Nền tảng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khái niệm nhà nước pháp quyền tiếp cận dưới góc độ triết học (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG VÀ KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

2.2 Một số vấn đề có tính quy luật trong xây dựng Nhà nước pháp

2.2.1 Nền tảng kinh tế

Nhà nước là một phạm trù lịch sử, nó chỉ ra đời khi lịch sử loài người đạt đến một trình độ nhất định. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước. Chủ nghĩa duy tâm và thần học cho rằng nhà nước là do Thượng đế sinh ra để quản lý xã hội, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và vô tận nên việc phục tùng quyền lực của Nhà nước cũng là phục tùng quyền lực của Thượng để. Theo thuyết khế ước xã hội, nhà nước là một sản phẩm của một bản hợp đồng (hay chính là khế ước xã hội) giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên, không có nhà nước, khi đó nhà nước phải phục tùng xã hội cũng như mọi thành viên trong xã hội...

Theo quan điểm mác xít, nhà nước ra đời trên cơ sở của sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng: vấn đề nhà nước không chỉ là vấn đề mang tính chính trị mà còn là vấn đề lịch sử. Trong

của chế độ tư hữu, của nhà nước; Nhà nước và cách mạng, Chủ nghĩa Mác và vấn đề nhà nước… Mác, Ănghen và Lênin đã chứng minh rằng không phải

khi nào cũng có nhà nước. Xã hội cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế- xã hội đầu tiên của lịch sử nhân loại. Xã hội này chưa có giai cấp, chưa có nhà nước nhưng những nguyên nhân dẫn tới sự hình thành nhà nước lại bắt đầu nảy sinh trong xã hội này. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy tồn tại chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất, mọi người cùng làm, cùng hưởng không ai có đặc quyền đặc lợi gì, tất cả đều hưởng thụ thành quả lao động ngang nhau. Xã hội cộng sản nguyên thủy do công cụ lao động chưa được cải tiến, kinh nghiệm lao động chưa được tích luỹ, con người lại chưa biết rõ về thế giới tự nhiên do đó con người phải sống thành bầy đàn để tự bảo vệ mình. Chính vì vậy, mọi người đều lao động và hưởng thụ như nhau, xã hội chưa có sự phân hóa thành các giai cấp đối lập nhau về lợi ích, xã hội chưa có kẻ giàu, người nghèo. Xã hội cộng sản nguyên thủy chưa biết đến nhà nước nhưng chính trong lòng xã hội đó đã làm nảy sinh những tiền đề vật chất làm cơ sở cho sự ra đời của nhà nước. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, công cụ lao động được cải tiến, kinh nghiệm lao động được tích lũy, sự phân công lao động tự nhiên được thay thế bằng sự phân công lao động xã hội đã làm tiền đề cho sự tan vỡ của chế độ cộng sản nguyên thủy. Vào cuối chế độ nguyên thủy, xã hội trải qua ba lần phân công lao động mà mỗi lần phân công lao động đó lại có những bước tiến mới đẩy nhanh sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Qua ba lần phân công lao động, xã hội đã có những biến chuyển sâu sắc, chế độ tư hữu hình thành, mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt. Ba lần phân công lao động đã phá vỡ trật tự xã hội cộng sản nguyên thủy (Xã hội mà mọi người chung về kinh tế, quyền lực mang tính xã hội). Để giữ cho mâu thuẫn giai cấp ở trong vòng trật tự và xã hội ổn định đòi hỏi có một tổ chức mới ra đời, tổ chức đó chính là nhà nước.

Ta có thể thấy trong lịch sử, mỗi một kiểu nhà nước lại gắn với một chế độ kinh tế nhất định. Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, tư hữu về tư liệu sản xuất và người nô lệ. Khi quan hệ chiếm hữu nô lệ lỗi thời so với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ trở nên gay gắt hơn. Chế độ phong kiến dần thay thế chế độ nô lệ và nhà nước phong kiến ra đời. Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến được xây dựng trên cơ sở chế độ sở hữu về ruộng đất và một phần sức lao động của nông dân. Xã hội phong kiến có hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân, ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ công, tiểu thương, thị dân. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và sự hình thành quan hệ tư bản trong lòng xã hội phong kiến, quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, chế độ phong kiến rơi vào tình trạng khủng hoảng toàn diện. Đại biểu cho phương thức sản xuất mới tiến bộ, giai cấp tư sản có những ưu thế rõ rệt so với giai cấp địa chủ phong kiến, khi giành được vị trí chủ đạo trong kinh tế, giai cấp tư sản đã tập hợp lực lượng tiến hành cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị thủ tiêu chế độ phong kiến, thiết lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đường cho sức sản xuất phát triển. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã mâu thuẫn gay gắt với lực lượng sản xuất. Để giải quyết mâu thuẫn này phải tiến hành cuộc cách mạng thiết lập quan hệ sản xuất mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Khi phương thức sản xuất cũ bị thay thế bằng phương thức sản xuất mới tất yếu dẫn đến sự ra đời kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự thay đổi của quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp

chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội, tạo ra một tình trạng loạn lạc hỗn độn.Từ nhu cầu phải kiềm chế sự đối lập của các giai cấp, làm cho cuộc đấu tranh của những giai cấp có quyền lợi về kinh tế mẫu thuẫn nhau đó không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội… và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự, nhà nước đã ra đời.

Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển. Kinh tế thị trường là là một mô hình kinh tế vận động, phát triển, dựa trên cơ sở các quy luật của thị trường, trong đó quan hệ hàng hoá - tiền tệ trở thành phổ biến và bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế.

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế khách quan của nền kinh tế, trong đó, các quy luật của nền kinh tế thị trường phát huy tác

dụng. Trước hết, đó là quy luật giá trị. Quy luật này đòi hỏi việc sản xuất

hàng hoá phải trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết và trao đổi phải bình đẳng, ngang giá. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ quy luật này mới có thể tồn tại và phát triển.

Thứ hai là quy luật cung cầu. Quy luật này biểu hiện quan hệ giữa cung

và cầu thông qua giá cả, nó tác động trực tiếp đến giá cả và phương thức sản xuất, tiêu dùng của xã hội.

Thứ ba là quy luật cạnh tranh. Quy luật này đòi hỏi hàng hoá sản xuất

ra phải có chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn, thái độ phục vụ văn minh hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh so với các hàng hoá khác cùng loại. Theo đó, các mối quan hệ trong xã hội phải được điều tiết bằng những thỏa thuận chung hay “khế ước xã hội” dựa trên tinh thần tự nguyện, tự giác và tự chịu trách nhiệm về quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Trong nền kinh tế thị trường, sự vận hành của nền kinh tế chịu tác động đáng kể của những quy luật thị trường như đã kể trên. Các quy luật này kích thích và phát huy tối đa năng lực và sức sáng tạo của người kinh doanh, buộc

họ phải luôn nỗ lực, cố gắng để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Việc người kinh doanh được toàn quyền quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình theo nhu cầu và quy luật của thị trường là điều kiện để tạo ra sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển về mặt kinh tế của toàn xã hội.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có thể vì lợi nhuận mà làm những việc ảnh hưởng đến cộng đồng, thậm chí là những điều phi nhân tính. Mặt khác, nền kinh tế càng phát triển ở mức độ cao sẽ càng gặp khó khăn trong việc kiểm soát và điều tiết, xã hội có nguy cơ hỗn loạn, sự bất công và bất ổn trong xã hội vì đó ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi nhà nước phải chuyển từ điều hành bằng mệnh lệnh hành chính sang điều hành bằng những đòn bẩy kinh tế trên tầm vĩ mô đặt ra yêu cầu phải có hệ thống luật pháp chặt chẽ với bộ máy thực hiện luật pháp hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực bảo vệ quyền lợi của nhân dân.

Trước khi có sự ra đời của nhà nước pháp quyền tư sản, nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong kiến thực chất vẫn là nhà nước thần quyền chuyên chế. Điều này có gốc rễ từ bản chất của nền kinh tế thời kỳ này là nền kinh tế hàng hóa giản đơn và tương ứng với nó là thị trường giản đơn. Thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản diễn ra khá dài, lúc này sự phát triển ngày càng mạnh giữa các yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa, các quan hệ kinh tế cấu thành cơ sở hạ tầng của xã hội tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là sự ra đời của nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự thay đổi có tính cách mạng trong kiến trúc thượng tầng. Kinh tế thị trường cũng tạo cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa những yếu tố cạnh trạnh ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt. Nguyên tắc bao trùm trong các quan hệ kinh tế của kinh tế thị trường là tự do kinh doanh, bình đẳng, cùng có lợi giữa các chủ thể kinh tế Hơn nữa, trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao, nhiều loại thị trường mới xuất hiện hình thành nhiều mối quan hệ khác nhau, đan xen phức tạp. Vì vậy, để cho thị

trường hoạt động được suôn sẻ, cần phải sử dụng pháp luật với tư cách là yếu tố điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp. Như vậy, sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một thiết chế chính trị tương ứng để điều chỉnh đời sống kinh tế - xã hội và nhà nước pháp quyền ra đời từ yêu cầu khách quan đó.

Với những lý do kể trên, có thể nói, nền tảng kinh tế cho sự ra đời của Nhà nước pháp quyền chính là Kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi cần có một hệ thống luật pháp chặt chẽ điều tiết, quản lý và định hướng cho sự phát triển kinh tế và việc đưa quyền lợi của nhân dân, đưa nhân dân lên làm chủ thể quyền lực trên cơ sở thượng tôn pháp luật để hướng đến một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khái niệm nhà nước pháp quyền tiếp cận dưới góc độ triết học (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)