Ngôi kể trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn kiên (Trang 58 - 62)

5. Bố cục của luận văn

3.1. Nhân vật trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên

3.1.1. Ngôi kể trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên

Sự thành công của một tác phẩm được tạo nên nhờ nhiều yếu tố, nhưng trong đó không thể không kể đến yếu tố ngôi kể - lựa chọn điểm nhìn của tác giả. Ví dụ như ở cùng một góc nhìn khác nhau nhưng mỗi người lại cho ra được những tác phẩm nghệ thuật khác nhau, yếu tố quyết định nên sự khác nhau đó chính là việc mỗi người chọn cho mình một góc nhìn riêng để thể hiện tính nghệ thuật của đối tượng đó.

Trong tác phẩm văn học, việc lựa chọn cách để kể một câu chuyện cũng đặt nhà văn đứng trước sự lựa chọn để có một vị trí kể chuyện thích hợp nhất với hoàn cảnh của câu chuyện, trong những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên ta có thể thấy được các tác phẩm của ông được viết chủ yếu dựa vào ngôi kể thứ ba.

Ngôi kể là một khái niệm được vay mượn từ lý thuyết hội thoại trong ngôn ngữ học. Lý thuyết hội thoại thường có hai ngôi tham dự là ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, trong đó ngôi thứ nhất (người nói), ngôi thứ hai (người nghe), ngôi thứ ba là hiện thực được nhắc đến.

Người kể có thể lộ diện trong chính câu chuyện của mình, khi đó người kể chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Mối quan hệ giữa người kể chuyện và câu chuyện sẽ quyết định được kể theo ngôi nào, giúp người đọc có thể hình dung ra được mối tương quan giữa người kể chuyện với thế giới nhân vật trong tác phẩm. Trên cơ sở đó , độc giả có thể đi sâu vào tim hiểu thế giới nghệ thuật bên trong. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật chính là hai yếu tố cấu thành phương thức trần thuật của một tác phẩm văn học. Sự phối hợp giữa hai

yếu tố này với nhau tạo thành các phương thức tự sự khác nhau, mang lại những khả năng khái quát hiện thực phong phú cho truyện kể, đồng thời mở rộng những phương diện tiếp cận nghệ thuật đa dạng cho độc giả đối với thế giới hư cấu trong truyện. Người kể có thể kể chuyện ở ngôi thứ ba với điểm nhìn biết tuốt, bằng một thái độ khách quan thể hiện được dấu ấn chủ quan của mình khi trần thuật dựa vào điểm nhìn bên trong của nhân vật. Người kể chuyện có khi kể chuyện ở ngôi thứ nhất nhưng lại trong vai trò của một người kể bàng quan, đứng ngoài. Hoặc vừa là người kể chuyện, vừa là nhân vật trong truyện, trần thuật bằng điểm nhìn của người trong cuộc. Mỗi phương thức trần thuật sẽ mang lại cho truyện kể một khả năng khái quát hiện thực khác nhau. Ví dụ những câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba với điểm nhìn biết tuốt và thái độ khách quan cho phép người kể chuyện phát huy tối đa sự can thiệp của mình đối với thế giới hình tượng, những chi tiết, tình huống trong tác phẩm.

Cách kể, diễn biến, hành động của nhân vật… trong truyện kể được tái hiện lại thông qua vai trò định hướng toàn năng của người kể chuyện. Tất cả những biểu hiện của nhân vật chỉ nhằm minh họa cho những ý tưởng dẫn dắt đã có sẵn của người kể. Ngược lại, những câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong lại cho phép nhân vật có thể bộc lộ ý thức cá nhân của mình và mang màu sắc cá tính rõ nét hơn. Tuy nhiên, những đặc điểm này lại được bộc lộ trọn vẹn hơn cả trong các tác phẩm được trần thuật theo ngôi thứ nhất. Như vậy, xu hướng nghiên cứu về người kể chuyện có thể dựa trên những xuất phát điểm khác nhau nhưng đều đưa ra những chỉ dẫn về mức độ ẩn giấu cũng như hình thức tồn tại của hình tượng này trong tác phẩm tự sự.

Nhà văn T. Sekhốp đã từng nhận định: “Trong cuộc sống và trong sáng tác văn học, sự lạnh lùng là không thể thiếu, chỉ có sự lạnh lùng mới nhìn sự vật một cách tỏ tường”. Cũng với ý thức này, trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi Nguyễn Kiên đã lựa chọn ngôi kể thứ ba, chọn vị trí trần thuật khách

quan để kể lại câu chuyện trong tác phẩm của mình. Ở vị trí kể này, người trần thuật hoàn toàn tách mình ra khỏi câu chuyện, hướng người đọc quan tâm đến các sự kiện cùng các kết quả của chúng mà không tỏ thái độ. Trong các truyện thiếu nhi của Nguyễn Kiên, vị trí trần thuật khách quan chiếm tỉ lệ lớn. Những mảng hiện thực mà Nguyễn Kiên dựng lên trước mắt người đọc từ vị trí trần thuật này đa dạng ở mọi góc độ. Chỗ này nhà văn kể chuyện thì thầm của chàng Kị Sĩ và nàng Công Chúa (Chú Đất Nung), chỗ khác ông lại kể chuyện Ếch xanh trốn học và nghĩ mình đã hiểu hết bầu trời ngoài kia (Ếch

xanh đi học). Rồi đến cả những chuyện những bạn Thước Kẻ, cô Tẩy, bạn Bút

Bi,… (Tại sao Thước kẻ lại ra khỏi cặp?) đều được Nguyễn Kiên kể lại một cách sinh động từ vị trí trần thuật này.

Qua ngôi kể này ta vừa thấy được những đặc đi ông cũng lựa chọn những góc nhìn chung của mỗi loài vật nhưng đồng thời cũng thấy được ẩn sau đó là cá tính của những loài động vật đó như cho thấy chính chúng ta cũng tự nhận ra mình trong nhân vật ở tác phẩm đó.

Với góc nhìn được thể hiện từ ngôi thứ ba, Nguyễn Kiên không bày tỏ thái độ, tình cảm một cách trực tiếp với hiện thực được kể trong truyện, nhà vẫn chỉ lặng lẽ quan sát, miêu tả và kể để cho sự việc tự nói tất cả và dành cho người đọc phán xét, liên tưởng suy nghĩ. Như vậy, lựa chọn vị trí trần thuật khách quan mà Nguyễn Kiên đã tạo ra được một khoảng cách thích hợp để có thể đứng trên tất cả nhưng buồn vui của cuộc đời mà tỉnh táo nhìn thẳng vào sự thật, để từ đó hiểu và gửi gắm thông điệp vào trong tác phẩm với số phận của mỗi nhân vật. Vị trí trần thuật khách quan còn là một vị trí thuận lợi để nhà văn tạo ra cho người đọc nói chung và bạn đọc thiếu nhi nói riêng có một tâm lý thoải mái, vị trí bình đẳng để đánh giá sự việc, không bị ức chế khi bị đặt vào những cách hiểu áp đặt của nhà văn.

Ở ngôi kể này ta không thấy bóng dáng của người kể chuyện mà chỉ thấy các sự kiện được kể liên tiếp và thường theo trật tự tuyến tính. Khoảng

cách giữa nhân vật và độc giả thu ngắn tới mức tối đa. Tác giả lùi về phía sau không chi phối đến hành động, suy nghĩ của nhân vật. Điều đó giúp nhân vật tự bộc lộ, qua đó người đọc nói chung và bạn đọc thiếu nhi nói riêng hiểu về nhân vật nhiều hơn.

Ở những truyện thiếu nhi sử dụng ngôi kể này, nhà văn như người quay phim, đưa ra những tư liệu hình ảnh chi tiết như thật, như nó đang tồn tại ngoài đời để người đọc nói chung và bạn đọc thiếu nhi nghe và tin. Nhưng thực ra sự dửng dưng lạnh lùng chỉ là cái vẻ bề ngoài của người trần thuật Nguyễn Kiên mà thôi, ẩn sau đó là vui nhộn của hệ thống nhân vật là loại vật, nhà văn đã khéo léo dấu đi cái tôi cá nhân của mình, hầu như không có thái độ tình cảm của người trần thuật. Nhưng đọc kỹ câu chữ thì ta vẫn nghe được cả những ước ao không cất thành lời của nhà văn. Và cũng chính vì tính khách quan nên câu chuyện được kể ra dù dài dòng, dù có thiếu đi sự hấp dẫn nhưng vẫn khiến bạn đọc thiếu nhi nói riêng và bạn đọc nói chung có rất nhiều cảm xúc, nhiều cách nghĩ về các nhân vật.

Ngôi kể trong các tác phẩm của Nguyễn Kiên trong nền văn học thiếu nhi là ngôi thứ ba, nhân vật người kể chuyện ẩn tàng. Nhân vật người kể chuyện chứng kiến tất cả những sự việc xảy ra trong toàn bộ câu chuyện và đưa ra những ý kiến bày tỏ quan điểm một cách chung nhất, không mang những cảm xúc hay ý kiến cá nhân để đánh giá sự việc. Những ý kiến đánh giá về nhân vật đều mang tính khách quan, sử dụng hạn chế những đánh giá về nhân vật nhưng cũng đủ làm cho người đọc cảm nhận được câu chuyện và ý nghĩa mà tác giả đang hướng đến.

Trong truyện Buổi sáng trước sân nhà, tác giả vẽ lên một bức tranh sinh động đầy quen thuộc của một buổi sáng trên một vùng quê đất Việt: “Buổi sáng. Một căn nhà xinh xắn. Trên tường dán bức tranh một chú bé, nét vẽ nguệchngoạc của trẻ con. Một em bé gái ngủ trên giường. Một em bé trai đang chuẩn bị sách bút đi học, khẩu súng cao su thò ra ngoài túi quần…”

Một bức tranh đơn sơ, giản dị nhưng bao quát được cả khung cảnh được vẽ lại bằng điểm nhìn của người kể chuyện. Nhân vật người kể chuyện như một người vô hình đứng giữa khung cảnh đó mà kể lại một cách rõ nét nhất.

Hay như trong tác phẩm Bà vẫn sống, mở đầu câu chuyện tác giả miêu tả: “Bố mẹ Bé gửi Bé từ thành phố về quê ở với bà. Một nếp nhà nho nhỏ. Một vườn cây. Hai bà cháu. Sáng nào bà cũng dậy từ tinh mơ, bà ra vườn nhổ cỏ rồi đánh thức bé dậy. Bé giúp bà tưới rau,…”

Khung cảnh sinh hoạt của hai bà cháu trong vùng quê yên bình được Nguyễn Kiên tô vẽ ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm. Từ góc nhìn của ông như một chiếc ống kính lia xung quanh cuộc sống của hai bà cháu mà đã hiểu hết được họ sống như thế nào chứ không cần phải bước vào hẳn trong cuộc sống của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn kiên (Trang 58 - 62)