chết (kể cả chết trong tù giam) thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của đối tượng thuộc khoản 1 Điều này được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước 1/1/2010; bằng 1,7 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH vào những năm 2010 và 2011; bằng 1,9 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH vào những năm 2012 và 2013. 2,1 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”