Nền tảng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khái niệm nhà nước pháp quyền tiếp cận dưới góc độ triết học (Trang 71 - 78)

CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG VÀ KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

2.2 Một số vấn đề có tính quy luật trong xây dựng Nhà nước pháp

2.2.2 Nền tảng xã hội

Nền kinh tế thị trường là yếu tố kinh tế quyết định sự ra đời của Nhà nước pháp quyền, còn xã hội dân sự là nền tảng xã hội vững chắc để xây dựng nhà nước pháp quyền. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền thực chất là mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, hay nói rộng ra là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng. Xã hội dân sự không phải do nhà nước quy định mà ngược lại, nhà nước được được tạo lập trên cơ sở dân chủ [Dẫn theo 25].

Vào cuối thời kỳ xã hội nguyên thủy, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự dư thừa của cải, từ đó nảy sinh sở hữu tư nhân về tài sản. Chế độ tư hữu hình thành khiến cho trong xã hội xuất hiện người giàu, kẻ nghèo, phân chia thành giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Khi xã hội phân chia giai cấp, giữa các giai cấp xuất hiện sự đối lập nhau về lợi ích, mâu thuẫn giữa hai giai cấp ngày càng gay gắt. Khimâu thuẫn phát triển đến độ không điều hòa được, Nhà nước ra đời với tư cách là một lực lượng trung gian để điều hòa mâu thuẫn đó, đồng thời là một tổ chức có quyền lực để duy trì trật tự và quản lý xã hội. Tất nhiên, trong xã hội thị tộc, bộ lạc đã xuất hiện những

thiết chế có khả năng bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, đến khi giai cấp xuất hiện, các thiết chế đó biến thành công cụ bảo vệ lợi ích của một giai cấp. Ph.Ănghen viết: “Lúc đầu xã hội bằng sự phân công đơn giản trong lao động, thiết lập ra những cơ quan đặc thù để bảo vệ lợi ích chung của mình. Nhưng với thời gian, các cơ quan ấy, mà cơ quan chủ chốt là chính quyền nhà nước, do phục vụ lợi ích riêng của mình, đã từ chỗ là tôi tớ của xã hội biến thành chủ nhân của xã hội”[31,tr.315]. Như vậy, sự ra đời của nhà nước chứng tỏ nhà nước không phải là cơ quan điều hòa mâu thuẫn giai cấp mà nó ra đời là do mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc mà không thể điều hòa.

Về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà là sự biểu biện của một trình độ phát triển dân chủ. Theo đó, nhà nước pháp quyền được nhìn nhận như một cách thức tổ chức nền dân chủ, gắn liền với một nền dân chủ. Tuy không phải là một kiểu nhà nước được xác định theo lý luận về hình thái kinh tế - xã hội nhưng nhà nước pháp quyền không thể xuất hiện trong một xã hội phi dân chủ hay nói cách khác Nhà nước pháp quyền phải được hình thành trên nền tảng xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước là phục vụ nhân dân mà để làm được điều này thì nhà nước pháp quyền phải đảm bảo được các yếu tố tự do và công bằng của pháp luật.

Khái niệm “xã hội dân sự” ra đời từ cuối thế kỷ XVIII, đầu XIX nhằm phân biệt giữa xã hội chính trị (tức là nhà nước, vốn có chức năng bao trùm toàn xã hội) với mạng lưới dày đặc các mối quan hệ cá nhân, nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân cực kỳ phức tạp, đa dạng. Mạng lưới dày đặc đó chính là xã hội dân sự. Ban đầu, ý tưởng về “xã hội dân sự” và “xã hội công dân” gần như đồng nhất, nhưng dần dần hai khái niệm ấy tách khỏi nhau vì trong tiến trình phát triển, người ta ngày càng thấy rõ rằng người công dân, đồng

thời cũng là con người, với tất cả những đặc tính phong phú của nó. Cho nên, không thể quy toàn bộ tính phong phú ấy vào trong khái niệm “công dân”. Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội..., vai trò của cá nhân ngày

càng được nổi bật, ngày càng được tôn trọng. Theo đó, vai trò của xã hội dân

sự càng được xác lập, đặc biệt là từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX trở đi.

Xã hội dân sự (Civil society) được hiểu là một cơ chế bao gồm các hình thức tổ chức trung gian giữa nhà nước và cá nhân, giúp cho các cá nhân có thể cùng tham gia vào các hoạt động, hành động tập thể. Xã hội dân sự được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thống, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức.

Như vậy, xã hội dân sự có hai yếu tố cơ bản: vai trò cộng đồng - là sự cố kết, liên kết bền vững về mặt đoàn thể và vai trò của các cá nhân - là sự bảo đảm

cho tự do cá nhân. Tại tất cả các quốc gia trên thế giới, sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự phụ thuộc phần lớn vào thái độ và mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự.

Trong xã hội dân sự, độ tin cậy giữa người với người là yếu tố quan trọng. Xã hội dân sự đóng vai trò như một đối trọng của quyền lực nhà nước, thực chất, là tạo điều kiện để người dân thực sự tham gia vào việc hoạch định, thực hiện và giám sát các chủ trương và chính sách của Nhà nước, thực hiện

trách nhiệm phản biện xã hội đối với Nhà nước, kể cả phẩm chất và hành vi

của viên chức Nhà nước trên tinh thần tự nguyện, là cầu nối, kênh truyền tải tiếng nói của các tầng lớp nhân dân đến Nhà nước. Xã hội dân sự với tư cách là tổ chức tự nguyện được nhân dân lập ra để đại diện cho quyền lợi của chính mình, cũng như phát huy được tiềm năng và nguồn lực vốn có của mình đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.

Mặt khác, nhà nước pháp quyền là một khái niệm không đồng nhất với bất cứ mô hình nhà nước nào đang tồn tại, nó thể hiện một trình độ tất yếu phải đạt đến của quyền lực nhân dân trong xã hội có tổ chức (nhà nước) dù ý thức của con người có nhận thức được hay không. Bởi vậy, nó có tính khách quan và phổ biến. Trên thực tế, việc lựa chọn hình thức nhà nước thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế không phải do ý muốn chủ quan của giai cấp

hay tầng lớp cầm quyền mà do những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia quy định.

Từ khi lý thuyết về nhà nước pháp quyền ra đời, nó đã nhanh chóng được tiếp nhận và đưa vào ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tùy theo từng điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và truyền thống văn hóa của mỗi dân tôc, mức độ áp dụng học thuyết về nhà nước pháp quyền có khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc phong kiến tiến bộ và tầng lớp những người lao động đã sử dụng học thuyết nhà nước pháp quyền như một vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh với giai cấp địa chủ phong kiến phản động và lạc hậu. Việc xuất hiện nhà nước pháp quyền tư sản đã đánh dấu cho viẹc thay thế xã hội phong kiến bằng xã hội tư bản - một xã hội công nghiệp bắt đầu đề cập đến việc bảo vệ quyền con người. Chúng ta có thể điểm qua một số mô hình nhà nước pháp quyền tư sản như sau:

Nhà nước tư sản Anh điển hình cho chính thể quân chủ nghị viện là sản phẩm của cuộc nội chiến cách mạng chống phong kiến không triệt để. Năm 1688, chế độ quân chủ lập hiến ở Anh được thiết lập. Quyền lập pháp được giao cho nghị viện, quyền hành pháp được giao cho vua. Nhiều ý tưởng tự do, pháp quyền tự nhiên và phân quyền được thể hiện, thể chế của nền dân chủ lập hiến ở Anh được định hình và từng bước hoàn thiện. Quá trình này được thể hiện bằng một số đạo luật bổ sung và đặc biệt là theo tiền lệ (sự hình thành các tập quán chính trị). Đây cũng là quá trình hình thành hiến pháp không thành văn của Anh. Chính thể quân chủ nghị viện Anh gồm có ba bộ phận cơ bản, cụ thể như sau:

1- Hoàng đế: Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia, nhưng chỉ nặng về vai trò tượng trưng. Mọi hoạt động của Hoàng đế chỉ nhằm mục đích chính thể hóa về mặt nhà nước. Các hoạt động của nghị viện, của chính phủ, quyết định của Hoàng đế chỉ có hiệu lực thực thi khi có chữ ký kèm theo của thủ tướng. Hoàng đế không có thực quyền mà chỉ là "Nhà vua trị vì nhưng không cai trị".

2- Nghị viện: Nước Anh là nước có cơ cấu hai nghị viện vào loại sớm nhất. Nghị viện có những quyền hạn: Quyền lập pháp; quyền quyết định ngân sách và thuế; quyền giám sát hoạt động của nội các; bầu hoặc bãi nhiệm các thành viên của nội các.

3- Chính phủ: Trong tập quán hiến pháp không thành văn của nước Anh nội các là cơ quan có thực quyền, nắm quyền hành pháp. Thủ tướng được Hoàng đế bổ nhiệm là thủ lĩnh đảng cầm quyền, đảng chiếm đa số ghế trong hạ nghị viện. Vậy thực chất là hạ nghị viện cử ra thủ tướng. Sau khi được Hoàng đế bổ nhiệm, thủ tướng lập ra chính phủ.

Bên cạnh đó, cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất mang tinh thần dân chủ và xác lập những nguyên tắc cơ bản về chủ quyền tối thượng của nhân dân. Cuộc cách mạng đó đã quyết định hình thức thượng tầng chính trị - pháp lý. Nhà nước tư sản được thiết lập ở Pháp điển hình cho chính thể cộng hòa nghị viện. Sau sự kiện ngày 14 tháng 7 năm 1789, nhân dân Pari hạ gục Baxti, giai cấp tư sản lợi dụng thắng lợi này của quần chúng đã dựng lên một chính quyền mới. Giai cấp tư sản nắm giữ địa vị chính yếu trong quốc hội lập hiến và thông qua một văn kiện có tính chất cương lĩnh đó

là Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. Trong tuyên ngôn có sáu nội

dung cơ bản, nội dung thứ sáu được nêu lên là: Ghi nhận xây dựng, tổ chức bộ máy theo thuyết tam quyền phân lập. Đến năm 1791, một hiến pháp mới được ban hành nhằm thiết lập chế độ quân chủ nghị viện - đây là nhà nước tư sản đầu tiên ở Pháp. Hiến pháp quy định: Quyền lập pháp đặt vào tay quốc hội. Quốc hội do dân bầu ra (số dân này chiếm khoảng 1/6 là những hạng công dân tích cực và phải đóng một khoản thuế trực thu tối thiểu - thuế bầu cử). Quyền hành pháp thuộc về nhà vua, vua trị vì đất nước theo pháp luật. Quyền tư pháp tách khỏi quyền hành pháp. Hiến pháp hiện hành của Pháp hiện nay là hiến pháp 1958. Theo hiến pháp này cơ chế thực hiện quyền lực ở Pháp không hoàn toàn dựa theo thuyết tam quyền phân lập. Có thể nói, Pháp

đã áp dụng thuyết tam quyền phân lập một cách rất mềm dẻo, linh hoạt. Sự kết hợp giữa mô hình chính thể cộng hòa tổng thống và chính thể cộng hòa đại nghị đã tạo thành chính thể cộng hòa lưỡng tính. Đây là một kiểu áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực. Hiện nay, tổng thống Pháp không chỉ là nhân vật tượng trưng cho sự vĩnh hằng của đất nước Pháp mà còn có quyền lực thực tế cao hơn trong việc lãnh đạo hành pháp (So với hiến pháp 1946 - nền cộng hòa thứ IV). Tổng thống có quyền chủ tọa các phiên họp của hội đồng bộ trưởng, do vậy tổng thống là người trực tiếp lãnh đạo hành pháp. Quyền lực của tổng thống là rất lớn nếu ông và thủ tướng cùng một đảng. Tổng thống Pháp có quyền giải tán cả quốc hội và đây là nguyên tắc đặc thù tạo nên chế độ tổng thống. Tuy nhiên, bên cạnh tổng thống lại có thủ tướng và chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở của quốc hội và phải chịu trách nhiệm trước quốc hội. Đây là đặc điểm quan trọng của chế độ đại nghị.

Sau sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Nga năm 1991, nước Nga trở thành một nước cộng hoà độc lập cho thấy Hiến pháp 1978 không còn phù hợp nữa. Tháng 3-1993, bản Dự thảo Hiến pháp chính thức được công bố. Tuy nhiên, trong suốt các kỳ đại hội đại biểu nhân dân Nga lần thứ V, VI, VI, VIII, các đại biểu đã thảo luận về sự cần thiết phải ban hành Hiến pháp mới nhưng không đi đến được sự nhất trí, nhất là về nội dung. Nguyên nhân chính là sự mâu thuẫn và đối đầu giữa các nhánh quyền lực trong hệ thống chính trị của Nga. Những bất đồng sâu sắc giữa Xô viết tối cao và Tổng thống không thể dung hoà. Mọi đề nghị nhằm tìm ra giải pháp chung đều bị cả hai phía từ chối dẫn đến cuộc chính biến ngày 3- 4/10/1993. Sau cuộc chính biến, việc thông qua hiến pháp mới càng trở nên cấp thiết. Ngày 12/12/1993 bản dự thảo hiến pháp được đem ra trưng cầu dân ý và kết quả là đa số người tham gia đã ủng hộ bản dự thảo hiến pháp này. Nguyên tắc để xây dựng Hiến pháp mới dựa trên cơ sở phân chia quyền lực ở một đất nước vừa theo chế độ đại nghị vừa theo chế độ tổng thống. Quyền lực nhà nước được chia thành 3 loại: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tất cả các

nhánh quyền lực này đều hoạt động độc lập nhưng giữa chúng vẫn có sự hợp tác và được điều phối theo Hiến pháp. Trong đó, vai trò điều hành mọi nhánh quyền lực là do Tổng thống nắm giữ.

Qua những phân tích trên có thể thấy rằng, dù hình thức biểu hiện có khác nhau nhưng về cơ bản, những quốc gia theo mô hình nhà nước pháp quyền đều phải trải qua những điều kiện nhất định: Thượng tôn pháp luật, tính tối cao của hiến pháp và các đạo luật cơ bản, tính pháp quyền trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và tính phân quyền. Nhìn một cách tổng quát, không có một mô hình nhà nước pháp quyền lý tưởng nào được coi là hình mẫu để hướng đến, điều này còn tùy thuộc vào điều kiện khách quan mà mô hình nhà nước pháp quyền ở mỗi quốc gia có một hình thức biểu hiện khác nhau. Sự khác nhau đó phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như điều kiện về lịch sử, truyền thống – văn hóa, tâm lý xã hội của mỗi dân tộc, các chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa và môi trường địa lý… tạo nên tính đặc thù của mỗi nước, đồng thời những yếu tố này có khả năng thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.

Có thể nói, nhà nước pháp quyền không thể thực hiện được nếu như thiếu đi nền tảng xã hội là xã hội dân sự. Bởi lẽ xã hội dân sự tham gia cùng nhà nước pháp quyền thực hiện chức năng xã hội, đồng thời tích cực tham gia vào quá trình giám sát và phản biện nhà nước. Không chỉ vậy, xã hội dân sự còn tích cực tham gia giải quyết những vấn đề pháp lý dưới luật như hòa giải mâu thuẫn, bất đồng trong cộng đồng, góp phần trực tiếp vào củng cố, phát triển đời sống xã hội theo đúng những yêu cầu cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân. Trên thực tế, mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự khi xét trong khía cạnh mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội thì nhà nước pháp quyền là yếu tố phụ thuộc nhưng lại có tính độc lập tương đối với xã hội dân sự và có khả năng phát triển vượt trước so với xã hội dân sự. Tất nhiên, điều

này chỉ xảy ra trong những nước mà ở đó đã có những tiền đề cơ bản về cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khái niệm nhà nước pháp quyền tiếp cận dưới góc độ triết học (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)