Cốt truyện kịch tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn kiên (Trang 41 - 43)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

2.1.2. Cốt truyện kịch tính

Đọc truyện Chiếc lá - một câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình trong thời kỳ chiến tranh. Khi người cha lên đường ra mặt trận, Bé đã lấy một chiếc lá xanh, thon, dài để tặng cha làm kỷ niệm. Có lẽ đối với nhiều người thì một chiếc lá chẳng phải là một thứ gì đó đặc biệt hay quan trọng, thế nhưng ở câu chuyện này Nguyễn Kiên đã mang lại hình ảnh một chiếc lá đầy ắp tình thương gia đình, chiếc lá được coi như một vật quý giá: “Cha đã trải bao phen đối mặt với cái chết và Cha vẫn sống và chiếc lá vẫn nằm trong cuốn sổ tay, dưới đáy chiếc ba-lô đã sờn rách của Cha… Nhưng trong trận đánh cuối cùng, trước ngày chiến thắng, chiếc ba-lô của Cha bị đạn pháo giặc vùi lấp dưới chiến hào… Cha đã cố tìm nhưng chỉ tìm lại được, rải rác đây đó

trên mặt đất, những mảnh vụn ba-lô, quần áo, cái bát sắt bẹp, nửa miếng lương khô… còn cuốn sổ tay thì không tìm lại được chút dấu vết gì”. Câu chuyện như lặng đi khi người Cha không tìm thấy chiếc lá kỷ niệm đó. Hẳn ai đọc đến đoạn này cũng hiểu được cảm giác hụt hẫng của người cha đến nhường nào. Nguyễn Kiên để đoạn kịch tính này như làm cho người đọc cảm thấy như mình đang đi vào trong tâm lý của nhân vật Cha trong tác phẩm, để tự cảm nhận được kỷ niệm nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm Cha con ấm áp đến như thế nào.

Hay ở một câu chuyện khác, câu chuyện viết về Con bướm, con ong và

con kiến với nhân vật chính được nói đến trong truyện là chú bé lười, thích

rong chơi mà không thích làm việc phụ giúp cho gia đình. Bởi vậy đàn bướm đã biến chú thành một chú bé tí hon để được rong chơi như chú mong muốn, thế nhưng khi đứng trước những khó khăn mà cuộc sống mang lại, những bài học đó lại chính là từ đàn kiến nhỏ bé “dạy” cho chú bé một bài học nhớ đời: “... Đàn kiến tản ra, tiếp tục công việc của chúng, khuôn đất, nhặt lá, tha mồi… Kiến bé tí tẹo nhưng rất khỏe và hăng say. Kiến khuân vác, kiến lôi, kiến đẩy, kiến nhấc bổng lên được những vật nặng khổng lồ… Chú bé cùng kiến làm mọi việc khuân đất, nhặt lá khô, xén cỏ dại… Lúc đầu chưa quen, đầu choáng mắt hoa, chân tay mỏi rã rời. Dần dần quen đi, càng làm càng dẻo”. Tưởng chừng như chú bé sẽ phải đánh đổi cuộc đời, mãi nhỏ bé như vậy và phải làm việc cùng đàn kiến cho đến mãi về sau, thế nhưng may mắn đến với cậu bé khi được gặp lại đàn ong. Đọc đến đây chắc hẳn ai cũng thở phào nhẹ nhõm mà mừng cho chú bé đã được sự giúp đỡ của ong mà trở về với gia đình của mình.

Vẫn là cốt truyện được xây dựng về những nhân vật chính thường có những đặc điểm nhỏ bé, đơn giản, không có gì đặc biệt hay nổi bật hơn những nhân vật khác, thế nhưng những nhân vật đó lại chính là điểm nhấn của tác phẩm. Cốt truyện còn mang tính kịch tính trong tác phẩm viết cho thiếu nhi

của Nguyễn Kiên không phải là những câu chuyện kịch tính mạnh mẽ nhưng vẫn đủ năm giai đoạn của motip truyện kịch tính: Mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút, đủ để đẩy câu chuyện lên cao trào và cuối cùng là giải quyết xong xuôi sự việc.

Nguyễn Kiên ít khi sử dụng thuần túy cốt truyện tâm lí, câu chuyện không chỉ được triển khai dựa trên tâm lý của nhân vật với những bức xúc, dằn vặt nội tâm, sự vận động nội tâm đó chính là cơ sở thúc đẩy truyện phát triển. Ông đã sử dụng một cách linh hoạt loại hình cốt truyện sự kiện để tạo nên sự hấp dẫn riêng cho mỗi tác phẩm. Ở các tác phẩm của ông như Ếch

xanh đi học, Buổi sáng trước nhà, Một chú chim sâu,… đều được có mối liên

hệ nhân quả nhất định. Các sự kiện tương đối nhiều nhưng lại ít biến cố lớn làm thay đổi mạch truyện. Dường như cốt truyện là một chu trình đã được lên giây cót, chạy đều, cũng như các truyện viết cho thiếu nhi của nhiều tác giả khác. Nguyễn Kiên đã biết cách tổ chức các chi tiết, tình tiết truyện sao cho đạt hiệu quả cao nhất nhằm thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn kiên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)