Nguyễn Kiên trong dòng chảy văn học thiếu nhi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn kiên (Trang 27)

5. Bố cục của luận văn

1.3. Nguyễn Kiên trong dòng chảy văn học thiếu nhi

1.3.1. Sơ lược tiểu sử

Nhà văn Nguyễn Kiên tên thật là Nguyễn Quang Hưởng (1935 – 2014). Sinh ra và lớn lên tại Vạn Phúc, Hà Đông (Nay thuộc thành phố Hà Nội).

Năm 1947, khi chỉ mới 12 tuổi ông đã xin mẹ để đi theo Đội Tuyên truyền xung phong của Tổng bộ Việt Minh để tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân, là đội viên thiếu niên tuyên truyền xung phong của Tổng bộ Việt Minh, sau thuộc Sở thông tin tuyên truyền liên khu Việt Bắc, là học viên Trường Văn nghệ nhân dân Việt Bắc, ông đã từng làm các nghề: giáo viên, cán bộ phụ trách thiếu nhi, cán bộ Đoàn rồi sau trở thành nhà văn chuyên nghiệp…

Nguyễn Kiên được học chữ nho từ bố - một ông đồ và cũng là một người thầy dạy chữ Quốc ngữ ở trường tiểu học. Trong quá trình hoạt động ở

chiến khu Việt Bắc ông được tham gia hoạt động trong Đội Thiếu nhi Tuyên truyền xung phong. Tại đây, đội còn có mười bạn cùng lứa tuổi do Vũ Hướng và Trần Hoạt phụ trách. Ông Vũ Hướng (sau này là giảng viên Trường Âm nhạc Hà Nội) dạy múa hát, còn ông Trần Hoạt (sau này là đạo diễn sân khấu nổi tiếng) dạy diễn kịch. Trong quá trình sinh hoạt đội, hầu hết các tiết mục ca múa và kịch nói đều do hai ông phụ trách đội làm “đầu tàu” để động viên chiến sĩ đồng bào hăng hái kháng chiến cứu nước bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Với tài năng diễn xuất, Nguyễn Kiên thường được chọn vào diễn các vai kịch chính, có rất nhiều lần Nguyễn Kiên được đạo diễn Trần Hoạt khen ngợi khi hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình. Cũng chính nhờ những vai kịch mà Nguyễn Kiên được cấp trên đánh giá cao với năng khiếu nghệ thuật và được gửi đến học tại Trường Văn nghệ nhân dân Việt Bắc do nhà văn Nguyên Hồng làm Giám đốc, nhà thơ Bàn Tài Đoàn làm Trưởng tràng. Ông được tham gia khóa học ba tháng tại đây, mặc dù chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng ông được khá nhiều nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Đình Thi, Đoàn Phú Tứ, Phan Khôi... đến gặp để giảng dạy và nói chuyện.

Nguyễn Kiên thuộc thế hệ của các nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, ông từng giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa IV; nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III (Chủ tịch hội đồng văn xuôi); nguyên Giám đốc NXB Tác phẩm mới (NXB Hội Nhà Văn); hội viên hội nhà văn năm 1962; Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam…

1.3.2. Sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Kiên

Nguyễn Kiên là một nhà văn của đồng quê với lối viết giản dị nhưng đầy hàm súc. Mỗi nhân vật trong tác phẩm của ông cũng như mỗi thân phận, cốt truyện mà ông viết ra đều ẩn chứa những chiêm nghiệm và gửi gắm những tư tưởng của ông về cuộc đời mà ông đã sống và trải qua. Các sáng tác của

ông đều mang những triết lý nhân sinh sâu sắc khiến cho nhiều người đọc phải suy ngẫm.

Các tác phẩm mà ông sáng tác không mang tính chất “giáo huấn” hay chỉ dạy, mà đó chỉ như là sự sẻ chia, đúc rút từ kinh nghiệm mà ông có được. Đối với ông, điều quan trọng là phải sống đẹp ở bất cứ hoàn cảnh nào, đồng thời phải đạt đến một độ sâu sắc nhất định để có thể cảm nhận được cuộc sống một cách rõ ràng và chân thực nhất.

Trong suốt sự nghiệp cầm bút của mình ông tập trung sáng tác tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó có cả truyện ngắn viết cho thiếu nhi. Những bài học văn chương đầu tiên nơi chiến khu gian khổ không những giúp ông vỡ vạc được nhiều điều mà còn giúp ngọn lửa đam mê sáng tác văn học trong ông được cháy sáng rực rỡ.

Năm 1956 cuốn sách Những ngày đi lưu động dày 100 trang của tác giả Nguyễn Kiên, một cái tên mới trong làng văn được ra mắt bạn đọc nhỏ tuổi cả nước. Nội dung cuốn sách và tác giả trẻ Nguyễn Kiên (bút danh của Nguyễn Quang Hưởng) đã được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng rất chú ý.

Là một người luôn quan tâm tới các cây bút trẻ, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cho mời Nguyễn Kiên tới trò chuyện và khuyên rằng: “Muốn thành người viết văn phải đi nhiều, biết nhiều, đọc nhiều và học nhiều”. Ông gợi ý cho Nguyễn Kiên phải đi thực tế, Nguyễn Kiên đã làm theo lời khuyên ấy và tiếp tục khoác ba lô xuống các hợp tác xã nông nghiệp thuộc tỉnh Hà Đông (cũ) để lấy cảm hứng bám sát cuộc sống thực tế mà sáng tác.

Với chức danh là Ủy viên Ban Chấp hành tỉnh Đoàn Hà Đông, Nguyễn Kiên xin được xuống các hợp tác xã nông nghiệp "ba cùng" với bà con nông dân. Sau những ngày thâm nhập thực tế, ông đã có thêm một số tập truyện ngắn mới như: Đồng tháng năm, Trong làng, Đáy nước.

Với những tác phẩm đầy ắp hơi thở của cuộc sống, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc, Nguyễn Kiên đã xác lập được chỗ đứng của mình tại Hội Nhà văn Việt Nam với tư cách là một nhà văn chuyên nghiệp.

“Cày sâu cuốc bẫm” trong mảng đề tài nông thôn, đến nay Nguyễn Kiên đã gặt hái được một số tác phẩm gây ấn tượng với bạn đọc: Vùng quê yên tĩnh, Nhìn dưới mặt trời, Một cảnh đời, Đáy nước, Miếu hoang, Những mảnh vỡ, Vụ mùa chưa gặt, Chim khách kêu...

Năm 2001 ông được trao tặng giải thưởng nhà nước về Văn học và Nghệ thuật cho các tập truyện: Trong làng, Vụ mùa chưa gặt, Trái cam,...

Ngày 4/10/2002 tại Thư viện Quốc gia Bangkok - Thái Lan đã diễn ra cuộc gặp mặt của các nhà văn được nhận giải thưởng văn học Đông Nam Á với độc giả. Tại cuộc gặp mặt này, nhà văn Nguyễn Kiên - đại diện của Việt Nam đã có vinh dự đứng lên bục diễn giả giới thiệu với bạn bè văn chương quốc tế và những người yêu mến văn học tập truyện ngắn Chim khách kêu của ông, tác phẩm này đã trở thành sứ giả của văn chương Việt Nam ở diễn đàn khu vực

Các giải thưởng của Nguyễn Kiên trong sự nghiệp văn học - Giải thưởng Hội nhà văn 2001.

- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1, 2001. - Giải thưởng văn học Đông Nam Á, 2002.

- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Các tác phẩm tiêu biểu:

- Lá rụng (1962)

- Đáy nước (1997)

- Chim khách kêu (2001)

- Chú Đất nung (đồng thoại, 1995, 1998, 2000)

- Năm tôi 13 tuổi (1977)…

- Nhìn dưới mặt trời (1981)

- Ếch xanh đi học

1.3.3. Sự nghiệp sáng tác văn học thiếu nhi của Nguyễn Kiên

Nguyễn Kiên là một nhà văn có nhiều tác phẩm viết về truyện ngắn, so với nhiều nhà văn viết truyện thiếu nhi khác thì ông không phải là một tác giả

chuyên về sáng tác văn học dành cho thiếu nhi. Những tác phẩm của ông thường lấy bối cảnh ở vùng nông thôn miền Bắc, nói về những người nông dân chất phác, hiền lành... Tuy nhiên, những sáng tác dành cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên là những tác phẩm hay, được lứa tuổi thiếu nhi yêu thích. Mỗi một câu chuyện của ông đều mang lại sự hứng thú cho các em, làm đọng lại trong tâm lý các em thiếu nhi những ấn tượng sâu sắc.

Trong văn học viết cho người lớn, điển hình là các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn viết về người nông dân hay vùng nông thôn miền Bắc nước ta, ông tô vẽ một hiện thực rõ ràng. Những tác phẩm của ông cũng mang chính những đặc điểm tính cách của ông, đó là một lối sống khiêm nhường, ấm áp, mỗi câu văn cũng như thể hiện chính con người của ông vậy, một con người đầy ắp tình người. Qua mỗi tác phẩm đó ông đã truyền cảm cho người khác bằng những hình ảnh nông thôn quen thuộc nhưng vẫn thể hiện được khoảng thời gian đầy biến động, khó khăn mà đất nước ta đã trải qua.

Trong những tác phẩm viết cho thiếu nhi, ông đều gợi nhớ đến những không khí thân quen, gần gũi với cách viết ngắn và sử dụng những hình ảnh hết sức thân thuộc. Đặc biệt, mỗi tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông đều thể hiện rất rõ rằng ông luôn đề cao việc giáo dục cho các em nhưng lại không mang tính chỉ dạy hay áp đặt.

Đọc những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên có thể thấy ông hướng đến độc giả là thiếu nhi, mà cụ thể hơn ở đây chính là lứa tuổi mầm non, mới chập chững bước những bước đầu tiên vào đời, cái ngây thơ, trong trẻo của chúng xứng đáng được đón nhận những bài học bổ ích về giáo dục và đạo đức như Chú Đất nung, Ếch xanh đi học, Tiếng kèn đồng… là những sáng tác thích hợp với yêu cầu giáo dục của lứa tuổi nhi đồng.

Ông không sử dụng những lý thuyết khô khan hay chú ý xây dựng những hình ảnh nhân vật hoa mỹ là những tấm gương anh hùng trong lịch sử

Loài vật hay đồ vật được ông đem ra kể, miêu tả, giới thiệu với các bạn đọc nhí đều có hồn. Tâm hồn trẻ thơ, trí tưởng tượng hồn nhiên, bất ngờ và lý thú

đều có ở trong các nhân vật của từng thiên truyện nhỏ…” - Nhà văn Ngô Văn

Phú nhận xét. [26;tr bìa]

Sự nghiệp sáng tác văn học thiếu nhi của Nguyễn Kiên gắn liền với sự nghiệp sáng tác văn của ông. Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông được NXB Kim Đồng xuất bản trong tuyển tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi

với những câu chuyện có những nhân vật gần gũi, thân quen như: Chú Đất nung, Ếch xanh đi học, Cô bé chân đất và anh dế mèn, Vì sao thước kẻ lại

chui ra khỏi cặp? Tiếng kèn đồng… và những truyện đồng thoại, sinh hoạt

đặc sắc khác.

Bằng việc sử dụng những hình ảnh nông thôn gần gũi là những con vật, những món đồ quen thuộc từ ở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày giúp ta thấy được tình yêu quê hương, đất nước, sự gắn bó với cuộc sống… đã được Nguyễn Kiên khéo léo lồng ghép, đưa vào tác phẩm những thông điệp giáo dục đạo đức cho các em một cách tự nhiên nhất. Với những lứa tuổi nhỏ, Nguyễn Kiên đã sử dụng những mẩu chuyện với những lời văn dí dỏm, với ngôn ngữ đối thoại sinh động cùng với sự việc cụ thể và nhất là với hình ảnh những con vật quen thuộc để khơi gợi ở các em những suy nghĩ đơn giản nhưng thấm thía về vẻ đẹp của đất nước, về những vấn đề đặt ra trong sinh hoạt hằng ngày của các em.

Có thể nói, cách chuyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên khiến cho ngay cả người lớn khi đọc cũng thích thú. Vì có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung sâu sắc và hình thức ngộ nghĩnh nhẹ nhàng. Nhìn chung Nguyễn Kiên đã nắm được đặc điểm tâm sinh lí của thiếu nhi ở các lứa tuổi khác nhau và thể hiện điều đó trong tác phẩm của mình. Ở lứa tuổi này, các em cần có khả năng mở rộng tầm suy nghĩ, muốn tỏ ra có bản lĩnh độc lập

trong đời sống, những vấn đề lớn của xã hội đã dần dần mở ra trước mắt của các em, do đó tác phẩm phải là phương tiện giáo dục lý tưởng cho các em.

Nguyễn Kiên đã khơi dậy đúng lòng mong ước được khám phá cuộc sống nhưng do chưa có khả năng nhìn được bản chất của sự việc, thường nhìn sự vật qua các biểu hiện bên ngoài, suy nghĩ của các em cũng chưa thoát ra khỏi môi trường quen thuộc chung quanh, cho nên khi sáng tác, nhà văn đã thông qua những chi tiết cụ thể, dễ hiểu để giáo dục các em.

Thế giới quen thuộc của các em bao giờ cũng là cây cỏ, hoa lá, chim muông. Mỗi thứ qua cách nhìn của các em đều có một tâm hồn, đều có thể san sẻ mọi nỗi vui buồn. Trong nhiều truyện ngắn thiếu nhi, Nguyễn Kiên đã dựng lên rất thành công thế giới quen thuộc này, với mục đích nhằm mở rộng tri thức và làm phong phú trí tưởng tượng của các em. Đó là thế giới của những chú Sơn Ca, chú mèo, chị Lá xanh , bác Sáo Sậu… Mỗi nhân vật mang một vẻ ngộ nghĩnh và quen thuộc biết mấy.

Đặc điểm nổi bật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Kiên là khả năng quan sát, nhất là khả năng miêu tả phong cảnh quê hương đất nước, khả năng nhân hóa, xây dựng những nhân vật hết sức gần gũi và quen thuộc. Bằng việc xây dựng những nhân vật sắc sảo, thông minh, mang tính khiêm tốn giúp cho người đọc có được cảm giác tươi mới, thú vị và chân thực, không phải tác giả nào cũng dễ dàng viết được những điều đặc biệt đó nếu như không có sự tinh tế và sâu sắc trong tâm hồn.

Tiểu kết

Nghiên cứu tự sự và tự sự học đang là một cánh cửa mới mở ra những triển vọng lớn của ngành lý luận văn học, nó đặc biệt có ý nghĩa văn hóa rộng lớn khi tiếp cận các tác phẩm văn học. Tìm hiểu về nghệ thuật tự sự sẽ giúp ta thấy được nghệ thuật trần thuật của các thể loại văn học nói chung, cũng như của nhà văn Nguyễn Kiên nói riêng trong những sáng tác viết cho thiếu nhi. Văn học thiếu nhi đồng hành và phát triển cùng với mỗi nền văn học ngay từ

những ngày đầu tiên, đây là một bộ phận văn học xuất hiện sớm giữ một vị trí quan trọng đối với kho tàng văn học của mỗi quốc gia. Từ những thể loại như vè, đồng giao, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn,… cho đến các tác phẩm được các nhà văn sáng tác, trải qua quá trình phát triển với bao thăng trầm của lịch sử, bộ phận văn học này đã góp phần đem lại cho các bạn đọc là thiếu nhi những kiến thức, những bài học đạo thức quý báu, đồng thời cũng là giúp các em được thỏa trí tưởng tượng dưới những câu chữ và những “người bạn đặc biệt” được các tác giả tạo nên.

Sự đóng góp của nhà văn Nguyễn Kiên trong dòng chảy của văn học thiếu nhi Việt Nam đã giúp cho văn học thiếu nhi nước ta khẳng định thêm được tầm quan trọng, đó không chỉ là những tác phẩm để các em thiếu nhi giải trí mà còn là những bài học quý báu mang những giá trị đạo đức theo các em đến suốt cuộc đời. Nguyễn Kiên - Một nhà văn không hẳn chỉ sáng tác riêng cho thiếu nhi nhưng đã khẳng định được vị thế nhất định trong nhóm các nhà văn viết cho thiếu nhi cả giai đoạn trước hay cùng thời với ông. Những tìm hiểu về tự sự, tự sự học cũng như về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Kiên góp phần to lớn trong việc nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn này.

CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN

VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA NGUYỄN KIÊN 2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Cốt truyện là một trong những phương diện cơ bản khi nói đến nghệ thuật tự sự. Cốt truyện chính là sự cụ thể hóa sinh động chủ đề và tư tưởng tác phẩm giúp thể hiện tài năng và phong cách xây dựng câu chuyện của các nhà văn. Mỗi cốt truyện hấp dẫn có thể lôi cuốn được người đọc ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm, giúp nhà văn xây dựng được những tính cách nhân vật sinh động, bộc lộ được tư tưởng, chủ đề của tác phẩm một cách sâu sắc.

Nhà tiểu thuyết người Anh đã từng khẳng định: “Nhà văn sống bằng cốt truyện y như họa sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy”. Trong một tác phẩm tự sự, cốt truyện là yếu tố đặc biệt quan trọng để giúp cho tác phẩm có thể đứng vững chãi. Nếu một tác phẩm tự sự không có cốt truyện thì văn bản tự sự sẽ không còn là văn bản tự sự nữa mà chuyển sang dạng văn bản khác.

Từ thế kỉ XIX trở về trước, các nhà văn khi bắt tay vào kể một câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn kiên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)