Tiếp cận khái niệm Nhà nước pháp quyền từ góc độ Chính trị học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khái niệm nhà nước pháp quyền tiếp cận dưới góc độ triết học (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG VÀ KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1.2 Một số cách tiếp cận Nhà nước pháp quyền

1.2.3 Tiếp cận khái niệm Nhà nước pháp quyền từ góc độ Chính trị học

Dưới góc độ chính trị, vấn đề về nhà nước pháp quyền hay cách thức tổ chức quyền lực nhà nước được tiếp cận dưới góc độ các tư tưởng về chính trị, pháp lý và thực tiễn phát triển của hiện tượng này trong thực tế. Trong ngành khoa học chính trị, tư tưởng và các mô hình nhà nước được nghiên cứu dưới góc độ bản chất và hình thức thể hiện của các chính thể. Cụ thể hơn, chính trị học đánh giá các thiết chế nhà nước từ khi nhà nước tồn tại qua các giai đoạn lịch sử cho đến nay. Theo đó, mô hình nhà nước pháp quyền tồn tại ở mỗi quốc gia lại có những biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội… mà khi bàn về nhà nước pháp quyền, khoa học chính trị hướng tới việc luận giải tính chất của quyền lực và mức độ thực hiện quyền lực trong nhà nước.

Theo cách tiếp cận Chính trị học, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mới, thoát ly các kiểu nhà nước mà lịch sử nhân loại đã chứng kiến như: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xă hội chủ nghĩa. Nói cách khác, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước độc lập với các kiểu nhà nước nói trên và nó cũng không phải là nhà nước kiểu mới không mang tính giai cấp trong thời đại công nghiệp hiện nay như một số học giả tư sản đã từng tuyên bố. Sự ra đời tư tưởng của nhà nước nói chung và nhà nước pháp quyền nói riêng bị chi phối bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mà việc tìm kiếm, thiết lập và kiểm

chứng tính hợp lý mô hình của các thể chế là mục đích mà khoa học chính trị hướng tới.

Ngoài ra, ngành khoa học chính trị cũng có sự phân biệt giữa cách thức tổ chức và sử dụng quyền lực ở các mô hình nhà nước phương Đông và phương tây. Ở phương Đông, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền được hình thành nhằm mục đích giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, quyền lực được tập trung cao vào tay người đừng đầu. Quyền lực đó là vô hạn, ý chí của người dân chính là pháp luật, nhưng việc tìm kiếm các phương thức quản lý xã hội lại gặp mâu thuẫn và chưa triệt để. Trong khi đó, tư tưởng Nhà nước pháp quyền ở xã hội phương Tây lại được hình thành nhằm mục đích thể chế hóa luật tự nhiên vào xã hội. Mặc dù, mục đích chính vẫn là để giữ trật tự xã hội, nhưng đề cao yếu tố tự do và bình đẳng. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền ra đời chống lại sự chuyên quyền, độc đoán, gắn liền với việc xác lập và phát triển nền dân chủ; bạo lực, lộng quyền và hỗn lọan là cái tương phản với công bằng, pháp luật, cần phải xóa bỏ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Nhà nước pháp quyền là một khái niệm trừu tượng, là kết quả của quá trình hoạt động nhận thức lâu dài trong lịch sử. Từ thời cổ đại cho đến hiện đại, từ phương Đông đến phương Tây đã có nhiều tư tưởng khác nhau về Nhà nước pháp quyền nhưng tựu trung lại, Nhà nước pháp quyền được hiểu là một hình thức nhà nước mà ở đó, cách thức tổ chức và vận hành của xã hội được hình thành trên cơ sở của các quyền mà pháp luật là cơ sở để thực hiện các quyền đó. Trong Nhà nước pháp quyền, những giá trị cao quý nhất của con người và xã hội được khẳng định và bảo vệ, đó là quyền con người, sự công bằng, công lý và tự do. Trải qua các giai đoạn khác nhau trong lịch sử, khái niệm nhà nước pháp quyền dần được bổ sung và hoàn thiện với các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước đảm bảo tính tối cao của pháp luật, trong đó pháp luật là ý chí chung của nhân dân.

Thứ hai, nhà nước pháp quyền là nhà nước thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do, dân chủ của công dân.

Thứ ba, nhà nước pháp quyền là tổ chức nhà nước mà ở đó đảm bảo trên thực tế trách nhiệm lẫn nhau giữa nhà nước và công dân, ở đó phải có hình thức tổ chức quyền lực nhà nước thích hợp và có cơ chế hữu hiệu giám sát sự tuân thủ pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện, chống chuyên quyền, lạm quyền.

Trong những thập kỷ gần đây, nhà nước pháp quyền là một trong những chủ đề thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau như luật học, sử học, chính trị học… và mỗi ngành lại tiếp cận với khái niệm Nhà nước pháp quyền ở những khía cạnh khác nhau. Đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhà nước pháp quyền được xem là một mô hình nhà nước hữu hiệu và dân chủ nhất, phù hợp nhất có khả năng khắc phục hoặc hạn chế tình trạng bất bình đẳng xã hội, bất công xã hội… Bởi vậy, một

trong những yêu cầu cấp thiết là phải xây dựng được một hô hình lý luận về nhà nước pháp quyền để hiện thực hóa nó trong thực tiễn, mà cách tiếp cận triết học khi xem xét khái niệm Nhà nước pháp quyền là một phần công việc phải thực hiện.

CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Việc xem xét khái niệm Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng cũng như trong các ngành khoa học khác nhau cho thấy đây là khái niệm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Hiện nay, nhà nước pháp quyền là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn để phát triển. Tuy nhiên, cách thức tổ chức Nhà nước pháp quyền ở mỗi quốc gia lại mang những đặc thù riêng tùy vào đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, do đó, chúng ta không thể áp dụng một công thức chung cho những quốc gia khác nhau. Điều này một mặt đảm bảo sự thích ứng của từng quốc gia trên con đường phát triển, nhưng mặt khác lại làm suy yếu đi tính hệ thống trong một chỉnh thể mà nếu như thiếu chúng, tương lai phát triển của nhân loại sẽ mất đi tính định hướng.

Thực tế đã chứng minh tầm quan trọng của lý luận đối với hiện thực. Khi hiện thực thay đổi và các lý thuyết trong lịch sử không còn phù hợp, việc khái quát những vấn đề thuộc về nhận thức là một nhu cầu tất yếu nhằm hướng tới sự thống nhất trong tính đa dạng của hiện thực. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có sự khái quát về đặc trưng bản chất cũng như tính quy luật cho sự phát triển của Nhà nước pháp quyền dưới góc độ triết học. Theo đó, việc tiếp cận khái niệm nhà nước pháp quyền dưới góc độ triết học gồm những nội dung chủ yếu như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khái niệm nhà nước pháp quyền tiếp cận dưới góc độ triết học (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)