5. Bố cục của luận văn
3.1. Nhân vật trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên
3.1.2. Điểm nhìn trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên
Khi nhìn bất cứ một sự vật, hiện tượng nào đó chúng ta đều phải lựa chọn một điểm nhìn nhất định, điểm nhìn là một khái niệm đặc thù của trần thuật trong tự sự học và là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Trong tự sự hiện đại, loại điểm nhìn này giữ vai trò chủ đạo trong việc kiến tạo điểm nhìn, định hướng cho sự phát triển của câu chuyện và sự tiếp nhận của độc giả. Tuy nhiên, sự dịch chuyển điểm nhìn theo không và thời gian trần thuật vẫn được chú ý, đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho điểm nhìn tâm lý, tạo nên những góc nhìn đa dạng và biến hóa, góp phần mang lại sức hấp dẫn và triết lý sâu sắc cho truyện kể.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: “Cái vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lý, văn hóa”[10;tr149]
Theo Nguyễn Thái Học: “Điểm nhìn là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật, hơn thế nó là một cấu trúc tiềm ẩn được người đọc tiếp nhận bằng
thao tác suy ý từ các mối quan hệ phức tạp giữa người kể và văn bản, giữa văn bản và người đọc văn bản, giữa người kể và người đọc hàm ẩn”[11;tr96]
Dù điểm nhìn được nhìn nhận từ phương diện nào thì các nhà nghiên cứu đều khẳng định tầm quan trọng của nó trong sáng tác văn học. Khi xem xét về điểm nhìn trong văn bản trần thuật người viết cho rằng dù xem xét trên phương diện tâm lý, vật lý,… thì điểm nhìn vẫn luôn mang khuynh hướng nhận thức nhất định, tức luôn có sự tri giác của chủ thể ở trong đó. Điểm nhìn đó có thể là điểm nhìn trực tiếp của người kể cũng có thể là điểm nhìn của người kể chuyện được thể hiện thông qua một nhân vật nào đó trong tác phẩm.
Nhìn nhận sự việc hiện tượng hay một sự kiện nào đó bao giờ cũng gắn với việc lựa chọn một điểm nhìn xác định. Điểm nhìn là một khái niệm đặc thù của trần thuật học trong tự sự học thế kỉ XX và được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Điểm nhìn cùng với người trần thuật là hai yếu tố cơ bản tạo nên cái gọi là “trần thuật”. Xung quanh vấn đề điểm nhìn đã có rất nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên điểm nhận dù được nhìn nhận ở phương diện nào các nhà nghiên cứu đều khẳng định tầm quan trọng của nó trong sáng tác văn học
Chính điểm nhìn cho phép người kể chuyện soi sáng toàn bộ diễn biến câu chuyện, quan hệ các nhân vật, trình bày nội dung trong những phối cảnh được xem là hợp lý nhất. Có thể nói, điểm nhận chính là nơi khởi nguồn cho việc xây dựng cấu trúc nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật, ngôi kể, cách xưng gọi sự vật, cách dùng từ ngữ, kiểu câu... Nó cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật của tác phẩm, nhận ra những đặc điểm phong cách, quan niệm về nghệ thuật và nhân sinh của nhà văn. Thông qua việc lựa chọn điểm nhìn của nhà văn, người đọc vẫn ít nhiều cảm nhận được tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của tác giả. Có thể nói rằng, chính điểm nhìn trần thuật của
nhà văn trong tác phẩm là một phương tiện thể hiện đắc lực tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của tác giả.
Trong đa số truyện ngắn thiếu nhi của mình, Nguyễn Kiên đã lựa chọn ngôi kể thứ ba, chọn vị trí trần thuật khách quan để kể lại câu chuyện trong tác phẩm của mình. Ở vị trí kể này người trần thuật hoàn toàn tách mình ra khỏi câu chuyện, hướng người đọc quan tâm đến các sự kiện cùng các kết quả của chủng mà không bày tỏ thái độ. Vị trí trần thuật này đã được rất nhiều nhà văn hiện thực sử dụng thành công như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan…
Trong các truyện của Nguyễn Kiên nói chung và truyện thiếu nhi nói riêng, vị trí trần thuật khách quan chiếm tỉ lệ lớn. Những mảng hiện thực mà Nguyễn Kiên dựng lên trước mắt người đọc từ vị trí trần thuật này đa dạng ở mọi góc độ
Kiểu điểm nhìn người kể chuyện hàm ẩn đứng nhìn bên ngoài ẩn dưới hình bóng tác giả mà không xuất hiện khá phổ biến trong những truyện ngắn thiếu nhi viết về các nhân vật là loài vật như Đời cây, số phận gã Ruồi Ong,
Bông hồng tặng Cô giáo,… Trong điểm nhìn này ta không thấy bóng dáng
của người kể chuyện mà chỉ thấy các sự kiện được kể liên tiếp và thường theo trật tự tuyến tính. Khoảng cách giữa độc giả - nhân vật được thu ngắn tới mức tối đa. Tác giả lùi về phía sau, không chi phối vào hành động, suy nghĩ của nhân vật giúp người đọc hiểu nhân vật hơn.
Lựa chọn vị trí trần thuật khách quan, Nguyễn Kiên đã tạo ra được một khoảng cách thích hợp để có thể tỉnh táo nhìn thẳng vào sự thật vị trí trần thuật khách quan còn là một vị trí thuận lợi để nhà văn tạo ra cho người đọc một tâm lý thoải mái, có vị trí bình đẳng để đánh giá sự việc, không bị ức chế khi bị đặt vào những cách hiểu áp đặt của nhà văn. Chọn vị trí trần thuật khách quan, Nguyễn Kiên còn làm cho truyện ngắn của ông là những câu chuyện như được sinh ra từ người thật việc thật
Với điểm nhận đặt vào nhân vật, kể dưới ngôi thứ ba ta dễ dàng nhận thấy sự pha trộn lẫn giữa giữa phát ngôn của nhân vật với phát ngôn của người kể chuyện. Việc di chuyển điểm nhìn giữa người kể và nhân vật là hình thức kể chuyện có sự phối hợp của nhiều điểm nhìn trần thuật, có sự chuyển đổi điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác. Với sự chuyển dịch góc nhìn thường xuyên trong tác phẩm tác giả vẫn có thể mở rộng tầm khái quát, giúp cho người đọc tiếp cận sâu hơn hiện thực. Từ đó người đọc nhận biết được bản chất của sự việc một cách toàn diện hơn. Với trần thuật ở ngôi thứ ba có sự phối kết của người kể chuyện hàm ẩn toàn năng soi chiếu bên ngoài. Bên cạnh sự quan sát lặng lẽ, khách quan là rất nhiều các đoạn trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật:
“Một hạt cây bé xíu nằm ngủ yên trong lòng đất. Cho đến một ngày kia Hạt Cây cựa mình thức dậy. Thoạt tiên Hạt Cây lấy làm lạ lùng, không hiểu sao mình thức dậy: Có ai đánh thức mình chăng? Nhưng bao bọc xung quanh hạt cây chỉ có đất, mà đất thì lầm lì, không động đậy. Hạt cây hiểu rằng cái phôi mầm trong lòng nó đang nảy, làm bụng dạ nó bồn chồn không yên. Thế là mình đang bắt đầu cuộc sống của loài cây. Mình thèm muốn được trò chuyện biết bao…”
Đọc đoạn đầu của tác phẩm có thể thấy tác giả không xuất hiện trong câu chuyện nhưng lại hiểu hết toàn bộ quá trình thức dậy và phát triển của Hạt Cây, điểm nhìn đó được lập tức thay thế bằng điểm nhìn của Hạt Cây khi thắc mắc về việc thức dậy lạ lẫm này.
Trong truyện có nhiều số phận, nhân vật, và sự kiện liên quan đến nhau, nên Nguyễn Kiên thường bắt đầu những miêu tả người thực việc thực thông qua những hình ảnh ngay lúc đó của câu chuyện, của những người từng gặp gỡ, sống cùng nhân vật trong câu chuyện đó.
Cách kể sáng tạo của nhà văn thật sự gây nhiều xúc động trong lòng người đọc, Nguyễn Kiên đã sử dụng cách hành văn, cách xâu chuỗi để tạo nên
một tác phẩm hoàn chỉnh. Sự đan chéo các điểm nhìn không chỉ dừng trên các lớp văn bản có cùng một ngôi trần thuật mà còn đi xa hơn, tiên đến sự luân chuyển thường xuyên giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba trong tác phẩm.
Điểm nhìn zero là điểm nhìn được sử dụng trong các sáng tác của