Tiếp cận khái niệm Nhà nước pháp quyền từ góc độ Sử học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khái niệm nhà nước pháp quyền tiếp cận dưới góc độ triết học (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG VÀ KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1.2 Một số cách tiếp cận Nhà nước pháp quyền

1.2.1 Tiếp cận khái niệm Nhà nước pháp quyền từ góc độ Sử học

Khái niệm nhà nước pháp quyền được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử của văn minh nhân loại. Vì vậy, các nội dung, nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền đã không ngừng được giải thích, bổ sung và hoàn thiện theo từng giai đoạn và từng thời kỳ lịch sử nhất định. Lịch sử quan tâm đến nhà nước pháp quyền dưới hình thức các sự kiện, các dấu mốc lịch sử, từ đó thấy được sự vận động phát triển và hình thành khái niệm Nhà nước pháp quyền. Cái mà họ theo dõi sự phát triển của đối tượng là tính phong phú, sinh động, cụ thể với những biểu hiện ngẫu nhiên, bề ngoài, trong suốt quá trình lịch sử theo các mốc thời gian cụ thể.

Khi tiếp cận khái niệm Nhà nước pháp quyền, lịch sử chú trọng vào việc trả lời các câu hỏi: Tư tưởng ấy bắt đầu từ đâu trong lịch sử, nó vận động và biến đổi như thế nào ở những thời kỳ khác nhau? Bàn về nguồn gốc của khái niệm nhà nước pháp quyền, có mầm mống từ thời kỳ cổ đại cả ở phương Đông và phương Tây, sau đó được bổ sung và hoàn thiện trong các thời kỳ tiếp theo. Các dấu mốc được lịch sử được ghi chép lại trở thành những yếu tố

quan trọng trong việc đánh giá quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước pháp quyền. Mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền bắt nguồn từ thời kỳ cổ đại với quan điểm của các triết gia ở cả phương Đông và phương Tây, chẳng hạn như: Hàn Phi với việc áp dụng luật pháp để quản lý xã hội, Xô-lông với việc khởi xướng tư tưởng về mối quan hệ giữa quyền lực và pháp luật theo cách kết hợp giữa sức mạnh và pháp luật trong việc tổ chức nhà nước theo nguyên tắc dân chủ, Arixtốt là người đầu tiên đề cập đến sự phân loại các cơ quan quyền lực của nhà nước… Vào thời điểm đó, các tư tưởng đang còn tồn tại dưới dạng mầm mống, tức là những ý tưởng được nêu ra vụn vặt, không hệ thống và cũng không sử dụng khái niệm “nhà nước pháp quyền” để nói về nó, chỉ đến giai đoạn sau, những tư tưởng này mới được bổ sung và hoàn thiện dần. Cuối cùng, khái niệm nhà nước pháp quyền được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1797 bởi nhà triết học người Đức - I.Cantơ

trong tác phầm Siêu hình học đạo đức và sau đó được sử dụng phổ biến bởi Robert von Mohn trong cuốn Khoa học cảnh sát Đức theo các nguyên lý của

nhà nước pháp quyền xuất bản năm 1832. Sau này, Mác, Ănghen và Lênin đã

luận giải thêm về chức năng, tính chất, vai trò của pháp luật, quyền lực của nhân dân trong nhà nước pháp quyền với quan điểm về dân chủ. Từ đó, ta thấy được nội hàm của khái niệm nhà nước pháp quyền với các dấu hiệu: quyền lực thuộc về nhân dân, pháp luật giữ vị trí tối thượng trong xã hội, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước,… đồng thời nhận thấy hai mô hình nhà nước pháp quyền điển hình trong giai đoạn hiện nay là nhà nước pháp quyền ở Mỹ với sự phân chia quyền lực tuyệt đối và nhà nước pháp quyền ở Nga với đặc trưng là sự phân công và phối hợp quyền lực…

Với việc ghi chép lại những dấu mốc trong việc hình thành và phát triển tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong các thời kỳ khác nhau, cách tiếp cận lịch sử về nhà nước pháp quyền còn đánh giá được sự tác động của yếu tố

thời đại đến các quan niệm trong lịch sử. Chẳng hạn như, trong thời kỳ Trung Cổ, các nhà tư tưởng ít đề cập đến vấn đề pháp quyền hay tư tưởng về nhà nước pháp quyền, bởi vì tại thời điểm đó xã hội đang bị thống trị bởi thần học, nếu có đề cập đến tư tưởng về luật pháp cũng chỉ là việc thể hiện mong muốn hợp nhất giữa thần quyền và thế quyền. Đến giai đoạn Khai sáng, sự phát triển của khoa học thực nghiệm phản kháng lại tư tưởng về sự sắp đặt của thế lực siêu nhiên bóp nghẹt tinh thần tự do dân chủ, mở ra một giai đoạn mới, một tinh thần mới, cùng lúc này nổi lên tư tưởng về lý thuyết pháp quyền tự nhiên của các nhà tư tưởng thế kỷ XVI-XVIII. Tư tưởng này đề cao nguồn gốc tự nhiên của pháp luật, nguồn gốc của pháp luật tự nhiên là bản chất của con người. Pháp luật được sắp đặt theo ý chí của nhà nước nhưng vẫn phải phù hợp với tự nhiên. Bởi vậy, việc xác lập những quyền tự nhiên của con người cũng là nguồn gốc để xác lập nên quyền cơ bản của con người.

Việc khảo sát sự hình thành khái niệm nhà nước pháp quyền trong lịch sử còn cho thấy nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước ở phương Đông và phương Tây khác nhau. Ở phương đông, nhà nước ra đời do nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm, đòi hỏi xã hội phải được tổ chức trong sự thống nhất và có sự chỉ đạo để giải quyết những mâu thuẫn trong các hội. Trong khi đó, ở phương Tây, sự ra đời của tư hữu lại là nguyên nhân gây mâu thuẫn về mặt kinh tế. Khi mâu thuẫn này phát triển đến mức không thể điểu hòa được, nhà nước ra đời vời tư cách là công cụ điều tiết xã hội. Từ đó, có thể thấy, phương Đông hay phương Tây, nhà nước đều có vai trò giải quyết các vấn đề xã hội, chỉ khi nào xã hội có thể tự giải quyết các vấn đề của nó thì nhà nước mới bị thay thế.

Có thể nói, cùng với sự phát triển trên của lịch sử, khái niệm nhà nước pháp quyền ngày càng được bổ sung hoàn thiện hơn. Việc tiếp cận khái niệm nhà nước pháp quyền dưới góc độ lịch sử giúp con người có thể đánh giá sự tác động của yếu tố thời đại đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền, từ đó

xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền phù hợp với từng quốc gia trong từng thời kỳ khác nhau. Như vậy, từ cách tiếp cận lịch sử về nhà nước pháp quyền, khái niệm nhà nước pháp quyền được tái hiện lại đầy đủ cả về nội hàm và ngoại diên của khái niệm, đồng thời cũng cho thấy lịch sử nhà nước pháp quyền được tái hiện lại một cách logic.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khái niệm nhà nước pháp quyền tiếp cận dưới góc độ triết học (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)