Về nội dung của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khái niệm nhà nước pháp quyền tiếp cận dưới góc độ triết học (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG VÀ KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

2.1 Bản chất của Nhà nước pháp quyền

2.1.1 Về nội dung của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền

Luật pháp được hiểu là hệ thống các quy tắc cư xử, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do nhà nước ban hành. Bên cạnh đó luật pháp có tính phổ biến và tính xác định về mặt hình thức nhằm thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Nói cách khác, luật pháp gắn liền với nhà nước và lịch sử của pháp luật song hành cùng với lịch sử hình thành nhà nước. Tuy nhiên, khi nhà nước chưa xuất hiện, mầm mống của pháp luật đã tồn tại dưới hình thức những luật lệ, những tập quán hay các tín điều tôn giáo. Những yếu tố này được hình thành một cách tự phát trong quá trình chung sống của con người, về sau nó được chấp nhận bởi số đông và trở thành quy tắc ứng xử chung. Bởi vậy, xã hội vẫn giữ được trật tự nhờ những yếu tố chung thống nhất này khi nhà nước chưa xuất hiện. Đến khi chế độ tư hữu phát triển, xã hội có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn giai cấp xuất hiện và có những thời điểm không thể điều hòa được, các luật lệ hay tập quán không còn phù hợp với ý chí chung của tất cả mọi người nữa. Do đó, Nhà nước cần phải ra đời và luật pháp trở thành yếu tố duy trì trật tự xã hội. Như vậy, vai trò của pháp luật trong nhà nước là để đảm bảo sự ổn định của xã hội trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của giai cấp đứng đầu. Giai cấp nào nắm quyền lực trong nhà nước thì ý chí của giai cấp đó được thể hiện trong luật pháp.

Trong nhà nước pháp quyền, luật pháp được đặt ở vị trí tối thượng, còn được gọi là thượng tôn pháp luật. Thượng tôn pháp luật có nghĩa là mọi người đều phải tuân thủ theo luật pháp, không ai được đứng trên luật pháp, theo đó,

cả những người cầm quyền và thực thi pháp luật cũng không phải ngoại lệ. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, đều được làm những việc mà pháp luật không cấm, được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.

Trước khi nhà nước pháp quyền ra đời, luật pháp đã được coi trọng với tư cách là yếu tố cơ bản nhất để giữ gìn ổn định trật tự xã hội. Tuy nhiên, chỉ đến khi có nhà nước pháp quyền, pháp luật mới được xem là quyền lực duy nhất, đứng trên nhà nước và chi phối mọi hoạt động của nhà nước và xã hội. Chính vì vậy, việc phân biệt giữa thượng tôn pháp luật và đề cao pháp luật trong nhà nước cũng là một yếu tố để phân biệt nhà nước pháp quyền với các cách thức tổ chức nhà nước khác. Xét về mặt nội hàm, đề cao pháp luật mang tính chất tác động từ bên ngoài, tức là việc tuân thủ theo pháp luật xuất phát từ nhà nước; trong khi đó thượng tôn pháp luật lại đề cao yếu tố bên trong, như là sự tự thừa nhận tính tối cao của pháp luật trong xã hội. Học thuyết của Nho gia coi trọng đức trị khi đề cao việc quản lý các hội bằng cách khuyên con người phải sống có đạo đức, học thuyết đó không có tư tưởng thượng tôn pháp luật. Học thuyết của Pháp gia coi trọng pháp trị khi đề cao việc quản lý xã hội bằng pháp luật nhưng vua vẫn là người đứng trên pháp luật nên chưa được coi là có tư tưởng thượng tôn pháp luật. Như vậy, thời kỳ phong kiến không thừa nhận mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, chỉ khi chủ nghĩa tư bản ra đời thì nhà nước pháp quyền mới xuất hiện và có tư tưởng thượng tôn pháp luật. Từ đó, vấn đề làm thế nào để xã hội thượng tôn pháp luật (nói cách khác chính là tôn trọng pháp luật ở cấp độ cao nhất) được đặt ra.

Pháp luật ra đời nhằm mục đích giữ gìn trật tự ổn định trong xã hội và trong những điều kiện khác nhau, hệ thống pháp luật ra đời cũng mang những giá trị khác nhau. Tuy nhiên, luật pháp muốn được thừa nhận trong xã hội một cách tự giác phải đảm bảo thể hiện được ý chí của toàn dân, trong đa phần các trường hợp, ý chí đó đều được thể hiện thông qua sự ủy quyền cho các đại

điện của mình, cụ thể hơn là được ủy quyền cho các bộ phận cấu thành nên nhà nước. Như vậy có thể hiểu là trong nhà nước pháp quyền, cách thức tổ chức và vận hành của xã hội được hình thành trên cơ sở các quyền mà pháp luật là cơ sở để thực hiện các quyền đó. Mức độ pháp quyền của một nhà nước phụ thuộc vào mức độ quyền được luật hóa, tức là càng nhiều quyền được luật hóa thì tính pháp quyền càng cao.

Khi nhà nước ban hành luật và đã thể hiện ý chí của mình trong đó (mà căn bản nhất là bảo vệ quyền lợi của giai cấp nắm quyền nhà nước) thì lúc này việc luật pháp đứng trên nhà nước, nhà nước chịu sự chi phối của pháp luật chỉ là hình thức. Tất nhiên, người ta có thể lập luận đó chỉ là nhà nước bóc lột, nhà nước có kẻ áp bức và người bị áp bức, còn nếu đó là nhà nước của toàn dân, đại diện cho lợi ích của nhân dân thì luật pháp mới có thể đảm nhận vai trò như vậy. Như vậy, ngay cả khi nhà nước thể hiện ý chí toàn dân, tính hình thức của việc pháp luật đứng trên nhà nước cũng không thay đổi nhiều nếu không được thực hiện trên nền tảng dân chủ. Điều này liên quan đến dấu hiệu bản chất thứ hai của Nhà nước pháp quyền, đó là quyền lực thuộc về nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khái niệm nhà nước pháp quyền tiếp cận dưới góc độ triết học (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)