5. Bố cục của luận văn
3.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên
3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, phương ngữ
Những tác phẩm của ông đều là những cuộc đối thoại của những câu chuyện đơn giản. Nói tác phẩm của Nguyễn Kiên giàu tính khẩu ngữ, có thể thấy trong những sáng tác của Nguyễn Kiên, ông đều xây dựng những cuộc đối thoại sử dụng ngôn ngữ nói nhiều hơn là ngôn ngữ văn chương. Những câu đối thoại đơn giản, những cách xưng hô gần gũi làm cho độc giả thấy như mình đang được nghe truyện chứ không phải chỉ đơn giản là đọc:
“- Chào cô em xinh đẹp! …
- Xin lỗi, tôi chưa từng quen biết anh. Anh là ai? - Tôi là ong.
(Số phận gã Ruồi Ong)
Hay đoạn hội thoại trong Bông hồng tặng cô giáo:
“Mày là con trai mà cũng có hoa hồng đẹp nhỉ” Đưa tao xem!”
Bé giấu bông hồng sau lưng. Thằng bé hư giằng co với Bé, làm cành hồng bị gãy, các cánh hoa rơi lả tả. Thằng bé hư ném hoa rồi bỏ đi. Bé ức quá, ngồi bệt ngay xuống vạt cỏ ven đường, ôm mặt khóc. Một lúc sau, một bé gái đi tới, Bé gái hỏi Bé:
- Làm sao “ấy” khóc? ...
“Ấy” xem, vườn nhà tớ cũng vừa nở một bông hồng tuyệt đẹp. Vậy “ấy” đừng khóc nữa, “ấy” đi với tớ!…”
Không hề sử dụng những câu văn hoa mỹ hay trau chuốt, cũng không sử dụng những câu nói phức tạp. Nguyễn Kiên xây dựng những cuộc đối thoại đơn giản, dễ hiểu như chúng ta vẫn thường sử dụng hàng ngày.
Bên cạnh việc sử dụng khẩu ngữ trong ngôn ngữ tác phẩm, nhà văn còn sử dụng phương ngữ một cách tự nhiên, phóng khoáng đưa người đọc đến sự cảm nhận như câu chuyện đó đang tồn tại trong chính cuộc sống hiện tại của chúng ta. Nhà văn sử dụng những tên gọi, những cuộc đối thoại sử dụng ngôn từ bình dị, đơn giản, đôi khi sử dụng từ địa phương… đã thể hiện được đặc điểm chung nhất của văn học thiếu nhi của riêng ông và các nhà văn khác, đó là sử dụng ngôn ngữ khẩu ngữ hàng ngày xen với ngôn ngữ văn chương thì sẽ làm cho tác phẩm tự nhiên và gần gũi nhất với các em.
Tiểu kết
Sức hấp dẫn trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên chính là trong cách xây dựng nhân vật người kể chuyện. Nhờ việc sử dụng ngôi thứ ba là người kể chuyện Nguyễn Kiên đã lôi cuốn được nhiều đọc giả đến với tác phẩm của mình, đặc biệt à các độc giả nhỏ tuổi. Sự kết hợp tài tình giữa ngôi kể và điểm nhìn, Nguyễn Kiên đã hoàn toàn tách mình ra khỏi câu chuyện, không đưa những ký kiến chủ quan của mình vào trong tác phẩm, làm cho người đọc tiếp cận với tác phẩm cũng như tiếp cận với các thông điệp một cách tự nhiên nhất.
KẾT LUẬN
Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên đã để lại nhiều dấu ấn trong kho tàng văn học thiếu nhi nước ta. Những sáng tác của ông không chỉ nhận được sự chú ý, yêu thích của độc giả về những bài học giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách, phẩm chất, nuôi dưỡng ước mơ mà nó còn mang những giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên giúp ta có được những cái nhìn bao quát nhất về tầm quan trọng của tự sự học trong văn học. Khẳng định nghệ thuật tự sự đang là tâm điểm chú ý của những nhà nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học không chỉ là nghiên cứu nội dung của tác phẩm mà còn là việc sử dụng nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật hay những biện pháp nghệ thuật đến hoàn hảo của việc xây dựng nhân vật, hệ thống điểm nhìn hay ngôn ngữ trần thuật góp phần đưa truyện thiếu nhi Việt Nam bước một bước dài trong quá trình phát triển. Với những sáng tác dành cho thiếu nhi, đã có rất nhiều tác giả vận dụng mô típ của truyện cổ tích, truyền thuyết để xây dựng lên tác phẩm của mình, nhưng đọc những tác phẩm của Nguyễn Kiên lại cho ta thấy những cách sáng tác mới mẻ khẳng định sự phát triển của văn học thiếu nhi ngày càng lớn. Những tác phẩm của ông đã góp phần vào sự phát triển của nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
Bằng việc nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong những sáng tác dành cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên đã giúp ta nhận thấy được những giá trị nghệ thuật của các tác phẩm truyện ngắn dành cho lứa tuổi măng non đã thật sự được chú ý phát triển. Nguyễn Kiên đã kì công góp phần vào sự phát triển của nền văn học thiếu nhi với những hình ảnh nhân vật quen thuộc, gần gũi. Phải chăng ai đọc truyện thiếu nhi của Nguyễn Kiên cũng có thể tự thấy được một phần bản thân mình trong đó. Với nghệ thuật xây dựng cốt truyện và hệ thống nhân vật độc đáo bằng những hình ảnh quen thuộc là các loại đồ vật, con vật, là những
món đồ chơi đơn giản nhưng cũng đủ để làm cầu nối giúp ông gửi gắm những kiến thức, giáo dục và đạo đức cho các em thiếu nhi. Dựa vào cốt truyện được xây dựng theo thời gian tuyến tính hay sự kịch tính của các câu chuyện ngắn cũng đủ để người đọc bị cuốn hút vào những câu chuyện đó, như chính bản thân mình đang được ngồi học những bài học mà nhân vật chính trong truyện đã đúc rút được.
Hệ thống nhân vật trần thuật với ngôi thứ ba chủ yếu được sử dụng trong các sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên giúp cho người đọc như đang được nghe những câu chuyện từ một người ẩn danh nhưng đã chứng kiến bao quát hết toàn bộ sự việc. Cách viết này cũng tạo nên sự độc đáo trong tác phẩm của ông khi mà ông không thể hiện những cái nhìn chủ quan của tác giả. Cùng với đó, việc sử dụng ngôn ngữ trần thuật độc đáo với những câu văn hết sức gần gũi và quen thuộc của cuộc sống hàng ngày đã tạo cho tác phẩm có sự gần gũi hơn bao giờ hết. Nó như khiến cho độc giả tin vào những câu chuyện đó là có thật chứ không phải là đang theo dõi một câu chuyện hư cấu. Đặc biệt, ông hiểu rõ rằng những tác phẩm viết cho thiếu nhi thì làm sao có thể chạm được vào suy nghĩ của các em, đó chính là bằng cách sử dụng những đoạn hội thoại, những lời kể đơn giản mà gần gũi nhất.
Nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Kiên đã cho thấy sự thành công của ông trong những sáng tác về đời sống trẻ thơ. Việc xây dựng và nghiên cứu những đặc điểm tự sự học vào những tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông đã thêm một lần nữa khẳng định vị trí xứng đáng của ông đối với sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: Lý luận tác giả và tác phẩm, (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: Lý luận tác giả và tác phẩm, (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Phan Vĩnh Cư (2003), M. Bakhkin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975), (tập 1), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
8. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1984), Lời giới thiệu tuyển tập truyện ngắn
Việt Nam 1930 – 1945, (tập 1), NXB Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp,
Hà Nội.
9. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
10. Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội.
12. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1996), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Hà Huy Dũng (2007), Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết
Nguyễn Khải, Luận văn Thạc sĩ văn học, Đại học Sư phạm TP.HCM,
14. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Nguyễn Thiện Giáp (1995), Từ vựng tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ
văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lí luận văn học - Vấn đề
và suy nghĩ, NXB Giáo dục, TP.HCM.
18. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
19. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Lê Văn Hồng (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
21. Nguyễn Kiên (2013), Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
22. Phạm Minh Lăng (2002), Tâm lí trẻ thơ, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, Hà Nội.
23. Phong Lê (1993), Đi tìm đặc trưng cho văn học thiếu nhi, Văn học thiếu nhi.
24. Phương Lựu (Chủ biên) (2008), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 25. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà, (Phương Lựu chủ biên) (1985),
Lí luận Văn học, (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội.
26. Lã Bắc Lý (2006), Giáo trình văn học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
27. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Lê Thị Hoài Nam (2005), Bài giảng văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
29. Nguyên Ngọc (1993), Viết cho trẻ em hôm nay còn khó hơn, Tạp chí Văn học (số 5), tr.3-4.
30. Trần Đức Ngôn (1995), Văn học thiếu nhi, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
31. Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương (1994), Văn học thiếu nhi, Giáo trình Đại học Sư phạm Hà Nội.
32. Võ Quảng (1980), Một số ý kiến về văn học thiếu nhi, Báo văn nghệ (Số 42).
33. Xuân Quỳnh (1983), Làm thơ cho thiếu nhi, Bàn về văn học thiếu nhi,
NXB Kim Đồng, Hà Nội.
34. Trần Đăng Suyền (2018), Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm
văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
35. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2008), Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và
lịch sử, (tập 1), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
36. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2008), Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và
lịch sử, (tập 2), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
37. Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
38. Trần Đình Sử, Trần Đăng Suyền, Lê Lưu Oanh (2008), Tự sự học - một
số vấn đề lí luận và lịch sử, tập 1 - 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
39. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học từ kinh điển đến hậu kinh điển, https://trandinhsu.wordpress.com/2014/07/26/tu-su-hoc-tu-kinh-dien-den- hau-kinh-dien/, Hà Nội.
40. Bùi Thị Thanh (2014), Luận văn Nông thôn và người nông dân trong
truyện ngắn Nguyễn Kiên, Nghệ An.
41. Vân Thanh (1982), Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
42. Vân Thanh (1999), Phác thảo văn học thiếu nhi Việt nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Vân Thanh (2000), Văn học thiếu nhi tôi từng biết, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
44. Vân Thanh (2002), Bách khoa thư văn học thiếu nhi, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
45. Vân Thanh (2002), Văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Kim Đồng, Hà Nội 46. Vân Thanh (2003), Văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Kim Đồng, Hà Nội 47. Lê Ngọc Trà (1990, 2005), Lí luận và văn học, NXB Trẻ, TP.HCM.
48. Lê Ngọc Trà (2012), Tuyển tập Lí luận - phê bình văn học, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
49. Bùi Thanh Tuyền (2006), Thi pháp văn học thiếu nhi, NXB Giáo dục, Hà Nội.
50. Nhiều tác giả (1982), Văn học và trẻ em, NXB Kim Đồng.
51. Nhiều tác giả (1998), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
52. Nhiều tác giả (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thế Giới, Hà Nội. 53. M.Gorki (1995), Bàn về văn học - tập 2, NXB Văn học, Hà Nội.
54. Gô-rơ-ki A.M.Gô-rơ-ki, Ét-sphia Sư-ru-pa, Vê-ra Smi-a-nô-va (1960),
Kinh nghiệm viết cho các em, Hạ Nghi, Kim Cận, Cao Hướng Chân
(Dịch), NXB Văn học, Hà Nội.
55. MikhaiIlin (1995), Tôi đã trở thành nhà văn viết cho thiếu nhi như thế nào?, Tạp chí Văn học (số 5), tr.50
56. Suốc-cốp, Mác-sắc, Pit-sa Zép-ki (1954), Vấn đề sáng tác cho thiếu nhi,
Lê Đạt (Dịch), NXB Văn nghệ, Hà Nội.
57. L.X.Vư-gốt-xki (1985), Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi,